K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Quê hương

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường 
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ: 
"Ai bảo chăn trâu là khổ? " 
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao 
Những ngày trốn học 
Đuổi bướm cầu ao 
Mẹ bắt được... 
Chưa đánh roi nào đã khóc! 
Có cô bé nhà bên 
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi... 
*** 
Cách mạng bùng lên 
Rồi kháng chiến trường kỳ 
Quê tôi đầy bóng giặc 
Từ biệt mẹ tôi đi 
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!) 
Cũng vào du kích 
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích 
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!) 
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời 
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại... 
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi... 
*** 
Hoà bình tôi trở về đây 
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày 
Lại gặp em 
Thẹn thùng nép sau cánh cửa... 
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ 
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!) 
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi 
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng... 

Hôm nay nhận được tin em 
Không tin được dù đó là sự thật 
Giặc bắn em rồi quăng mất xác 
Chỉ vì em là du kích, em ơi! 
Đau xé lòng anh, chết nửa con người! 

Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm 
Có những ngày trốn học bị đòn roi... 
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất 
Có một phần xương thịt của em tôi!

Điểm khác biệt là trong bài thơ Quê hương của Giang Nam giống như lời tâm sự của tác giả, nhớ về quê hương từ thuở còn thơ bé với kỉ niệm về cô bé nhà bên đến khi trưởng thành đi theo cách mạng. Tình yêu quê hương của tác giả gắn liền với tình yêu trong sáng, với nỗi đau khi mất đi người thương. Còn truyện Làng của Kim Lân lại thiên về diễn biến tâm trạng nhân vật.Truyện ngắn Làng được kể theo ngôi thứ ba, còn trong bài thơ cảm xúc trữ tình của nhân vật được kể theo ngôi thứ nhất.
26 tháng 3 2021

tham khảo ạ

Hãy lắng nghe tiếng thơ ngọt ngào như tiếng hát của Ta-go, đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, với tập "Thơ Dâng", ông được giải thưởng Nô-ben về văn chương. Thơ của Ta-go là "bài ca về tỉnh nhân ái ", là '"ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Thế giới thơ của Ta-go đã dành cho "miền thơ ấu" một vị trí ấm áp và sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.

Bài thơ "Mây và sóng" nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập "Trăng non" (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.

Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn "giỡn với sớm vàng", và đùa "cùng trăng bạc" từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình:

"Họ bảo: chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày,
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:

"Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi".

Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm… là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:

"Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh".

Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ!

Ngắm mây bay… rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ?. Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".

Và rồi cứ đi đến bờ biển… sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ… Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: “Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?” Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào… Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:

"Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?
Họ (sóng) bên mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa…".

Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng Mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với Sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử.

Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào "rời mẹ" trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ:

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ
Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ.
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu…”.

Câu thơ "Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển" là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Không có biển thì không có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có em thơ. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển reo, biển hát. Lúc "con cười giòn tan vào gối mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa với bao điều.

Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với Mây, giữa em bé với Sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sóng hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo… là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong "Mây và Sóng" rất yêu thương mẹ hiền.

"Mây và Sóng" là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng Sóng, Mây, Mẹ thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGAI. YÊU CẦU CẦN ĐẠT1. Kiến thức :- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất...
Đọc tiếp

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Năng lực :

- Đọc - hiểu văn bản truyện thơ .

- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng.

- Biết yêu thương giúp đỡ người khó khăn và hoạn nạn, trung thực

II. Phiếu hướng dẫn học sinh tự học

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

-Đọc chú thích SGK T112 sau đó trả lời các thông tin về TG, TP (Phần này không cần trả lời vì đã tìm hiểu tuần 7)

H.S đọc lại 14 câu thơ đầu và trả lời

nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ trong những tình huống đánh cướp được miêu tả qua những h/ả, chi tiết vào phiếu học tập số 1

 

 

I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH

1. Tác giả

2. Tác phẩm  Truyện Lục Vân Tiên

3. Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

* Vị trí:

* Bố cục:

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật Lục Vân Tiên

a. Lục Vân Tiên đánh cướp

Phiếu học tập 1

Nội dung

Chi tiết

Nhận xét

-Hoàn cảnh

 

 

 

 

- Điều kiện

 

 

 

-Hành động

 

 

 

-Lời nói

 

 

 

-Mục đích:

 

 

 

- Nhận xét về tính cách nhân  vật LVT

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Đọc đoạn thơ từ trang 110,111 tìm  những lời nói của Lục Vân Tiên  với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp, từ đó nhận xét về tính cách của LVT qua phiếu học tập 2:

 

b. Lục Vân Tiên trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

 

 

Phiếu học tập 2

Câu thơ, chi tiết thể hiện lời nói của

Lục Vân Tiên

Nhận xét về tính cách của LVT

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga được miêu tả  qua những phương diện (cử chỉ, hành động...) nào ? Từ đó nhận xét chung về KNN

Hoàn thành phiếu học tập 3

 

2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga

 

 

Kiều Nguyệt Nga

Chi tiết

Nhận xét

Lời nói

 

 

 

 

 

 

Cử chỉ

 

 

 

 

Tính cách

 

 

0
10 tháng 2 2021

Văn chương luôn cho con người nhiều điều bổ ích. Nó mở rộng tâm hồn ta, cho ta nhiều xúc cảm. Nó giúp ta hiểu về chính mình, con người và xã hội. Gặp các tác phẩm lớn, ta lại càng được mở mang thêm nhiều điều, khai thác đầy đủ các khía cạnh khác nhau của một chủ đề. Khẳng định vai trò lớn lao ấy, nhà văn Nguyễn Đình Thi có viết:

“Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng…”.

Chỉ với một câu văn mà ông đã gợi ra trong tôi nhiều điều suy ngẫm. “Tác phẩm lớn” là tác phẩm mang dấu ấn của thời đại, hiện thực, xã hội,…; hướng con người đến những điều tốt đẹp. “Một ánh sáng riêng” là quan niệm, tình cảm, tư tưởng… mà tác giả cất công lồng ghép vào tác phẩm của mình. Mỗi tác giả đặt ra mỗi vấn đề, có cách nghĩ khác nhau, có cách diễn đạt khác nhau. Vậy nên, ánh sáng của mỗi tác phẩm là mỗi “ánh sáng riêng”. Với câu văn giàu hình ảnh so sánh, nhà văn đã khẳng định: Đọc các tác phẩm lớn, ta sẽ tiếp thu các tư tưởng, nội dung… mang bản sắc riêng của từng tác giả. Đó có thể là những hiểu biết về tự nhiên và xã hội. Đó có thể là nhạc điệu trữ tình khiến ta vui, buồn, giận, ghét… Nhưng vô hình chung, chúng đều hướng người đọc đến cái “chân – thiện – mỹ”. Từ đó, các tác phẩm sẽ để lại giá trị lâu dài và ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Tôi là một người yêu văn. Và tôi cũng đã từng đọc nhiều “tác phẩm lớn”. Tâm hồn tôi trải dài theo từng trang văn, trải rộng theo các từ ngữ diệu kì. “Ánh sáng riêng” trong tôi là những gam màu đặc sắc. Có lẽ “ánh sáng” lung linh nhất chiều vào tôi đến từ truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn người Mĩ O-hen-ri.

Truyện ngắn lấy không gian là một nhà trọ ở gần Oa-sinh-tơn với cốt truyện xoay quang ba họa sĩ nghèo (Xiu, Giôn-xi, cụ Bơ-men). Với bối cảnh đơn giản ấy, tác phẩm đã “rọi” vào trong tôi rất nhiều thứ “ánh sáng”, đến ngay lăng kính bảy màu của Niu-tơn cũng không thể sánh bằng.

“Ánh sáng riêng” đầu tiên mà tôi nhận được từ O-hen-ri là bài học về sự lạc quan: Sống trong đời, con người cần yêu cuộc sống; có niềm tin yêu, sự lạc quan và nghị lực để vươn đến sự sống. Chúng ta có thể thấy rõ “ánh sáng” ấy toát lên từ nhân vật Giôn-xi rất nhiều. Cô bị bệnh phổi và cô buông mình chờ chết, không còn niềm tin để khát khao sống tiếp. Ví như chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô cũng “rụng” theo. Có thể chính nỗi tuyệt vọng và buồn bã ấy đã khiến bệnh tình ngày một thêm nặng. Nhưng sau khi chứng kiến cảnh chiếc lá vẫn còn thì mọi chuyện khác hẳn. Cô yêu cuộc sống trở lại, muốn được “vẽ vịnh Na-plo khi khỏi bệnh”. Cũng đúng thôi! Một chiếc lá nhỏ bé, sau một cơn bão khủng khiếp, vẫn cố gắng bám níu cành cây để tiếp tục được sống. Tại sao con người như chúng ta lại không thể? Tác giả đã truyền cho chúng ta niềm tin và tình yêu vào cuộc sống. Dẫn chứng là việc Giôn-xi thuyên giảm bệnh tình sau khi lạc quan trở lại. Phải chăng con người và cuộc sống đều đáng và cần được lạc quan như vậy? Vì đời đẹp và con người là đáng quý. Hãy mỉm cười và đừng bao giờ quay lưng với cuộc đời: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.

 

Sống để được thương yêu và yêu thương người khác. Đó là “ánh sáng” thứ hai mà tác giả “rọi” vào tâm hồn tôi. Như Giôn – xi với căn bệnh hiểm nghèo, cô được mọi người quan tâm, săn sóc và thậm chí hi sinh vì cô. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao khi sống giữa tình thương của mọi người, song ban đầu cô lại không nhận ra mà lại chực chờ cái chết. Như Xiu và cụ Bơ-men với tình yêu thương bao la, họ yêu thương Giôn-xi như người ruột thịt. Xiu như chị gái của Giôn-xi, chăm sóc em hết lòng dù cô cũng nghèo như ai cả. Cụ Bơ-men lại có thể hi sinh vì Giôn-xi, chín cụ đã đứng giữa trời mưa gió để vẽ chiếc lá vốn đã bị gió cuốn đi. Cụ ra đi vì bệnh sưng phổi nặng, để đổi lại cho Giôn-xi cuộc sống vẹn toàn. Nhưng trong Xiu, Giôn-xi và tôi, cụ sẽ không chết vì tấm lòng “vàng” của cụ vẫn còn. “Chết như sống”, liệu đó có phải là nghệ thuật sống đẹp đẽ nhất khi ta hi sinh vì người khác?

“Ánh sáng” cuối cùng mà O-hen-ri truyền đạt khi viết truyện ngắn này là quan niệm về nghệ thuật. Quan niệm này đã đưa “Chiếc lá cuối cùng” trở thành “bức thông điệp màu xanh về tình yêu thương”. Nghệ thuật có hai mục đích cơ bản” “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân sinh”. Ở O-hen-ri, ta bắt gặp cả hai mục đích tốt đẹp ấy. Cụ Bơ-men mong muốn vẽ được một kiệt tác, cuối cùng, tâm nguyện ấy đã thành hiện thực. Chiếc lá cụ vẽ ra thật và đẹp đến nỗi họa sĩ trong nghề như Xiu và Giôn-xi cũng không nhận ra đó là “tranh vẽ”. Phải chăng đó là “Nghệ thuật vị nghệ thuật”? Song giá trị nhân văn của truyện là ở chỗ chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Và cái giá đắt phải trả là mạng sống của cụ già tội nghiệp – chủ nhân bức tranh. Nhưng cụ hóa thân bất tử vào chiếc lá để nhóm lên ngọn lửa của sự sống và tình yêu thương. Cụ chưa từng chết! Một người nghệ sĩ chân chính như cụ biết cách để hòa mình bất tử vào cuộc sống để giúp đời, giúp người. Quả không sai khi có thể xem chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác. Quan niệm của O-hen-ri như được tôn cao thêm vì chiếc lá: Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người, vì cuộc sống.

Bằng cách kể chuyện hấp dẫn và cảm động, kết hợp đảo ngược tình huống hai lần, truyện ngắn đã truyền vào tôi những “ánh sáng” diệu kì. Tôi có quan niệm đẹp về nghệ thuật và tôi sẽ viết nó vào trang đầu tiên trong nhật kí làm văn. Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên truyện ngắn ấy cùng nhà văn ấy. “Chiếc lá cuối cùng” sẽ sống trong tôi như một nghệ thuật, như một linh hồn.

Giờ đây, tôi lại thấm thía thêm nội dung câu văn của Nguyễn Đình Thi. Mỗi lần đọc lại bài “Tiếng nói của văn nghệ”, gặp đến câu văn ấy, tôi lại dừng lại, suy tư, ngẫm nghĩ. “Chiếc lá cuối cùng”, “Cô bé bán diêm”, “Tắt đèn”, “Lão Hạc”… ùa về trong tôi lúc nào không hay. Để rồi tôi quên rằng mình đã dừng lại cả tiếng đồng hồ. Vì sao tôi lại thế? Có phải vì các tác phẩm ấy rất “lớn” và từng “ánh sáng” ấy rất riêng? Hay là vì tôi đã hóa thân vào văn chương diệu kì? Tôi không hay biết.

20 tháng 5 2021

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật

23 tháng 5 2021

Còn văn bảo nào khác ngoài BTVTĐXKK ko ạ?

 

2 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, người ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào.Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.

2 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng trong văn học Việt Nam , là nhà văn trong truyện hiện đại , đã đóng góp rất lớn cho công cuộc cách mạng Việt Nam và những tác phẩm tiêu biểu của ông như " Truyện Kiều , Đoạn trường Tân thành , Trao duyên .. " Nguyễn du là một nhà thơ dẫn đầu truyện hiện đại , tạo ra những tác phẩm đi vào lòng người , ông còn được khắc họa vào những danh nhân văn hóa Thế giới giúp cho Việt Nam đi lên một tần lớp mới . Ông còn là người có tinh thần nhân đạo sâu sắc, có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca, hành... Đặc biệt Truyện Kiều của ông giúp ta dễ hiểu hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa mỗi tác phẩm, tâm tình hay tình cảm mà tác giả dành vào từng tác phẩm đó . Chính vì thế , Nguyễn Du là một con người suy nghĩ nhiều về cuộc sống đương thời, có thái độ yêu ghét khá rõ trước cái tốt cái xấu, nhưng không sao thoát khỏi buồn phiền vì không giải thích nổi cuộc đời và không biết phải làm thế nào để thay đổi cuộc đời đó . Tóm lại , những gì ông để lại là một gia tài , một kinh nghiệm quí gía để lại cho con cháu sau này .