K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2022

- Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp:

+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. => làm thất bại âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.

+ Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

- Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:

+ Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như: Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,...

+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...

- Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.

18 tháng 1 2022

Tham khảo:

+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864).

  + Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo.

Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau 

Tham khảo
Trình bày nguyên nhân, kết cục, tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai? Liên hệ tình hình thế giới hiện nay? Nhiệm vụ của chúng ta?

19 tháng 12 2021

TK

* Nguyên nhân gây chiến tranh thế giới : - Những mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933) làm mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng thêm sâu sắc - Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản sau cuộc khủng hoảng kinh tế đã có ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. - Giữa các nước đế quốc dần dần hinhd thành hai hối đối nghịch nhau, mâu thuần gay gắt với nhau.

* Tính chất cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: - Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, khốc liệt nhất và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất cho toàn thế giới.

* Kết cục: - Chủ nghĩa phát xít xụp đổ ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản. Khối Đồng Minh chiến thắng. - Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng : + 60 triệu người chết + 90 triệu người tàn tật + Thiệt hại về vật chất khổng lồ - Chiến tranh kết thúc dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

 

16 tháng 3 2021

Câu 1

Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì : 

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Câu 2

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

Câu 3

Nhận xét:

- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

Câu 4

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883):

- Về chính trị: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

+ Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) do triều đình quản lí.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.

+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.

- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

- Về kinh tế: Pháp kiểm nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

=> Với bản hiệp ước này, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Chúc e học tốt


 

 



 

16 tháng 3 2021

ảm ơn bạn nhiều 

 

17 tháng 10 2018

1. Cách mạng tư sản là :
+ Là do tư sản lãnh đạo .
+ Chống lại chế độ phong kiến .
+ Tạo sự phát triển cho tư sản .

2. Chính quốc là nói tới nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa 1 nước khác, khi đó, nước xâm chiếm sẽ là chính quốc.

3. Thuộc địa là một vùng lãnh thổ chịu sự cai trị trực tiếp về chính trị của một quốc gia khác

5 tháng 12 2021

Tham khảo!

=> Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân đã góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.

 

5 tháng 12 2021

THAM KHẢO

 

Trong thập niên 30 của thế kỉ XX, ở Nhật Bản diễn ra quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước.

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản lan rộng khắp cả nước.

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, trong những năm 1929 - 1939 cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

Lực lượng tham gia: các tầng lớp nhân dân, binh lính, sĩ quan Nhật,…

Số lượng: Trong năm 1939 có trên 40 cuộc đấu tranh phản chiến của binh lính và sĩ quan.

=> Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân đã góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.


 

Bởi vì khi đó thì ba nước Đức-Ý-Nhật do ko có nhiều thuộc địa đã quyết định phát xít hóa bộ máy chính quyền để vượt qua khủng hoảng

18 tháng 4 2017

- Giống nhau:
+ Hai "Hàng Ước" Harmand (1883), Patenôtre (1884) được ký kết dưới áp lực quân sự của thực dân Pháp đánh dấu sự đầu hàng của giai cấp phong kiến VN (vua An Nam) trước chủ nghĩa tư bản Pháp.
+ Cả 2 đều do triều đình Huế ký với thực dân Pháp, tại Huế.
+ Trên lý thuyết cả 2 đều không đặt toàn bộ lãnh thổ VN dưới ách đô hộ của người Pháp. Nó chia VN làm 3 phần. Nam Phần là thuộc địa hẳn hoi của Pháp, Bắc Phần vẫn là lãnh thổ của triều đình Nguyễn nhưng đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. Còn Trung Phần vẫn hoàn toàn thuộc chủ quyền nhà Nguyễn. Nhưng người Pháp đã nhanh chóng lấn chiếm thêm chủ quyền Việt nam trước sự bất lực của triều Nguyễn.

- Khác nhau:
+ Hiệp ước Harmand: là tiền thân của Hiệp ước Patenôtre, gồm 27 điều khoản. Nó quá nặng nề nên đã gây ra sự phản ứng mạnh mẽ từ các vua quan trong triều và nhân dân cả nước.
+ Hiệp ước Patenôtre: gồm 19 điều khoản, ra đời có tác dụng xoa dịu sự phản đối của dư luận và vua quan nhà Nguyễn từ Hiệp ước Patenôtre. Theo hiệp ước này, Thực dân Pháp sẽ trả lại phần đất từ Ninh Bình (thuộc Bắc Kỳ) trở vào đến Hà Tĩnh ở phía bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía nam cho nhà Nguyễn