K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 4 2018

1. Hùng Vương

Hùng Vương,anh hùng dân tộc,lịch sử việt nam

Hùng Vương ( vua Hùng ) là vị vua của nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Hùng Vương là con trai của Lạc Long Quân, lên ngôi vào năm 2879 trước công nguyên đặc quốc hiệu Văn Lang, chia nước làm 15 bộ là quốc tổ của Việt Nam. Dân ta có câu: 

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

2. Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng,anh hùng dân tộc,lịch sử việt nam

Hai Bà Trưng tức Trưng Trắc, Trưng Nhị là 2 vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Là thủ lĩnh khởi binh chống lại ách đô hộ tàn bạo, độc ác của nhà Đông Hán thuộc Trung Quốc. Cũng là người đã lập ra một quốc gia mới lấy kinh đô là Mê Linh và tự phong Nữ Vương.

3. Lý Nam Đế

Lý Nam Đế ,anh hùng dân tộc,lịch sử việt namwikipedia.org

Lý Nam Đế tên thật Lý Bí là thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân

4. Ngô Quyền

Ngô Quyền,anh hùng dân tộc,lịch sử việt namtruyenxuahcu.com

Ngô Quyền sinh năm 898 ở làng Đường Lâm, còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nghĩa quân đánh tan quân Nam Hán bằng cách cắm cọc trên sông Bạch Đằng giành được thắng lợi vẻ vang với một trận thành danh lưu sử ngàn năm là gương sáng cho bao thế hệ trẻ mai sau. Chấm dứt ách đô hộ hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc của Việt Nam. Đại thắng sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược cùng tài trí của ông. Ông được xem là " vua của các vị vua ". 

Mô hình trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938

5. Đinh Tiên Hoàng

Đinh Tiên Hoàng ,anh hùng dân tộc,lịch sử việt namFantasy Art Đinh Bộ Lĩnh thời trẻ - Nguồn: Pinterest

Đinh Tiên Hoàng tức Đinh Bộ Lĩnh là vị vua sáng lập ra triều Đinh tạo ra nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông nổi tiếng với tài đánh đâu thắng đó, dùng mưu lược trong 2 năm đã dẹp được loạn 12 sứ quân, lên ngôi vua năm 968

6. Lê Đại Hành

Lê Đại Hành,anh hùng dân tộc,lịch sử việt namthuvienlichsu.com

Lê Đại Hành tên thật Lê Hoàn làm quan triều Đinh đến chức Thập đạo tướng quân. Khi quân Tống xâm lược ông đem quân ra kháng cự, thay nhà Đinh làm vua. Có công trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoại yên lòng dân, trong nước thanh bình Bắc, Nam vô sự.

7. Lý Thái Tổ

Lý Thái Tổ,anh hùng dân tộc,lịch sử việt nam

Lý Thái Tổ tức Lý Công Uẩn người sáng lập ra nhà Lý có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long ( Hà Nội ngày nay ).

8. Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt,anh hùng dân tộc,lịch sử việt nam

Lý Thường Kiệt là một doanh tướng có công lớn trong việc đánh bại quân Tống xâm lược vào năm 1075 - 1077. Ông được tương truyền là người đã viết ra bài thơ " Nam Quốc Sơn Hà " bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

9. Trần Nhân Tông

Trần Nhân Tông ,anh hùng dân tộc,lịch sử việt nam

Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ 3 của nhà Trần, trị vì 15 năm, làm Thái Thượng Hoàng 15 năm. Là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược. Nổi tiếng là vị vua anh minh trong lịch sử. Là người thành lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và còn là một nhà thơ xuất sắc của thời Trần.

10. Trần Hưng Đạo

Trần Hưng Đạo ,anh hùng dân tộc,lịch sử việt nam

Trần Hưng Đạo tức Trần Quốc Tuấn, còn được biết là Hưng Đạo Vương. Là vi tướng tài, 3 lần chỉ huy nhân dân đánh tan quân Mông - Nguyên dưới thời Hốt Tất Liệt là một trong chiến thắng vĩ đại trong lịch sử thế giới

Ngoài ra, ông còn là một nhà chính trị, nhà văn lỗi lạc. Nổi tiếng nhất với bài "Hịch tướng sĩ" chan chứa tinh thần yêu nước nồng nàn và cách dạy quân.

11. Lê Thái Tổ

Lê Thái Tổ ,anh hùng dân tộc,lịch sử việt nam

Lê Thái Tổ tức Lê Lợi là người khởi xướng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân nhà Mình lập ra nhà Hậu Lê. Ông cũng là nhân vật nổi tiếng trong truyền thuyết Hồ Gươm, một sự tích của dân gian Việt Nam.

12. Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi,anh hùng dân tộc,lịch sử việt nam

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai (1380–19/9/1442), quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán. Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn.

Năm 1442, toàn gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.  Ông là một nhà văn hóa lớn nổi tiếng nhất với bài " Bình Ngô Đại Cáo " được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Việt Nam. 

Một phần trích trong bài "Bình Ngô Đại Cáo"

Từng nghe: 

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, 

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; 

Như nước Đại Việt ta từ trước, 

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, 

Núi sông bờ cỏi đã chia, 

Phong tục Bắc Nam cũng khác; 

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập 

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương; 

Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, 

Song hào kiệt thời nào cũng có. 

Cho nên: 

Lưu Cung tham công nên thất bại; 

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong; 

Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô 

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã 

Việc xưa xem xét, chứng cứ còn ghi. 

13. Quang Trung

Quang Trung,anh hùng dân tộc,lịch sử việt nam

Quang Trung tức Nguyễn Huệ ( 1753 - 1792 ) còn được biết đến là Quang Trung Hoàng  đế hayBắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn. Là người đã đánh dẹp vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp thống nhất Việt Nam. Đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thành lập ra Nhà Tây Sơn.

14. Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh,anh hùng dân tộc,lịch sử việt nam

Hồ Chí Minh ( 19/5/1890 - 2/9/1969 ) là lãnh tụ của phong trào Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bác dẫn dắt Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật, Pháp và Mỹ. Là vị lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ, tôn sùng, là gương sáng cho bao thế hệ trẻ Việt Nam.

Bác còn là một nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa thế giới, nhà chính trị gia tài ba. Đến nay, Bác có tổng cộng 152 tên gọi, bút danh, bí danh, từng hoạt động 30 năm ở nước ngoài, người đi qua 4 châu lục, 3 đại dương đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục ngành nghề khác nhau.

NG
22 tháng 12 2023

Người anh hùng Trần Quốc Tuấn:

- Tên: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

- Phẩm chất:

+ Là một vị tướng tài giỏi, mưu lược hơn người, dụng binh như thần của nước ta.

+ Là vị quan lớn yêu nước, một lòng phụng sự vua diệt giặc ngoại xâm.

+ Là một nhân cách đạo đức lớn, biết trọng dụng người tài.

- Chiến công: chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288.

21 tháng 12 2017

Những văn bản giới thiệu về danh lam thắng cảnh: Động Phong Nha, Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

27 tháng 5 2021

I. Mở bài:

– Giới thiệu về Di Tích Lịch Sử Đền Hùng.

II. Thân bài:

– Lịch sử hình thành: Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.

– Đặc điểm:

+ Vị trí: Nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

+ Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.

+ Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.

+ Đền Hạ: Xây vào thế kỷ 17-18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi u Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.

+ Chùa Thiên Quang: Nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.

+ Đền Trung: Tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý – Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.

+ Ðền Thượng: Nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.

+ Lăng vua Hùng: Là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.

+ Đền Giếng: Nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.

– Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích:

+ Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.

+ Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của khu di tích Đền Hùng.

27 tháng 5 2021

Mở bài Ở nước ta có rất nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đền Hùng là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng nhất.

Thân bài a) Giới thiệu những nét chính về vị trí, về quy hoạch khu đền Hùng Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các vua Hùng. Quần thể này nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh (cao 175 mét). Núi Nghĩa Lĩnh còn có tên gọi khác là Núi Cả, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn. Quần thể đền Hùng thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, cách thành phô’ Việt Trì khoảng 10 km. Năm 1962, đền Hùng được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia. Năm 1967, Chính phủ Việt Nam có quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm đền Hùng. Ngày 08 tháng 02 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử đền Hùng lần thứ nhất. Ngày 06 tháng 01 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định sô 82/2001/ND-CP, quy định về quy mô, nghi lỗ giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội đền Hùng hằng năm. Ngày 10 – 03 âm lịch trở thành ngày Quốc giỗ. Năm 2004, quyết định số’ 84/ 2004/ QĐ-UB, hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa được đầu tư xây dựng. Năm 2005, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ban hành quyết định sô’ 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lí khu di tích khu di tích đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử đền Hùng trực thuộc Ưỷ ban nhân dân tỉnh.

b) Các di tích chính trong quần thể đền Hùng Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc 100 trứng, sau nở thành 100 người con trai. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh dền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nhà bia có đặt tấm bia đá, khắc dòng chữ quốc ngữ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch IỈỒ Chí Minh trong chuyên thăm đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954. Chùa Thiên Quang: Còn gọi là Thiên Quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ. Đền Trung: Tương truyền là nơi các vua Ilùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Đền Thượng: Đền nằm trên đỉnh núi, theo truyền thuyết nơi đây ngày xưa các vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tô’t tươi… Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại… Lăng Hùng Vương: Tương truyền là mộ của vua Hùng thứ 6. lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chú Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của vua Hùng thứ 18) thường soi gương vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỉ thứ 18. Đền Tổ mẫu Ầu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).

Những nét chính về lễ hội đền Hùng Lễ hội đền Hùng gồm có phần Lễ và phồn Hội. Phần Lễ Có 2 Lễ được cử hành trong ngày chính hội: Lễ rước kiệu vua: Đám rước bắt đầu từ chân núi lên đến đỉnh núi Thiêng. Lễ dâng hương: Mọi người đến đền Hùng để dâng hương. Tất cả muốn thể hiến lòng thành kính, biết ơn tổ tiên. Phần Hội Có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: thi vật, kéo co, bơi trải, hát xoan,…

Kết bài Lễ hội đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia của Viột Nam, nhằm tưởng nhớ và biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng.

26 tháng 5 2021

Bạn tham khảo , chứ bây h mà ngồi viết thì lâu lắm !!

Đền Hùng biểu tượng lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ phụng các Vua Hùng những người có công dựng nước từ xa xưa. Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc.

Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ. Tiếp đến du khách sẽ được khám phá đền Trung địa điểm thường tổ chức các cuộc hội họp bàn các vấn đề quốc gia của vua Hùng thử xưa, qua đền Trung sẽ đến đền Thượng nơi thờ vua Hùng thứ 6 đây chính là vị trí cao nhất.

Mỗi năm ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất linh đình theo nghi thức quốc gia, Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.

Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.

Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

26 tháng 5 2021

Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích va giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.
Đền Hùng khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặp đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan. Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa. Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương. Trước mỗi cảnh vật bên trong chúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêng liêng.
Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh,tư liệu về Vua Hùng. Các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh của nhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc "Đại đoàn Quân tiên phong", và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", rất ý nghĩa và trở thành động lực giúp dân tộc chiến thắng các cường quốc ngoại xâm trong thế kỷ 20. Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi...
Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.

Tự viết thi lâu lắm 

(\____/)
( ◠‿◠ )
( >🍎< )

20 tháng 8 2018

Sorry bn chỉ có thể viết cho bạn bài văn thui . còn từ láy và từ ghép bn tự tìm nha.

 Hiện tại, em đang là học sinh lớp 5a1 của trường. Lớp học của em nằm ở tầng hai dãy nhà ba tầng đối diện với nhà văn hóa. Trước cửa lớp em có một cây phượng lớn quanh năm xòe bóng mát. Vào dịp sát hè chúng em thường ra đấy ngắm hoa phượng, những chùm hoa đỏ rực vô cùng lộng lẫy. Bước vào phòng học sẽ thấy nó rất ngăn nắp và sạch sẽ. Tường được sơn màu trắng nên cô giáo dặn chúng em phải hết sức giữ gìn, tránh làm bẩn. Cửa sổ và cửa chính thì được sơn màu nâu để tránh bám bẩn..  Phía trên là ảnh bác Hồ được đặt chính giữa. Bên trái và bên phải là thư Bác gửi học sinh và 5 điều Bác dạy còn phía dưới là tấm bảng đen lớn. Trên bục giảng có đặt bàn ghế của giáo viên, trên bàn có lọ hoa nhỏ, phấn trắng và rẻ lau bảng được để gọn gàng. Lớp của chúng em có tất cả 23 bộ bản ghế học sinhđược chia làm ba dãy. Bàn được thiết kế liền với ghế,có ngăn để cặp sách. Phía cuối lớp có tủ đựng dụng cụ học tập như bảng đen, vở, bút và một tủ nhỏ đựng giày. Xung quanh phòng học trang trí bởi các bức tranh của các bạn trong lớp vẽ, được đóng khung nhìn rất ngộ nghĩnh. Có bốn chiếc quạt trần và 8 chiếc quạt treo tường, cả 12 bóng điện nữa. Điều kiện cơ sở vật chất rất tốt, trường còn mới lắp thêm máy chiếu để cho thầy cô giảng bài dễ hơn và thi thoảng chúng em được coi phim tư liệu. Em rất yêu lớp học của mình vì đây là nơi em đã gắn bó cùng các bạn và nghe các bài giảng thật hay của cô giáo.

20 tháng 8 2018

THANK YOU Linh Thùy Lê nha 

27 tháng 3 2020

Câu 6:Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã chứng tỏ:

- Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.