K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2016

Giải thích nghĩa câu tục ngữ "Ăn lấy chắc mặc lấy bền".

Trước tiên ta tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ nhé:
- "Ăn chắc": ăn cho no, ăn không cần phải có đầy đủ các món ăn, miễn sao cho thật no bụng là chính.
- "Mặc bền": mặc cốt sao cho ấm, cho lâu rách, lâu hư; mặc không cần phải đẹp, phải luôn luôn mới, miễn sao cho lâu bề là được.
=> Ăn cốt yếu là cho no, mặc cốt yếu là cho bền.
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Từ đó có thể hiểu rằng xuất phát điểm của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị

Mik nghĩ vậy thôi! Nếu sai thì bỏ qua nha!

Chúc bạn học tốt!

27 tháng 12 2016

-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

* Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:

- Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn. Gỗ: chất lượng (của đồ vật) hoặc chỉ bản chất bên trong (của con người); Nước sơn: hình thức bên ngoài.

- Khẳng định nội dung bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài và nội dung quyết định hình thức.

* Bình luận:

- Ýnghĩa câu tục ngữ là hoàn toàn đúng vì:

Đồ vật làm bằng gỗ tốt sẽ dùng được lâu. Đồ vật làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ.

- Đánh giá con người nên coi trọng nội dung bên trong (bản chất) hơn là hình thức bên ngoài vì:

+ Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng.

+ Con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

- Quan điểm về việc đánh giá con người:

+ Đánh giá qua phẩm chất đạo đức, năng lực;

+ Khách quan và sáng suốt khi nhận định mối tương quan giữa nội dung và hình thức.

24 tháng 12 2021

Tham khảo:

Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. ... Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốn khẳng định khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn

* Ý nghĩa :

Khi đánh giá một con người , bạn nên quan tâm đến phẩm chất hơn ngoại hình của họ .

9 tháng 7 2021

Tham khảo nha em (Cái này chị nghĩ là Văn chứ nhở?)

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã gửi gắm những kinh nghiệm quý báu của mình vào những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên về lớp nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy… Còn “nước sơn” chính là màu được tô vẽ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm phần màu sắc và thẩm mỹ. Còn nếu xét về nghĩa bóng, “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. Suy rộng ra có thể hiểu lời khuyên từ câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó.

Trong thực tế cuộc sống, chúng ta sử dụng những đồ vật được làm bằng gỗ. Nếu làm bằng loại gỗ tốt thì sẽ sử dụng được lâu bền. Còn nếu làm bằng gỗ xấu thì mau hư mục, cho dù được sơn phết đẹp đẽ. Điều đó cũng phù hợp khi đánh giá một con người. Con người có đạo đức tốt, có năng lực cao sẽ làm được nhiều việc hữu ích cho bản thân, gia đình, xã hội. Nếu có hình thức tốt nữa (dáng vẻ, quần áo, đầu tóc, ngôn ngữ, tác phong...) thì giá trị càng tăng. Nhưng con người dù có hình thức bên ngoài đẹp đẽ (tốt mã) mà trình độ, năng lực kém cỏi, tư cách không tốt thì cũng chỉ là loại người vô dụng.

 

Chính vì vậy, mỗi học sinh cần chú ý rèn luyện bản thân từ tri thức cho đến kĩ năng hay đạo đức. Vẻ bề ngoài chỉ có thể gây ấn tượng cho người khác trong một thời gian ngắn. Cái chinh phục phải đến từ tâm hồn tốt đẹp bên trong.

Như vậy, câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là một lời khuyên giàu ý nghĩa. Hình thức bên ngoài rất quan trọng, nhưng tâm hồn bên trong, nhân cách tốt đẹp mới khiến người khác yêu mến, kính phúc.

9 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. ... Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” muốn khẳng định khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn.

24 tháng 7 2018

Đáp án :A

27 tháng 9 2021

Tham Khảo

“Ăn chắc mặc bền” là một trong những câu tục ngữ thật ngắn gọn như đã thể hiện được rất nhiều ý nghĩa, cũng như bài học mà cha ông ta đã gửi gắm cho con cháu đời sau.

Dễ dàng có thể thấy được rằng, chính dân tộc ta để có thể đi đến được ngày hôm nay thì khi nhìn lại suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trong biết bao nhiêu năm tháng chiếc tranh, nhân dân ta cũng đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi cũng như xương máu để có thể bảo vệ được nền độc lập tự d của đất nước ta. Trong những năm tháng chiến tranh khắc nghiệt, thế rồi đã lùi xa vào trong quá khứ như ta lại thấy được rằng dường như sự nghèo đói của chiến tranh dường như cũng đã in sâu hằn vào trong đời sống con người của chúng ta. Không chỉ về chiếc tranh mà làm cho nhân dân ta như thật khốn đốn mà ngay cả việc thiên tai cũng như lũ lụt cũng đã khiến cho nhân dân ta như khổ cực rất nhiểu. Thực sự có thể thấy được cái đói cái khổ không quật ngã được nhân dân ta. Có lẽ, chính bằng sự chịu thương chịu khó bằng những quan niệm như “Ăn chắc mặc bền” thì nhân dân ta cũng đã nhanh chóng khắc phục được hậu quả của chiến tranh thật nhanh chóng.
Đầu tiên ta phải hiểu được câu tục ngữ “Ăn chắc mặc bền” ở đây có nghĩa là gì? Câu “Ăn chắc mặc bền” chính là câu tục ngữ truyền đời vô cùng chuẩn chỉ cho cách sống của đại bộ phận con người, Câu tục ngữ này cũng như đã cho ta thấy được ngay từ thời ông bà tổ tiên đến thời nay con cháu được sống trong xã hội hiện đại, tiện nghi, nhưng dù vậy ta thấy được chính đức tính này vẫn được kế thừa và phát huy một cách vô cùng sâu sắc. Đồng thời cũng như đã ca ngợi và đáng ngợi khen rất nhiều.

“Ăn chắc” hiểu đó chính là ăn sao cho no lâu nhất, ăn chắc chinh là ý nói đến việc thiết thực trong chuyện ăn uống. Ăn chắc có nghĩa là không được bỏ bữa, phải dễ ăn, ăn ở đây hàm nghĩa ăn để còn lấy sức làm việc nữa, không được ăn linh tin, qua loa mà phải ăn thật no. Ngược lại ta như thấy đuuợc việc mặc bền chính là cốt mặc lâu rách, lâu hỏng, biết giữ gìn quần áo. Thực sự ta như thấy được chính trong ăn uống, cốt yếu là phải ăn no để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời ta như cũng đã thấy được ngay trong ăn mặc phải biết cách ăn mặc. Ta như cũng phải biết giữ gìn quần áo sao cho không dễ bị rách, hỏng. Câu tục như đồng thời cũng chính là việc chỉ ra cho ta biết cách mặc sao cho giữ được độ bền cho quần áo để dùng được lâu nhất và bền nhất. Thực sự “mặc bền” ở đâu được hiểu mặc lấy ấm, và không cần quá hoang phí trong chuyện mua quần áo để mặc tránh phí hoài.
Câu tục ngữ “Ăn chắc mặc bền” dường như cũng đã thể hiện tinh thần tiết kiệm đáng quý của nhân dân ta. Ngay từ thuở xưa các cụ ta khi còn phải sống trong thời kỳ chiến tranh ác liệt và hi vọng sao cho con cháu lúc nào cũng phải “ăn no, mặc ấm”. Có lẽ chính vì vậy cho nên ta nhận thấy được chính cái ăn, cái mặc đối với thời cha ông ta rất được chú trọng. Tuy nhiên, ta cũng phải hiểu rộng ra rằng hiện nay cũng có nhiều trường hợp thường có ý kiến phản bác rằng, câu tục ngữ “Ăn chắc mặc bền” dường như cũng chỉ thích hợp dùng cho tầng lớp lao động nghèo mà thôi. Ta như thấy được trong thời hiện đại ngày nay họ không phải cố gắng “ăn no, mặc ấm” nữa mà phải là “ăn ngon mặc đẹp”. Câu “Ăn chắc mặc bền” thực sự như còn là một tầm dưới trung bình. Thế nhưng từ bao đời nay việc ăn lấy chắc bụng mặc lấy bền vẫn như ăn sâu vào tâm thức của người Việt chúng ta.

Thông qua câu “Ăn chắc mặc bền” dường như cũng có ý chỉ phê phán lối sống hoang phí của một bộ phận lớp người. Thực sự ta như thấy được chính trong xã hội hiện đại bây giờ thì những bạn trẻ, cũng do nhận thức còn non kém về giá trị dòng tiền và sức lao dộng mà các em đã không nghĩ đến mồ hôi công sức của cha mẹ mình thật đáng buồn biết bao nhiêu.
“Ăn chắc mặc bền” thực sự chính là một trong những đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta về lối sống cũng như chính về mặt đạo đức sống cần thiết của mỗi con người trong cuộc đời. Và cũng chính vì “Ăn chắc mặc bền” mà dân ta mới có thể thoát ra khỏi chiến tranh và xây dựng một nền kinh tế vững mạnh như hiện nay.

 

 

20 tháng 10 2021

Giản dị

20 tháng 10 2021

giản dị

27 tháng 10 2019

Từ xưa tới nay, tục ngữ đã cho ta bao lời khuyên, bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm bổ ích đó là mối quan hệ giữa phẩm chất đạo đức con người với hình thức bề ngoài. Điều đó được thể hiện qua câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".

Trước tiên, ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Câu tục ngữ đã đưa ra hai hình ảnh cụ thể "gỗ và nước sơn". Gỗ là vật liệu để làm nên đồ vật. Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốt. Gỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. Nước sơn là vật liệu để quét lên đồ vật làm cho đồ vật thêm đẹp, thêm bền. Câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" muốn khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn. Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài.

Tại sao ông cha ta lại nói: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: "Cái nết đánh chết cái đẹp", quả không sai. Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.

Hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ, học sinh chúng ta phải làm gì để có được phẩm chất đạo đức tốt? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Phải "Học ăn, học nói, học gói, học mở" để hoàn thiện nhân cách của người học trò ....Và trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có thể rèn luyện để làm cho phẩm chất của mình ngày càng tốt hơn góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

Câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá để mỗi học sinh chúng ta nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống văn minh.

Chúc bạn học tốt!

3 tháng 11 2021

A. Giản dị

 

3 tháng 11 2021

D

27 tháng 12 2016

Trước tiên ta tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ nhé:
- "Ăn chắc": ăn cho no, ăn không cần phải có đầy đủ các món ăn, miễn sao cho thật no bụng là chính.
- "Mặc bền": mặc cốt sao cho ấm, cho lâu rách, lâu hư; mặc không cần phải đẹp, phải luôn luôn mới, miễn sao cho lâu bề là được.
=> Ăn cốt yếu là cho no, mặc cốt yếu là cho bền.
Câu tục ngữ thể hiện một tinh thần tiết kiệm, một sự bình dị trong ăn mặc. Từ đó có thể hiểu rằng xuất phát điểm của câu tục ngữ là tầng lớp người lao động nghèo trong xã hội xưa, đồng thời đây còn là một lời khuyên về cách sử dụng thành quả lao động sao cho hợp lí, sao cho giản dị

Mik nghĩ vậy thôi! Nếu sai thì bỏ qua nha!

Chúc bạn học tốt!

6 tháng 1 2017

(2)sống phải thực chất,đừng nhìn bề ngoài

(1)dùng đồ j (mua) thì nên mua đồ tốt, hữu ích ko vì hào nhoáng bên ngoài của nó mà mua đùn nó đúng việc đúng lúc

24 tháng 8 2017

là phải sống thật giản dị, ko cầu kì kiểu cách, ko đua đòi, ko ăn chơi lãng phí,..... hahahihi