K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2019

Các thành phố Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên, vì:

- Thành phố Đà Nng là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Nhiều hàng hoá và hành khách của Tây Nguyên được vận chuyển theo quốc lộ 14 đến Đà Nng để ra ngoài Bắc hoặc một số địa phương Duyên hải Nam Trung Bộ. Một bộ phận hàng hoá qua cảng Đà Nng để xuất khẩu. Chiều ngược lại là hàng hoá và hành khách từ nhiều vùng trong cả nước, chủ yếu từ ngoài Bắc và hàng hoá nhập khẩu qua cảng Đà Nẵng vào Tây Nguyên.

- Thành phố Quy Nhơn là cửa ngõ ra biển của Gia Lai, Kon Tum.

- Thành phố Nha Trang bằng quốc lộ 26 trao đổi hàng hoá và dịch vụ trực tiếp với Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

- Tuy Hòa (Phú Yên) giao thương với Gia Lai và Kon Tum bằng quốc lộ 25.

- Trong khuôn khổ hợp tác ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, Chương trình phát triển kinh tế vùng ba biên giới Đông Dương đang được thiết kế và triển khai, bao gồm địa bàn 10 tỉnh: về phía Việt Nam là 4 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông; 3 tỉnh phía Hạ Lào và 3 tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia. Cùng với đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ trên kết nối với các thành phố cảng - biển với các cửa khẩu biên giới: Bờ Y, Lệ Thanh, Bu Prang, tạo thành bộ khung lãnh thổ phát triển cho cả hai vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

30 tháng 11 2021

A

11 tháng 2 2018

a) Nhận xét

   - Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam.

Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam.

   - Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi từ Bắc vào Nam.

b) Nguyên nhân

   - Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn.

   - Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam.

14 tháng 2 2018

Đáp án cần chọn là: A

Đáp án: B1. Quan sát kí hiệu cảng và đường quốc lộ ở Atlat trang 3.

B2. Xác định vị trí cảng Quy Nhơn

=> Tuyến quốc lộ nối Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia với cảng Quy Nhơn là quốc lộ 19.

7 tháng 9 2019

Đáp án: A

B1. Quan sát kí hiệu cảng và đường quốc lộ ở Atlat trang 3.

B2. Xác định vị trí cảng Quy Nhơn. Tuyến quốc lộ nối Tây Nguyên, Đông Bắc Cam-pu-chia với cảng Quy Nhơn là quốc lộ 19.

29 tháng 11 2019

Đáp án B

8 tháng 1 2019

   - Hạ Long (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

   - Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng).

   - Xuân Đài (tỉnh Phú Yên)

   - Vân Phong, Cam Ranh (Khánh Hòa).

24 tháng 4 2017

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

- Vị trí đều nằm ở ven biển miền Trung.

- Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ trung bình năm đều trên 21°C. Ngoài Đồng Hới nằm ở trong miền khí hậu chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (nhưng đã suy yếu), Đà Nẵng và Nha Trang ở trong miền khí hậu không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nên mùa đông không lạnh lắm; mùa hạ cả 3 địa điểm đều chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm tương đối lớn, do chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông không lớn lắm, nhất là ở Nha Trang.

+ Diễn biến nhiệt độ trong năm ở cả ba địa điểm đều có một cực đại và một cực tiểu, mặc dù ở Nha Trang không rõ lắm.

- Chế độ mưa

+ Tổng lượng mưa lớn, tháng mưa cực đại là tháng X hoặc XI. Lượng mưa trong hai tháng này chiếm một tỉ lệ rất lớn, ảnh hưởng đến tổng lượng mưa cả năm. Đây là hai tháng có sự tập trung của các nhân tố gây mưa như: dải hội tụ nhiệt đới, gió Đông Bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn, áp thấp và bão...

+ Mùa mưa đều lệch về thu đông. Nguyên nhân do đầu mùa hạ chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng; sang mùa đông, mưa vẫn kéo dài do tác động của gió Đông Bắc (gió mùa Đông Bắc, Tín phong Đông Bắc) gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và bão vẫn hoạt động gây mưa.

b) Khác nhau

- Đồng Hới thuộc miền khí hậu phía Bắc; Đà Nẵng ở đầu phía bắc và Nha Trang ở cuối của miền khí hậu phía Nam, có sự khác nhau cả về chế độ nhiệt và mưa trong năm.

- Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở Nha Trang (26,7°C), tiếp đến là Đà Nẵng (25,2°C), thấp nhất là ở Đồng Hới. Nguyên nhân: Về mùa hạ, ở cả ba địa điểm này có sự chênh lệch nhiệt độ không đáng kể. Về mùa đông: Ở Đồng Hới nhiệt độ hạ thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc; Đà Nẵng có vị trí xa Xích đạo hơn Nha Trang và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tuy nhỏ nhưng vẫn lớn hơn ở Nha Trang.

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Ở Nha Trang là tháng VI, ở Đà Nẵng và Đồng Hới là tháng VII; tương ứng với khoảng thời gian sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+ Biên độ nhiệt cao nhất là ở Đồng Hới (12,0°C), tiếp đến là Đà Nẵng (9,7°C), thấp nhất là Nha Trang (4,8°C). Nguyên nhân do sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông ở 3 địa điểm này khác nhau, liên quan đến vị trí ở gần hay xa Xích đạo và tác động của gió mùa Đông Bắc.

- Chế độ mưa

+ Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Đồng Hới, tiếp đến là Đà Nẵng, liên quan đến lượng mưa lớn trong tháng do tác động mạnh mẽ gần như cùng trong khoảng thời gian ngắn của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Đông Bắc mạnh hơn ở Đồng Hới và gió Đông Bắc gặp các dãy núi cao ở vị trí của Đà Nẵng.

Nha Trang là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả ba địa điểm do vị trí địa lí chếch hướng không lớn với gió Đông Bắc về mùa đông; vị trí nằm phía khuất gió của khối núi cao cực Nam Trung Bộ, chịu tác động mạnh của hiện tượng phơn đầu mùa và cả nhũng đợt gió mùa Tây Nam yếu vào thời kì giữa và cuối mùa hạ.

+ Lượng mưa tháng lớn nhất ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng X, ở Nha Trang là tháng XI, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới và theo đó là hoạt động của áp thấp và bão...

+ Mùa mưa ở Đồng Hới là từ tháng VIII - I, Đà Nẵng từ tháng IX - I và Nha Trang: IX - XII. Nguyên nhân do Đồng Hới nằm gần Bắc Bộ hơn, nơi có dải hội tụ gây mưa lớn vào tháng VIII, chịu tác động nhiều hơn tháng đỉnh mưa ở đây; mùa mưa kết thúc muộn hơn do còn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa ở Nha Trang kết thúc sớm hơn liên quan đến hoạt động mạnh lên của Tín phong Bán cầu Bắc vào tháng I trở về sau.

29 tháng 2 2016

a) Tên các cao nguyên ở Tây Nguyên : Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh

b) Các loai khoáng sản ở Tây Nguyên và sự phân bố

- Bôxit : các cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Mơ Nông, Di Linh

- Đá axit : Kon Tum,  Đăk Lăk

- Asen : Pleiku

c) Các điểm công nghiệp và các ngành công nghiệp mỗi điểm

- Kon Tum : sản xuất vật liệu xây dựng

- Pleiku : chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản

- An Khê : Khai thác, chế biến lâm sản

- A-Yun-Pa : Chế biến nông sản

- Buôn Ma Thuột : chế biến nông sản, khai thác, chế biến lâm sản

- Gia Nghĩa : khai thác chế biến lâm sản

- Đà Lạt : Dệt may

- Bảo Lộc : Chế biến nông sản

d) Các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng ở Tây Nguyên

- Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Yaly, Xê Xan 3, Xê Xan 3A ( trên hệ thống sông Xê Xan), Đray Hling (trên sông Xrê Pôk)

- Đang xây dựng các nhà máy thủy điện : Xê Xan 4 (  trên hệ thống sông Xê Xan), Xrê Pôk 3,Xrê Pôk 4, Đức Xuyên, Buôn Tua Srah ( Trên hệ thống sông Xrê Pôk), Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 ( trên hệ thống sông Đồng Nai)

e) Các cửa khẩu quốc tế ở Tây Nguyên : Bờ Y, Lệ Thanh

f) Các tuyến giao thông huyết mạch 

- Theo hướng Bắc - Nam : quốc lộ 14, 27

- Theo hướng Đông - nam : quốc lộ 24, 19, 25, 26, 28

g) Rừng giàu và rừng trung bình lại tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên là do Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển các hệ sinh thái rừng và là nơi có lịch sự khai thác khá muộn hơn so với các vùng khác. Vì thế còn nhiều khu vực ít chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế của con người.

 

19 tháng 12 2017

Đáp án: A

Giải thích: Nhờ có diện ích đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn nên có thể hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở Tây Nguyên.