K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2018
Soạn bài: Phương pháp tả cảnhI. Phương pháp viết văn tả cảnh

Câu 1 (trang 46 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đọc 3 văn bản trang 46 sgk Văn 6 tập 2.

Câu 2 (trang 46 ngữ văn 6 tập 2):

a, Miêu tả Dượng Hương Thư làm nổi bật cảnh thác dữ

- Hoạt động nhanh, gấp rút: “nhanh như cắt” thả, rút sào

- Ngoại hình: Như một pho tượng đồng đúc, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa trên ngọn sào.

- Sử dụng biện pháp so sánh: hiện lên cảnh thác dữ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

b, Đoạn văn miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước

- Tác giả miêu tả từ gần đến xa, từ thấp đến cao

- Hình ảnh so sánh độc đáo, chi tiết miêu tả sinh động: nước ầm ầm đổ ra biển đêm ngày như thác, cá bơi hàng đàn như người bơi ếch, đước dựng đứng như dãy tường thành dài vô tận…

c, Miêu tả lũy tre bao quanh làng

- Từ đầu… màu của lũy: giới thiệu về lũy làng

- Tiếp … lúc nào không rõ: miêu tả các vòng của lũy

- Còn lại: cảm nghĩ về tình cảm của thảo mộc

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

a, Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết tập làm văn:

- Hình ảnh trong lớp học: thầy cô, cảnh không gian lớp, đồ vật trong lớp, các bạn học sinh. Đặc tả một, vài bạn nổi bật.

b, Thứ tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, từ khi có trống vào lớp tới khi phát đề, các bạn làm bài, cuối cùng giáo viên thu bài.

c, Mở bài: Giờ tập làm văn luôn là giờ học được mong đợi nhất trong lớp của em nên bạn nào bạn nấy cũng hào hứng, sôi nổi chờ cô phát đề. Đó là giờ học rèn cho chúng em thỏa sức “viết lách” xây dựng bài văn, đoạn văn của riêng mình.

Bài 2 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Trình tự tả quang cảnh giờ ra chơi:

    + Sân trường vắng lặng

    + Tiếng trống báo hiệu, học sinh ùa ra chơi

    + Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, có nhóm đứng nói chuyện…

    + Tả màu sắc, khung cảnh bầu trời, cây cối

Đoạn văn: Giờ ra chơi, mọi người ùa ra sân tíu tít như bầy chim non rời tổ. Phía trước cửa lớp em sân trường được chọn làm nơi đủ trò thú vị như nhảy dây, đá cầu, ô keo… Các bạn nữ lúc nào cũng nhanh nhảu “chiếm” phần hơn trên khoảng sân đó để làm nơi nhảy dây. Đôi khi sự hò reo của các bạn nữ khi chơi khiến các bạn nam hào hứng cùng tham gia: đội nam và đội nữ. Khi chơi vui vẻ như vậy, em lại thấy lớp mình đoàn kết, gần gũi nhau hơn. Những giờ ra chơi này sẽ mãi là kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi đứa học trò như chúng em.

Bài 3 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Dàn ý của bài Biển đẹp diễn ra:

Mở bài: cảnh biển buổi sớm mai

Thân bài:

Buổi chiều (biển lặng, đục ngầu, đầy như mâm bánh đúc)

    + Biển trong ngày mưa rào

    + Biển chiều lạnh nắng tắt sớm

    + Sự thay đổi màu sắc tùy thuộc vào màu sắc mây trời…

Kết bài: Nguồn gốc của hình ảnh biển đẹp

2 tháng 2 2018

 Những câu văn có sử dụng phép so sánh:

+ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+ Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

- Trong các hình ảnh so sánh nêu trên, hình ảnh so sánh dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc,…là một hình ảnh so sánh đẹp và giàu ấn tượng. Nó không chỉ cho thấy vẻ đẹp của một con người sông nước mà còn cho thấy sự “hùng vĩ” của con người trước thiên nhiên.

- Tham khảo:

Hình ảnh dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi liên tưởng tới một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Đó không chỉ là vẻ đẹp kì diệu, đó còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong thế đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy là biểu hiện rực rỡ của con người trong tư thế ngẩng cao đầu.

sáng nay mình cũng vừa học xong bài này nè

5 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   Câu chuyện kể về lớp học vùng An-dát của nước Pháp vì thua trận phải cắt cho quân Phổ. Từ đây, quân Phổ ra lệnh không cho phép dạy tiếng Pháp – tiếng mẹ đẻ nữa, thay vào đó là tiếng Đức. Buổi học cuối cùng ở đây có nghĩa là buổi dạy và học cuối được học tiếng mẹ đẻ của những người thầy yêu nước và những học sinh.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Truyện được kể theo lời nhân vật Phrăng, ngôi thứ nhất.

   - Truyện có những nhân vật : phó rèn Oát-stơ và cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, dân làng, thầy Ha-men, các học sinh.

   - Ấn tượng nhất là thầy Ha-men : tình yêu to lớn với nghề giáo - truyền bá tiếng nói dân tộc tới các thế hệ.

Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Sáng ngày diễn ra buổi học, trên đường đến trường : nhiều người đứng trước bảng nhãn cáo thị, lời nói kỳ lạ của bác phó rèn. Quang cảnh ở trường : bình lặng. Trong lớp : thầy mặc lễ phục trang trọng, không mắng giận ai cả, có những người dân ngồi cuối lớp.

   - Báo hiệu một điều đáng buồn sẽ đến : sẽ không còn được học tiếng Pháp nữa.

Câu 4 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   - Trước khi biết đó là buổi học cuối : cậu bé Phrăng ham chơi, lười học.

   - Nghe thầy thông báo : thấy tiếc nuối, ân hận vì mình đã lười học.

   - Thầy gọi lên đọc : xấu hổ, ân hận, ước mình có thể đọc to rõ, không bị lỗi.

   - Kết thúc buổi học : buồn bã, xúc động trước thầy giáo. Thêm tình yêu tiếng Pháp.

Câu 5 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật thầy Ha-men :

   - Trang phục : nghiêm chỉnh, trang trọng với chiếc áo rơ - đanh – gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, mũ tròn bằng lụa đen.

   - Thái độ với học sinh : nhẹ nhàng, không quát mắng, kiên nhẫn.

   - Lời nói về việc học tiếng Pháp : ca ngợi, coi tiếng Pháp là chìa khóa chốn lao tù để vượt ngục nô lệ.

   - Lúc buổi học kết thúc : thầy xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, dồn hết tình yêu vào dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu văn so sánh :

   - tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố.

   - dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi.

   - ... chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.

   - Những tờ mẫu ... như những lá cờ nhỏ ...

   - ... một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.

   * Tác dụng : tạo hình tượng, sự sinh động, tăng sức gợi hình gợi cảm để thể hiện tình cảm của tác giả.

Câu 7* (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

   “... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù ...”. Khẳng định sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc, yêu quý, học tập tiếng nói dân tộc là góp phần mở cửa tù lao thoát khỏi ách áp bức.

TK MIK NHA<##

5 tháng 2 2018

Câu 1: Câu chuyện Buổi học cuối cùng được kể diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha- men tại một trường làng trong vùng An- dát. Đó là thời kì sau cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ. Các trường học ở hai vùng này, theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.

Câu 2: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện có những nhân vật nào nữa và trong số đó, ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? Trả lời:

-   Truyện được kể theo lời của nhân vật Phrăng- một học sinh lớp thầy Ha-men. Truyện kể ở ngôi thứ nhất.

-  Trong truyện còn có thầy Ha-men và một số nhân vật phụ xuất hiện thoáng qua không được miêu tả kĩ. Nhân vật thầy giáo Phrăng gây cho em ấn tượng nổi bật nhất.

Câu 3: Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trả lời:

*   Những điều khác là trên đường đến trường: khi qua trụ sở xã, Phrăng thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.

-  Quang cảnh ở trường bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

-  Phrăng đến lớp muộn nhưng không hề bị thầy giáo quở trách.

-  Phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, có cả các cụ già đến dự buổi học, ai cũng có vẻ buổn rầu.

*    Những điểu đó báo hiệu rằng buổi học này không phái là buổi học bình thường như mọi khi, nó có sự bất thường xảy ra: Buổi học cuối cùng.

Câu 4: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?

Trả lời:

*  Ý nghĩ tâm trạng của Phrăng:

- Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha- men cho biết đây là buổi học cuối cùng.

- Cậu thấy nuối tiếc và ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

-  Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận minh.

-  Kinh ngạc khi nghe thầy Ha- men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế. “ Tất cả những điều thầy nói, tôi đều thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế...”

*   Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhờ tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được trau đồi học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.

Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha- men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này. Nhân vật thầy Ha-men gợi ra ở em cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Thầy Ha- men trong buổi học cuối cùng:

-  Trang phục: chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ -đanh- gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn - những thứ trang phục chỉ dùng trong những buổi lễ trang trọng.

-  Thái độ đối với học sinh: Lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài; nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh trong buổi học cuối cùng.

-  Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha- men muốn nói với học sinh và mọi người trong vùng An-dát là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc, vì đó là một biểu hiện của tình yêu nước: Phủi giữ lấy nó trong chúng ta và dừng bao giờ quên lãng nó, bởi khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khúc nào túm được chìa khoá chốn lao tù ...

-   Đặc biệt cảm động là hình ảnh thầy Ha-men ở những giây phút cuối cùng của buổi học... nỗi đau đớn và xúc động trong lòng thầy đã lên tới cực điểm khiến người tái nhợt ... thầy nghẹn ngào không nói được hết câu, nhưng thầy đã dồn hết sức mạnh để viết lên bảng dòng chữ thật to: Nước Pháp muôn năm! ”

Như vậy cùng với nhân vật Phrăng, nhân vật thầy giáo Ha-men đã góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm một cách trực tiếp và sâu sắc. vẻ đẹp của ông được hiện ra qua cặp mắt nhìn khâm phục và biết ơn của chú học trò Phrăng  bằng lời kể chân thành và xúc động về buổi học cuối cùng không thể nào quên.

Câu 6: Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chì ra dụng của những so sánh ấy

Trả lời:

Những câu văn có hình ảnh so sánh:

-  Tiếng ồn ào như chợ vỡ.

-  Mọi sự đểu bình lặng y như buổi sáng chủ nhật.

-  ... thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh minh như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy (hình ảnh so sánh này nói lên sự lưu luyến của thầy đối với ngôi trường) ...

-   “... Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của họ thì chẳng khác nào nắm dược chìa khóa chốn lao tù"

Câu 7: Trong truyện, thầy Ha- men có nói: “ ... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...” Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy?

Trả lời:

Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chi là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.



 

30 tháng 8 2019

Bố cục:

   - Đoạn 1 (Từ đầu ... mỗi thứ một đôi): Vua đưa ra điều kiện kén rể.

   - Đoạn 2 (tiếp ... đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa hai vị thần, Sơn Tinh thắng.

   - Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh và quy luật thất bại.

Tóm tắt:

   Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

30 tháng 8 2019

vào vietjack đó thằng ngu :)

12 tháng 12 2017

Bố cục:

    - Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.

    - Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.

Tóm tắt:

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.

   Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   - Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.

   - Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.

   → Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.

Luyện tập

   Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:

   - Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.

   - Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...

   - Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.

12 tháng 12 2017

Tóm tắt

Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:

- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.

- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

- Các hành động:

    + Gõ cửa cổng bà đỡ

    + Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

    + Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

    + Đào cục bạc tặng bà đỡ.

    + Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.

Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

    + Mắc xương, lấy tay móc họng.

 + Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

    + Tạ ơn một con nai.

    + Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

17 tháng 2 2017

Tham khảo bạn nha:

=> Bố cục

Gồm 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "Lấy sức đâu mà đi"): Tình cảm của anh đội viên lần tức dậy thứ nhất.

- Phần 2 (tiếp đến "cùng Bác"): Tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba

- Phần 3 (còn lại): Hình tượng Bác Hồ

Câu 1:

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Trong một đêm khuya, để chuẩn bị cho chiến dịch ngày mai, Bác Hồ ở cùng lán với bộ đội trong rừng. Bên bếp lửa, Bác không ngủ vì thương đoàn dân công giờ này còn phải chịu rét mướt khổ sở ngoài rừng sâu mưa đêm rả rích. Bác không ngủ nên Bác đi lại săn sóc giấc ngủ cho những người bộ độ để sáng hôm sau hành quân đi vào các trận đánh với quân thù.

Câu 2:

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ. Anh vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa trực tiếp được đối thoại với Bác cho nên câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động; đồng thời giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh vừa chân thực vừa khách quan.

Câu 3:

Hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Mỗi lần tâm trạng và cảm nghĩ của anh đối với Bác có những điểm khác nhau:

Soạn bài: Đêm nay Bác không ngủ | Soạn văn lớp 6

Nhà thơ không kể lần thứ hai thức dậy là để khoảng trống cho người đọc tự suy nghĩ có điều ấy. Có lẽ lần thứ nhất anh đội viên bày tỏ tình cảm bồng bột; lần thứ hai suy nghĩ sâu sắc về việc Bác không ngủ, lần thứ ba không kìm nén được tình cảm, anh bộc lộ cái hốt hoảng giật mình bằng cách nằng nặc mời Bác ngủ. Qua đây mà hình ảnh và tấm lòng của Bác được khắc họa thật sâu đậm.

Câu 4: Trong đoạn kết bài thơ, tác giả viết:

... Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

Trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh… hai canh… lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành…"; rồi giữa rừng Việt Bắc chiến dịch Thu – Đông 1947, Bác từng: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bởi vậy, việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Câu 5: Bài thơ được làm theo thể thơ ngụ ngôn:

– Mỗi dòng thơ có năm tiếng; mỗi khổ có bốn dòng thơ.

– Cách gieo vần giữa các dòng trong một khổ thơ: chữ cuối câu thứ hai và chữ cuối câu thứ ba vần liền với nhau.

– Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu của khổ tiếp theo.

- Đây là lối thơ của vè, hát giặm, rất thích hợp cho việc kể chuyện.

Câu 6: Trong bài thơ, từ láy được sử dụng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật, đem đến cho bài thơ một vẻ đặc sắc riêng:

– Từ láy có tác dụng miêu tả tạo hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng, …

– Từ láy làm tăng giá trị biểu cảm: mơ màng, thầm thì, bồn chòn, hốt hoảng, nằng nặc, …

17 tháng 2 2017
Càu 1: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?

Trả lời:

Bài thơ kế lại câu chuyện Bác Hồ và anh đội viên trong một đêm Bác không ngủ trên đường ra chiến dịch ở lán nhỏ giữa rừng khuya. Bác đi đốt lửa, dém chăn, canh giấc ngủ cho bộ đội ngủ. Anh dội viên thức dậy, thấy thế, mời Bác đi ngủ, nhưng Bác vẫn thức. Đến lần thứ ba thức dậy, anh lại nằng nặc mời Bác đi ngủ vì trời sắp sáng rồi. Bác nói cho anh đội viên biết những trăn trở của mình. Anh hiểu được tình yêu thương mênh mông của Bác nên đã vui sướng thức luôn cùng Bác.

Câu 2: Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ dược miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tá dó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

Trả lời:

Hình tượng Bác Hồ ttrong bài thơ đưực miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh đội viên. Cách miêu tả như vậy càng làm cho hình tượng Bác gần gũi, chân thật và cao dẹp vì dó là hình tượng Bác trong lòng nhân dân ta. Nó còn thê hiện được tấm lòng anh bộ đội với Bác và tâm hồn yêu thương mênh mông của Bác với con cháu mình trong kháng chiến.

Câu 3: Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.

* Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai? Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng cùa Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào?

Trả lời:

* Lần thứ nhất thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa.

- Anh xúc động khi chứng kiến cảnh Bác đi dém chăn cho các chiến sĩ với những bước chần nhẹ nhàng để không làm họ giật mình. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng, mơ màng vừa lớn lao, vĩ đại vừa gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.

- Anh đội viên “ Thổn thức cả nỗi lòng " và thốt lên những câu hỏi thầm thì lo lắng cho Bác: Bác có lạnh lắm không?. Anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Anh bồn chồn, lo cho sức khoẻ của Bác.

* Lần thứ ba thức dậy thì không còn là tâm trạng bồn chồn nữa, mà là một hốt hoảng thật sự, giật mình thật sự vì: Bác vần ngồi dinh ninh - Chòm râu im phăng phắc. Anh không còn thì thầm như trước nữa mà chuyển sang năn nỉ và nằng nặc” mời Bác đi ngủ {Mời Bác ngủ Bác ơi!... Bác ơi! Mời} Bác ngủ!

- Khi nghe câu trả lời của Bác: Bác ngủ không an lòng... Bác thương đoàn công... đã cho anh đội viên cảm nhận một lần nữa thật sâu xa thấm thía tấm là mênh mông của Bác đối với nhân dân. Anh chiến sĩ thấy mình như được lớn thi hơn về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy vì không cần thiết. Nếu thì sẽ kéo dài, thiếu cô đọng, nên tác giả đã thấy bằng dấu... để người đọc biết lần ấy Vả lại chi kể hai lần thì mới nối bật được sự thay đổi khác nhau trong < biến tâm trạng anh chiến sĩ.

Tình cảm của anh chiến sĩ đối với Bác cũng là tình cảm chung cả bộ đội và đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu và thiêng liêng, là lòng biết ơn và hạnh phúc được nhận tình yêu thương, sự chăm sóc của Bác Hồ, là niềm tự hào vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó cho thấy hình ảnh Bác Hồ thật đẹp bởi tình thương lớn lao.

Càu 4: Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Trả lời:

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đêm nay Bác không ngủ với một lời giải thích “Vì một lẽ thường tình - Bác là Hồ Chí Minh”. Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội dân công đã lù một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, vì bác là Hồ Chí Minh - người cha thân yêu của quân đội, cuộc đời Người dành trọn cho nhân dân, Tổ quốc, Bác đã “Nâng niu tất cả chỉ quên mình

Câu 5. Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Thể thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?

Trả lời:

* Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ:

- Số tiếng trong một dòng thơ: 5 tiếng

- Số dòng trong một khổ thơ: 4 dòng

- Cách gieo vần: gieo vần liền trong một khổ thơ và giữa hai khổ thơ (cũi trường hợp gieo vần cách như ở khổ 3 và khổ 15: Bác - bạc; Bác - Bác).

* Thể thơ này phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ.

Câu 6: Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.

Trá lời:

* Những từ láy trong bài thơ:

Trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, thầm thì, bồn chồn, bề bộn, hốt hoảng, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông.

* Một số từ láy: mơ màng, thầm thì, nằng nặc làm tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cụ thể các trạng thái tình cảm, cảm xúc của anh đội viên

20 tháng 4 2017

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.

Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát. Những cọng cỏ gà rung rinh tai nghe ngóng. Đến cả bụi tre đầu ngõ cũng kẽo kẹt đưa võng, lá tre choẽ xuống như những cô thiếu nữ đang ngổi tần ngần gỡ tóc. Hàng bưởi ven bờ ao đu đưa bế những đứa con đầu tròn trọc lốc.

Bỗng chớp loé sáng rực, cả bầu trời như có một chiếc bút kỳ lạ đã vẽ lên bầu trời một nét vẽ thật rõ sáng rồi vụt tắt, ông sấm được thể ra oai ghé xuống sân cười khanh khách, có lúc phát ra những tiếng đùng đoàng như mìn phá đá. Cây dừa vốn thường ngày đứng im lặng ở góc vườn nay thả sức sải tay bơi như những vận động viên đang bơi lội. Những chị mùng tơi ở hàng rào cạnh tường lâu nay uốn éo giờ được nhảy múa hả hê.

Lộp bộp, lộp bộp, trời đã mưa. Trẻ em trong xóm reo lên. Mưa ù ù như xay lúa, mưa sầm sập giọt ngã giọt bay. Nước sùi bọt trắng xoá cả sân. Đất trời mù trắng nước, mưa chéo mặt sân, mùi nước mưa ngai ngái, ngòn ngọt. Mưa rào rào trên mái tôn. mưa bùng nhùng trên các tàu lá chuối, lá khoai. Nước chảy ồ ồ, xối xả. Nước ngập cả sân. Mấy ông cóc cụ nhảy chồm chồm bì bõm trong nước mưa. Nước chảy đục ngầu ngầu, cuồn cuộn dồn về ao, nước mấp mé vườn nhà. Bỗng lóe lên một ánh chớp, sấm kêu "đùng" một cái làm trẻ con trong xóm hét lên một tiếng rõ to. Cây lá trong vườn hả hê run rẩy.

Mưa ngớt dần rồi lạnh hẳn, mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran như đón ông Mặt Trời lại mỉm cười, những tia nắng vàng óng ánh sau những vòm lá bưởi. Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen. Tiếng bàn chân chạy lép nhép ngoài đường. Trẻ em trong xóm rủ nhau đi bắt cá rô ngược dòng nước.

Trận mưa rào thật là thích đã đem đến cái không khí trong lành, khoan khoái dễ chịu. Cây cối như vụt lớn hẳn lên, sum suê hơn mọi ngày, cái bể nhà em lại đầy ắp nước mưa.

20 tháng 4 2017

Mình cho bạn dàn bài , tham khảo nha !

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:

- Nắng nóng kéo dài, không khí oi bức, ngột ngạt.

( Suốt mấy tháng nay không có lấy một trận mưa. Tiết trời ngột ngạt, oi bức, thật là khó chịu! )

- Cây cối héo úa, mặt đất khô cằn.

( Nước trong ao, trong đầm cạn cả. Mặt ruộng nứt nẻ, lúa ngô héo úa. )

- Mọi người sốt ruột mong mưa.

( Mọi người trong làng ai cũng ao ước được vài cơn mưa rào cho mặt đất tươi nhuần trở lại. )

2. Thân bài:

* Tả cơn mưa:

- Lúc sắp mưa: Trời tối sầm, mây đen kéo tới. Gió thổi mạnh, sấm chớp nổi lên. Cây cối ngả nghiêng, các con vật cuống quýt chạy mưa.

- Lúc mưa: Mưa từ nhỏ đến lớn. Màn mưa trắng xoá. Trời đất mù mịt trong mưa. Conngười, cảnh vật đều hả hê, vui sướng.

- Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường.

( Sau cơn mưa, bầu trời quang đãng, không khí mát rượi, dễ chịu vô cùng! ; Đồng ruộng, ao đầm , ... )

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Cơn mưa đến đúng lúc rất có ích đối với nhà nông.

18 tháng 4 2018
Soạn bài: Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn

Câu 1

Đơn dưới sai và thiếu:

- Thiếu: tiêu ngữ, ngày tháng viết đơn, tên người viết, chữ ký.

- Cách trình bày không khoa học, rõ ràng (phần kính gửi được đặt sai vị trí).

Câu 2: Đơn xin theo học lớp nhạc họa

- Trình bày liền mạch các đề mục trong đơn, thừa thông tin.

- Sửa thành:

Ngày/ tháng/ năm

Quê quán: Vĩnh Bảo- Hải Phòng

Chỗ ở hiện nay: phường Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Câu 3

- Trình bày đầy đủ các phần của đơn.

- Lý do viết đơn không hợp lý.

II. Luyện tập

Câu 1 (Trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 2): Viết đơn xin cấp điện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN XIN CẤP ĐIỆN

Kính gửi: Ban quản lý chi nhánh điện lực xã… huyện…tỉnh…

Tôi là:

Nơi ở hiện tại:

Tôi viết đơn này gửi Ban Quản lí điện chi nhánh xã… huyện… cấp điện cho gia đình tôi dùng trong sinh hoạt.

Gia đình tôi sẽ đảm bảo đóng tiền đầy đủ theo qui định hàng tháng. Sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.

Tôi xin chân thành cảm ơn

Kí tên

Câu 2 (Trang 144 sgk ngữ văn 6 tập 2): Viết đơn xin vào đội tình nguyện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN XIN THAM GIA TÌNH NGUYỆN

Kính gửi: Ban Giám hiệu

Trường phổ thông cơ sở…

Tên em là:

Học sinh lớp:

Em được biết Đoàn trường thành lập Đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp nên em viết đơn này xin Ban giám hiệu cho em tham gia vào Đội tình nguyện.

Em xin hứa sẽ chấp hành và quyết tâm hoàn thành mọi công việc được phân công.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu.

Kí tên

18 tháng 4 2018
https://i.imgur.com/vELKnMp.jpg
17 tháng 4 2017

các bạn giúp mik với mik cần rất gấp vì 30' nữa mik phải đi hok rồi