K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2017

– Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau, Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều không nên, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi, còn Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. Hai quan điểm hoàn toàn khác nhau.

– Những lời trách móc của Trương Ba đối với Đế Thích: "ông chỉ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết". Mượn thân xác để sống con người sống nhưng tính cách của chính mình bị mờ nhạt trong cái xác thịt của hàng thịt, linh hồn và thể xác của ông hoàn toàn không muốn sống trong thân xác của kẻ khác.Ở đây ông đang nói về những trải nghiệm mà ông đang phải trải qua.

– Ý nghĩa:

+ Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì không nên chỉ đổ tội cho xác và không thể an ủi, vỗ về bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

+ Sống nhờ, sống gởi, sống chắp vá, khong được là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa.

– Qua lời thoại, nhân vật ý thức rõ hoàn cảnh của mình: đầy trớ trêu và bi hài.

3 tháng 6 2017

Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích khác nhau:

- Trương Ba: mượn thân xác người khác để trú ngụ là điều không nên, sống trong người khác sẽ làm cho bản tính của ta bị mờ nhạt dần

- Đế Thích cho rằng: mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt

- Lời trách móc của Trương Ba với Đế Thích:

    + Mượn thân xác người khác để sống nhưng tính cách của mình bị mai một

    + Tâm hồn của ông đau khổ khi phải sống trong thân xác của kẻ khác

Ý nghĩa:

    + Con người cần phải có sự thống nhất hài hòa, tâm hồn và thể xác. Con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng, không thể chỉ đổ lỗi cho xác và vỗ về bằng những hình ảnh đẹp siêu hình của tâm hồn

    + Sống nhờ gửi, chắp vá, không được là chính mình chính là điều nhạt nhẽo, vô nghĩa nhất trên cuộc đời

- Qua đoạn thoại, nhân vật ý thức được hoàn cảnh, thân phận của mình: trớ trêu, bi kịch

18 tháng 5 2018

Quan niệm của Đế Thích về ý nghĩa sự sống: Cuộc sống là điều quý giá, phải sống với bất cứ giá nào.

Đáp án cần chọn là: B

6 tháng 3 2018

Giả định Trương Ba được sống tiếp khi được trú ngụ trong xác cu Tí:

- Mẹ cu Tí không chấp nhận sự thật cu Tí duy nhất mà mình yêu thương lại là ông Trương Ba nhập vào

- Trương Ba không được quay về sống với vợ con mà phải sống ở nhà chị Tí với thân phận của đứa trẻ

- Trương Ba không vẫn giữ nguyên cách ứng xử của ông trước cái Gái – cháu nội của Trương Ba

- Khi Trương Ba trở về nhà mình, lại một lần nữa làm mọi người một phen bị náo loạn

- Mọi người trong gia đình Trương Ba vẫn một lần nữa không chấp nhật sự thật Trương Ba sống lại trong thân thể người khác

13 tháng 5 2017

Đế Thích : Này ông Trương Ba, nếu ông có thương cảnh mẹ góa con côi của nhà chị Lụa thì ông hãy để tôi hóa phép cho hồn ông nhập vào xác thằng cu Tị nhé ! Như thế là ông vẫn sống, mà chị Lụa thì ngày ngày vẫn được thấy mặt con.

Hồn Trương Ba (băn khoăn, nghĩ ngợi) : ông cho tôi suy nghĩ một lát đã. Thời gian qua, tôi gặp biết bao nhiêu là rắc rối vì chuyện mượn thân xác anh hàng thịt. Khổ quá ông ạ ! Nhiều lúc tôi nghĩ thà chết thật có khi lại sướng hơn ; chứ cứ dơi chẳng ra dơi, chuột chẳng ra chuột thế này đúng là dở sống dở chết.

Đế Thích: Ông với anh hàng thịt vốn là người xa lạ ; còn ông với thằng cu Tị đã từng quý mến, quấn quýt với nhau. Hồn ông sống trong thân thể thằng bẻ chắc sẽ ổn thổi.

Đế Thích : Tôi chẳng có cách nào hay hơn cả. ông hãy nghe lời tôi đi ông có nghe thấy tiếng khóc con xé ruột của mẹ thằng cu Tị không? Hồn Trương Ba (miễn cưỡng thở dài): Thôi đành vậy, tùy ông ! (Đế Thích hóa phép, hồn Trương Ba rời khỏi thân xác hàng thịt, nhập vào thân xác cu Tị. Cu Tị ngồi dậy dụi mắt Chị Lụa bàng hoàng, sửng sốt rồi reo lên sung sướng.) Chị Lụa (ôm cu Tị vào lòng, âu yếm): Ôi, con trai yêu quý của mẹ ! Mẹ cám ơn Trời Phật đã cho con sống lại! Từ nay trở đi, mẹ con ta sẽ sống bên nhau mãi mãi. Hồn Trương Ba (vùng ra khỏi vòng tay chị Lụa) : Tôi là Trương Ba, hàng xóm nhà chị đây mà ! Chị không nhận ra tôi sao ? Chị Lụa: Ối cu Tị ơi, con là con trai của mẹ mà! Lại đây với mẹ nào! Hồn Trương Ba (bực bội gắt): Tôi đã bảo tôi là Trương Ba chứ không phải là thằng cu Tị! Chị Lụa (hoảng hốt gào khóc): Trời ơi! Con tôi bị làm sao thế này? Con nói lảm nhảm gì thế? Ôi con ơi là con ơi! (Hồn Trương Ba đi về nhà mình, mặc cho chị Lụa chạy theo khóc lóc.) vợ Trương Ba (nhìn thấy cu Tị xăm xăm đi vào, kinh hãi thét lên) : Ma ***** Ma ! ối trời đất ơi ! Hồn Trương Ba: Tôi đây mà! Trương Ba đây, bà đừng sợ! Vơ Trương Ba: Trời ơi! Lại trò gì nữa đây hả trời?! Tôi chưa đủ khổ hay sao mà ông còn…?! Hồn Trương Ba (nắm lấy tay vợ): Thì bà cứ bình tĩnh nghe tôi nói đã ! Đầu đuôi câu chuyện là thế này : Tôi chán sống trong thân xác anh hàng thịt bởi nó gây ra cho tôi và mọi người nhiều điều phiền toái nên yêu cầu ông Đế Thích hãy để cho tôi chết hẳn. Nhưng ông ấy bảo tôi nếu thương thằng cu Tị thì hãy nhập vào xác nó để cho má nó ngày ngày còn được thấy mặt con… Vợ Trương Ba: ông lại tiếp tục sống nhờ vào thân xác người khác ư?! Thôi, lần này thì tôi đành phải bỏ nhà mà ra đi thật rồi ! Làm sao tôi chấp nhận được ông chồng sáu mươi trong thân xác đứa trẻ lên mười?! Bao nhiêu rắc rối sẽ lại xảy ra trong gia đình này… (Chị Lụa vừa chạy vào vừa mếu máo gọi con.) Chị Lụa: Ối cu Tị ơi, về nhà với mạ nào! Con đừng ***** con ơi! Vợ Trương Ba : Đấy, Ông thấy tôi nói có đúng không nào ? Mọi chuyện lôi thôi lại bắt đầu rồi! Chi Lụa (bế thốc “cu tí” chạy đi) : về nhà mình con nhé ! Hôm nào con khỏe, mẹ sẽ cho con sang đây chơi với cái Gái. Hồn Trương Ba (giãy giụa) : Ơ hay cái nhà chị này ! Chị có buông tôi ra không thì bảo! Tôi đã nói tôi là Trương Ba chứ không phải cu Tị con chị. (Bất chợt, lý trưởng và trương tuần đi ngang qua, thấy ồn ào liền đứng lại.) Lý trưởng (trợn mắt ra oai): Hừm ! Chuyện gì thế hử? Chị Lụa: Bẩm ông lý ***** Tôi chỉ bắt thằng con tôi về nhà thôi ạ ! Cháu nó cứ đòi ở bên nhà ông Trương Ba! Hồn Trương Ba (phân trần): Tôi không phải là con chị ta. Tôi là Trương Ba. Lý trưởng (tức giận quát): A, thằng nhãi ranh láo toét! Tao bảo trương tuần phết cho mày mấy gậy bây giờ! Đi về nhà mau! Hồn Trương Ba: Tôi về nhà tôi ! Lý trưởng: Trương tuần đâu ! Lôi cổ thằng nhãi ranh này ra đình rồi trói nó lại ! Nó dám cãi lệnh ta sao?! Hổn Trương Ba: Buông tôi ra! Tôi chẳng làm gì nên tội! Trương tuần (quật cho “cu Tị" một gậy vào mông rồi túm cổ lôi đi) : Này thì cãi ***** Này thì cãi ! Tối nay tao cho mày đánh tổ tôm với muỗi, con ạ ! Chị Lụa (chạy theo năn nỉ): Trăm lạy ông lý, ngàn lạy ông lý ! Xin ông tha cho cháu! Dạ, thôi thì có chút tiền trà thuốc xin ông lý nhận cho! Lý trưởng (đút nhanh tiền vào túi) : Chị đã biết điều như thế thì ta tha cho nó ! Liệu mà dạy con cẩn thận, nghe chưa?! (Lý trưởng, trương tuần bỏ đi.) Hồn Trương Ba: Chị Lụa này, tôi phải nói cho chị rõ là ông tiên Đế Thích đã hóa phép cho hổn tôi nhập vào xác cu Tị. Cho nên tôi vẫn là Trương Ba chứ không phải là con chị. Chị đừng ép tôi. Tôi hứa sẽ qua lại bên nhà cho chị đỡ buồn. Thôi, tôi về nhà tôi đây! Chào chị Ị (Hồn Trương Ba gặp cái Gái ở ngay cửa.) Cái Gái (hoảng hốt lùi lại): ối! Cu Tị! Bà nội ơi, bà nội! Cu Tị chết rồi cớ mà?! Hu hu… Hồn Trương Ba (tiến lại gần): Đừng sợi Ta là ông nội cháu đây mà! Cái Gái (hét lên): Không phải! Đừng động vào tôi! Bố ơi ! Cứu con! Con trai Trương Ba (chạy ra ôm lấy con): Bố đây ! Bố đây! Sao thế con? Cái Gái (sợ hãi): Cu Tị, cu Tị dám xưng là ông nội ! Hu hu… Con trai Trương Ba (ngạc nhiên): Ơ! Thế này là thế nào? Hồn Trương Ba (rầu rĩ) : Thầy đây, anh cả ạ ! ông Đế Thích cho hồn thầy nhập vào xác thằng cu Tị đấy mà ! Con trai Trương Ba (vò đầu bứt tai). Lại thế nữa! Thầy còn chưa đủ khổ sở hay sao cơ chứ?! Cà nhà ta chưa đủ khổ sở vì những điểu rắc rối đã xảy ra ư?! Trời ơi! Hồn Trương Ba (xua tay): Thôi? thôi! Chẳng qua là thầy thương thằng cu Tị. Thầy không muốn chị Lụa mất con, cái Gái mất bạn. Nếu rắc rối quá thì để thầy nghĩ lại. (Đến đêm, Hồn Trương Ba thắp mấy nén nhang, khấn vái. Đế Thích xuất hiện) Đế Thích (vui vẻ): Chào ông Trương Ba! Sao? Ngụ trong thân xác cu Tị, ông cổ thấy thoải mái hơn chút nào không? Hổn Trương Ba (lắc đầu tỏ vẻ không hài lòng): Bất ổn rồi ông ơi ! Mới từ sáng tới giờ mà bao nhiêu chuyện rắc rối đã xảy ra. Suýt nữa thì tôi bị lý trưởng với trương tuần lôi ra đình trói lại đấy ! Còn vợ con tôi, cháu tôi, chẳng ai muốn tôi sống trong hình hài này cả. Tôi nghĩ kĩ rồi. Xin ông cho tôi chết hẳn đi ! Đế Thích (băn khoăn, phân vân): Chà, khó nhỉ! Tôi thì tôi không muốn mất bạn đánh cờ. Nói thật nhé, dưới trần gian chỉ có một mình ông là ngang tài ngang sức với tôi thôi. Đánh cờ với ông thú vị lắm! Hồn Trương Ba : Tôi cũng biết thế nhưng tôi không chiều theo ý ông mãi được. Ai mà chẳng thích sống, nhưng sống kiểu như tôi bây giờ thì có lẽ chết lại đỡ khổ hơn, ông ạ! Đế Thích: Ông nghĩ kĩ chưa? ông có yêu cầu gì không? Hồn Trương Ba: Tôi chẳng ân hận điều gì cả. Chỉ xin ông nghĩ cách cứu lấy thằng cu Tị ! Cảnh mẹ góa con côi khổ sở trăm bề. Nay nó chết đi thì mẹ nó chắc cũng không sống nổi. Đối với người mẹ, chẳng có gì quý bằng đứa con đâu, ông ạ! Mong ông giữ lời hứa để tôi chết cũng vui lòng. Đế Thích (ngẫm nghĩ hồi lâu rồi cả quyết gật đầu): Tôi hứa là sẽ cứu bằng được thằng cu Tị, dù một lần nữa vi phạm luật Trời! Ông cứ yên tâm nhắm mắt! Hồn Trương Ba (mím cười thanh thản): Xin cảm ơn ông ! Xin đa tạ, đa tại (Một làn khói trắng nhẹ nhàng bay lên khỏi mái nhà, tan hòa vào màn sương mỏng. Bên nhà chị Lụa bỗng nổi lên tiếng reo sung sướng: Ôi, con trai tôi sống lại rồi ! Xin tạ ơn Trời Phật !)
16 tháng 5 2019

“ Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh . Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất , in dấu lại trong trái tim mọi người” Nếu mỗi con người sinh ra để làm tròn nghĩa vụ ấy cho đến suốt cuộc đời thì Lưu Quang Vũ ( 1948 – 1988) nhà biên kịch lớn của nền văn học Việt Nam đã làm lên điều ấy bằng tác phẩm “ Hồn Trương Ba da hàng thịt “ chỉ trong vòng một thời gian ngăn ngửi cửa đời người từ năm 1981 đến 1983 đặc biệt là với việc trả lời cho câu thơ mình dường như đã bỏ ngỏ “ Có những lúc tâm hồn tôi rách nát /… Tôi biết làm gì , tôi biết đi đâu?” qua việc xây dựng cuộc đối thoai của Hồn Trương Ba với xác và người thân tạo nên một xung đột kích mang thước đo chuẩn mực của kịch nói Việt Nam sau này:

“Hồn Trương Ba, da hàng thịt” là một câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thi pháp cổ tích nếu đặt bên cạnh những Tấm cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh... ta đã đọc .Tuy nhiên, nhìn từ góc nhìn tự sự, người ta cũng dễ dàng nhận diện những yếu tố cơ bản tạo nên sắc thái cổ tích cho tác phẩm: Đó là nhân vật, tình huống, diễn biến cốt truyện, phép mầu mang đến may mắn cho con người... Và mặc dù câu chuyện dân gian này còn phảng phất dấu ấn sáng tác bởi các cụ đồ Nho, nhân vật vua cờ Đế Thích vẫn có thể được coi là một kiểu “Bụt”, “Tiên” giáng thế để cứu vớt, bù đắp cho những mất mát, đau thương cho trần giới. Và với một kiểu nhân vật của môtip những con người hiền lãnh _ Trương Ba vốn là một người làm vườn , một kỳ thủ nhưng lại lâm vào tình huống éo le và kì lạ: đang sống hạnh phúc với gia đình bỗng dưng chết oan rồi được sống lại nhưng phải sống nhờ một thân xác khác , xác người hàng thịt với một bản tính hoàn toàn đối lập. Sự chắp vá này mở đầu cho quá trình xung đột gay gắt giữa hồn và xác. Trương Ba vô cùng đau khổ vì linh hồn thanh cao của ông phải sống lệ thuộc vào cái xác mà ông xem là âm u đui mù, không có tư tưởng, không có cảm xúc. Sự lệ thuộc này làm cho ông dần dần trở thành con người khác, đánh mất những phẩm chất vốn có. Sự thay đổi đó đúng như Huấn Cao đã từng nói với quản Ngục khi cái tốt cái đẹp khải tồn tại sống cùng với cái xấu . “ ..khó giữ thiên lương cho lành vững, rồi cũng đến nhem nhuốc cả đời lương thiện”

Trọng tâm của lớp kịch là cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác Trương Ba. Do đó lời thoại ở đây vừa có thể coi là độc thoại vừa có thể coi là đối thoại. Nó là một lời thoại đặc biệt, vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang tính hành động, thúc đẩy tình huống kịch phát triển đến mức cao nhất. Cuộc đối thoại giữa Hồn và Xác là đỉnh cao tư tưởng triết lý của vở kịch. Cuộc đối thoại đó cùng với thái độ và những lời đối thoại của những người ruột thịt thân yêu nhất đã dẫn đến hành động quyết liệt - kiên quyết chối từ một cuộc sống chắp vá hồn nọ xác kia của Trương Ba. Lưu Quang Vũ đã để cho nhân vật của mình chọn một con đường tưởng như tiêu cực nhưng hết sức cần thiết và đúng đắn: Rời bỏ cõi đời này để được đúng là mình, để giữ trong ký ức những người thân kỷ niệm tốt đẹp về mình. Có nhà nghiên cứu cho rằng “cuộc vật lộn giữa “Hồn Trương Ba” và “Da Hàng thịt” thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn trong một thân xác”.

Sau mấy tháng sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với những người thân trong gia đình và tự xung đột với bản thân mình. Hồn ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy trào ra thành dòng độc thoại đầy nước mắt: “không, không, tôi không muốn sống như thế này nữa. Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi. Ta bắt đầu sợ mi, muốn rời xa cái thân thể kềnh càng thô lỗ ngay tức khắc”.

Bước vào đến cảnh VII hình ảnh TB hiện lên của một con người đang ngồi “ ôm đầu” đã cho người đọc thấy hình ảnh của một con người cô độc hiện lên trước màn ảnh đầy sự đau khổ xâm lấn lại kết hợp cùng lúc của 3 phủ định từ liên tiếp “ không…không…không” bằng một giọng điệu dứt khoát một lời độc thoại đầy khẩn thiết khẳng định việc muốn rời bỏ thân xac anh hàng thịt . “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi lắm rồi”đầy chán nản , ngán ngẩm Hồn TB đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối , đau khổ . Lời thoại của Hồn là các câu cảm thán, ngắn, lời văn dồn dập, hối thúc. Thể hiện tâm trạng căng thẳng, bức bách đau khổ, dằn vặt, quẫn bách đến cùng cực, không thể chịu đựng dày vò hơn được nữa nên vụt đứng dậy.Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa . TB bây giờ vụng về , thô lỗ , phũ phàng lắm . Hồn TB cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái tuyệt vọng Nghe Hồn tự độc thoại nói, và đang tự dày vò mình Xác lên tiếng ngay: “ Vô ích” chính xác đã chủ động khiêu chiến chiến nhằm dập tắt hoàn toàn khát khao của Trương Ba : “ông không tách ra khỏi tôi được đâu”.

Đang trong sự bế tắc vô vọng ấy Trương ba chợt nghe thấy những lời nói từ xác chỉ biết đáp lại bằng chính sự kinh ngạc vốn có của mình: “ A, mày cũng biết nói kia à?” TB ngạc nhiên, trả lời lại bằng cách đưa ra một câu hỏi sau đó liên tục phản đối xác giọng vẫn còn kinh bỉ. Cách xưng hô mày ta thể hiện rĩ sự khinh bỉ , miệt thị đối với xác “ Vô lí ! Mày không thể biết nói ! Mày không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù..” Ban đầu buông ra những lời nói mạt xác .Thấy Hồn vừa phủ định vừa khinh miệt mình, Xác khẳng định lại vị trí và tác động, suy nghĩ của mình: “Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến”,và “sức mạnh ghê gớm, lấn át cả linh hồn cao khiết”. Hồn tiếp tục phủ định tiếng nói của Xác: “Mày chỉ là vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc”.

Nghe thấy Hồn đánh giá mình thấp kém, Xác hỏi lại đầy thách thức, giọng thay đổi linh hoạt đầy châm chọc “Có thật thế không?”. Câu hỏi của Xác khiến cho Hồn chùn bước và đuối lí, buộc phải dần nhượng bộ, xác nhận sự ảnh hưởng của Xác: “nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được : thèm ăn ngon, thèm rượi thịt…”

Lại bị Hồn tiếp tục khinh miệt, Xác nhận thức sự lợi lí của mình, nên chuyển sang châm chọc, mỉa mai : “ Tất nhiên , tất nhiên .“ đầy mỉa mai :” Khi ông ở bên nhà tôi… Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại… “Đêm hôm đó, suýt nữa thì…” Đó là cảm giác “ xao xuyến” “ lâng lâng cảm xúc” mà trước đây Hồn cho là “ phàm” . Với bằng chứng cụ thể, Hồn xấu hổ và kiên quyết phủ định: “là mày chứ, chân tay mày, hơi thở mày”. Xác vừa khẳng định vừa hỏi xoáy lại để tấn công tiếp: “ Thì tôi có ghen đâu! Ai lại đi ghen với chính thân thể mình…nhưng ta nên thành thực: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Để thỏa mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự chút đỉnh gì?” Như vậy Xác dẫn dắt Hồn vào sự thật không thể phủ nhận – Hồn ít nhiều đã bị vấy bẩn, tha hóa bởi dục vọng của thân xác. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến Hồn càng thấy xấu hổ , cảm thấy mình ti tiện .Lí lẽ của Xác khơi trúng điểm đen mà lâu nay vì trú ngụ trong Xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba trong khiết đã bị hóa màu.Hồn đuối lí bất lực bèn la to, ra lệnh áp chế thể xác để che giấu sự lúng túng, bối rối, do dự, yếu thế của mình “Ta…ta… đã bảo là mày im đi!” Lời thoại của Hồn ngập ngừng lí lẽ như bị hụt hơi. Hồn bị dồn vào chân tường để buộc phải công nhận sự chế ngự của Xác. Xác khẳng định một lần nữa: “Hai ta đã hòa làm một rồi”. Xác nhấn vào sự thật đau đớn mà Hồn đang muốn trốn chạy, muốn phủ nhận, đẩy tình huống kịch lên cao trào. Hồn chỉ còn Cố gắng biện minh chống chế cứu vãn: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”. Xác vẫn không buông tha, tấn công bằng sự mỉa mai “Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”. Trước sự thực không sao chối cãi, Hồn phản ứng tiêu cự bằng cách “bịt tai lại”. Đó là nỗ lực chối bỏ trong tuyệt vọng hoàn toàn bế tắc . Xác tiếp tục dùng lời lẽ hiểm hóc sắc lẹm như dao mổ, phanh trần nỗi đau đang tấy mủ trong Hồn. Đó là nhờ sức mạnh của Xác mà Hồn có thể: “tát thằng con ông tóe máu mồm máu mũi”. Mặc dù cố bịt tai, nhưng khi nghe Xác nói như vậy Hồn phải lên tiếng chối bỏ “sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo”. Xác khôn ngoan biết là lỡ lời nên biện minh cho mình bằng những lí lẽ: “là hoàn cảnh” “cũng đáng được quí trọng”, không có tội. Hồn chỉ còn phản ứng yếu ớt: “Nhưng...Nhưng”Nhận biết Hồn bị dồn vào thế bí, Xác đưa ra giao kèo thỏa hiệp để chung sống, giọng ve vuốt mơn trớn xác chủ động đưa trò chơi tâm hồn : “ Những lúc một mình một bóng , ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết , chẳng qua vì hoàn cảnh vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi . Làm xong điều xấu ông cứ việc đổ tội cho tôi , để cho ông được thanh thản …miến là…ôn vẫn làm đủ mọi việc thảo mãn những thèm khát của tôi : Xác sẽ “ve vuốt” Hồn bằng cách thông cảm với “những trò chơi tâm hồn”, nhận hết mọi điều xấu miễn là Hồn vẫn “làm đủ mọi việc để thỏa mãn thèm khát” của Xác. Nhận thức “lí lẽ ti tiện” của Xác, Hồn than như là tuyệt vọng , bất lực : Trời! đã là một sự chấp nhận số phận trong nỗi đau đớn khôn cùng muốn tìm đường thoát nhưng hoàn toàn vô vọng .

Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.

Quan cuộc đối thoại giữa hồn và xác , xác rõ ràng hiện lên với ưu thế của ké nắm giữ sự thắng thế , chứng tỏ được uy quyền hci phối khủng khiếp của nó với linh hồn , nó cũng cho thấy sự ngộ nhận về chính mình khi hồn cho rằng “ Ta vẫn có một đời sống riêng trong sạch , nguyên vặn , thẳng thắn…” Linh hồn và thể xác vốn không tách rời được nhau, cuộc tranh đấu giữ hồn và xác là cuộc đấu tranh giữ cao cả và dục vọng, thấp hèn; giữa phần con và phần người . Đó chính là lời cảnh cáo sâu xa của Lưu Quang Vũ : Khi con người sống qua s lâu trong môi trường dung tục ắt sẽ bị cái dung tục chi phối , không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì đừng đổ tội cho thân xác.Không thể tự an ủi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn, do đó phải bảo vệ , hoàn thiện nhân cách con người đó là một vấn đề lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội . Đố sẽ là cuộc đấu tranh dai dẳng khi mà con người vẫn còn tồn tại trong xã hộ này.

Nếu Lưu Quang Vũ cho Trương Ba kết thúc cuộc đời mình trong sự bế tắc ở đó ta sẽ liên tưởng đến những cái kết trong thời đại của văn học Hiện thực phê phán mà Nam Cao đã viết lên :”Mồn hắn ngáp ngáp , muốn nói , nhưng không nói ra tiếng “ , hay cái cảnh Chị Dậu chạy ra ngoài trời “ tối đen như mực như cái tiền đồ của chị” ..vv….Nhưng bước sang một thời đại mới , và vốn dĩ Lưu Quang Vũ cũng không thuộc lớp nhà văn của Hiện thực phê phán của thời đại mặt trận dân chủ Hiện thực phê phán 30 – 45 ……Nên cuộc đời Trương Ba tiếp tục được vẽ ra :

Không dừng lại chỉ là đoạn đối thoại ấy bi kịch nối tiếp bi kịch.Bi kịch thứ hai của Hồn Trương Ba là bi kịch không được người thân thừa nhân . Trương Ba không còn là mình nữa nên bị người thân xa lánh đẩy lên cao nỗi đau khổ vốn có của Trương Ba .Nỗi đau khổ , tuyệt vọng của Hồn Trương Ba được đẩy lên khi đối thoại với những người thân :

Vừa dứt cuộc đối thoại, HTB đang ngồi lặng lẽ bên cái chõng, thì vợ bước vào hỏi: “Cái Gái chưa về hả ông?” HTB thẩn thờ trả lời: “Chưa” Vợ Trương Ba tiếp tục giải thích: “ Nó sang nhà cu Tị từ sớm. Cu Tị bị ốm nặng”. HTB không giấu sự ngạc nhiên nói: “Ốm Nặng? Vậy mà tôi không biết”. Hai lời thoại đầu chỉ mang tính gia tiếp thông thường chẳng một dấu hiện gì mang đến cơn sóng gió tiếp theo cho Trương Ba lúc này thì từ lời thoại thứ ba : “ Ông bây giờ con biết đến ai nữa Cu Tị ốm thập tử nhất sinh… Khổ thằng bé ngoan là thế…Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh “ đã là sự thay đổi hoàn toản cảm xúc của cái hờn trách , giộng dỗi và cả chua sót của cái tủi thân tủi phận mà bất lực . Không để vợ nói tiếp nữa, HTB cắt ngang: Sao bà lại nói thế . Nghe chồng nói, người vợ đi thẳng vào vấn đề mà bà đang ấm ức: “Tôi nói thật đấy …Ông TB ạ, tôi đã nghĩ kĩ …Có lẽ tôi phải đi”. HTB hỏi lại: “Đi đâu?”. Người vợ tiếp tục nói thực lòng với bao hờn dỗi: “Chưa biết ! Đi cấy thuê làm mướn…đi biệt để ông được thảnh thơi…với cô vợ người hàng thịt..Còn hơn là thế này?”. Nghe vợ nói, HTB chỉ còn biết kêu gào: “Bà! Sao lại đến nông nỗi này?” Vợ: “Chỉ tại bây giờ..ông đâu còn là ông Trương Ba nữa….Thằng Cả đã quyết định bán khu vườn để có tiền mở thêm vốn liếng cửa hàng thịt. HTB quá ngạc nhiên nói: “Thật sao? Không được!”. Nghe chồng phản đối bà vợ: “Ông bảo không được nhưng tôi biết sự thể sẽ dẫn đến như vậy. Ông sẽ đành ưng chịu như vậy” Người vợ của Trương Ba dù rất mực yêu thương chồng , giàu lòng vị tha nhưng cuối cùng vẫn rơi vào sự bế tắc. Những dấu ba chấm kết hợp với câu cảm thán và các từ rưng rưng …khóc…..diễn tả đầy đủ sự buồn bã , bất lực . Trong cuộc đối thoại với vợ Trương Ba chỉ sử dụng câu ngắn , câu hỏi liên tiếp cùng với đó là các câu cảm thán đã cho thấy sự thảng thốt , ngỡ ngãng tê sót của ông . Cuối đoạn hội thoại với vợ tiếng gọi “ Bà!” nấc lên uất nghẹn bởi đó là sự bất lực , đau khổ nghẹn ngào không thể thốt ra thành lời . Kết thúc đợt thoại này Hồn Trương Ba chỉ còn biết ngồi xuống tay ôm đầu.

Khi Hồn TB ngẩng lên thì thấy Gái đứng trước mặt, HTB kêu đứa cháu như là cầu cứu: “Gái, cháu!” Đó đã không còn chỉ là lời gọi thông thường nữa mà là tiếng kêu của một trái tim được phát ra từ miệng khát khao có một điểm tựa , sự đồng cảm cầu cứu . Có lẽ lúc ấy Trương ba nhưỡng tưởng đứa cháu gái bé bỏng sẽ xà vào lòng thì trái lại, cái Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội : Nó lùi lại nói đã tạo nên một khoảng cách không chỉ về mặt không gian mà còn cả về tâm hồn giữ ông và cháu sau đó lại nói : “Tôi không phải là cháu của ông”. Câu nói như là gáo nước lạnh phũ phàng tạt thẳng vào mặt HTB. Nhưng HTB vẫn giữ bình tĩnh dịu giọng nhẫn nhục giải thích ,khẳng định: “ Ông đúng là ông nội cháu. Nếu ông nội tôi hiện về được sẽ bóp cổ ông”. HTB vẫn cố ra sức thuyết phục bằng những chứng cứ mặc cho sự đe dọa từ đứa cháu gái : “ Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn …chỉ có ông nội cháu mới biết quí cây như thế” Cố giải thích cho đứa cháu giải thích thì Trương Ba càng về sau giọng nói càng ngập ngừng ; những dấu ba chấm xuất hiện liên tục đã là sự ngập ngừng bế tắc không giải thích được .Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân .Chính vì quá yêu thương , tôn thơ thì giờ đây nó không thể chấp nhận , cũng không thể nào mở lòng mình đớn nhận con người trước mặt mình _cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như cái xẻng" đã khiến cho cái gái không buông tha , tiếp tục kể tội "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự kết tội, ruồng bỏ xua đuổi người thân yêu : "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!".

Như vậy cái Gái là người yêu thương gắn bó với ông hết mực. Ông chết , đêm nào cũng khóc, nâng niu từng chút kỉ niệm của ông. Bây giờ lại phản ứng dữ dội.Lời lẽ tàn nhẫn, phũ phàng. Chối bỏ, xua đuổi Hồn Trương Ba. Những dấu chấm than liên tiếp với giọt nước mắt vừa khóc vừa chạy Phản ứng quyết liệt của một đứa trẻ vốn tâm hồn trẻ thơ trong trẻo, chỉ có hai màu sáng tối, kiên quyết không chấp nhận cái xấu, cái ác đã khiến HTB run rẩy , tự nhìn lại mình một lần nữa . Những lời nói của đứa cháu nhỏ, thêm một lần nữa xoáy khoét vào nỗi đau sâu thẳm của ông, để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị chính những người thân yêu chối bỏ.

Chị con dâu ở trong nhà bước ra nghe thấy những lời cuối cùng của Gái. Một mặt chị gọi theo con gái: “Gái, quay lại đây, Gái”. Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt Một mặt chị quay sang nói với HTB: “Thầy, thầy đừng giận con trẻ …Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải là ông nội nó , con dỗ dành thế nào nó cũng không nghe (rưng rưng) khổ thân thầy”. HTB cảm thấy ấm lòng: “Đến lúc này, cả nhà chỉ một mình con vẫn thương thầy như xưa”. Người con dâu khẳng định thêm: “Hơn xưa nữa…nhưng thầy ơi con sợ lắm…mỗi ngày thầy một đổi khác dần… có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…làm sao giữ được thầy ở lại hiền hậu vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia”? HTB lại thất vong buồn rầu nói: “Giờ thì con cũng…”? Người dâu vội chữa lại nói: “Thầy đừng giận nếu con đã nói điều gì không phải”. “Không ta không giận. Cảm ơn con đã nói thật. Bây giờ thì đi đi, cho ta được ngồi yên một lát”.

Trương Ba như được an ủi phần nào , bởi nhận ra cái Gái rất thương ông, ông nghĩ cô con dâu sẽ là điểm tựa để sẻ chia tâm sự . Nhưng trước những lời nói vừa yêu thương , vừa thẳng thắn của cô con dâu Trương Ba lặng ngát như đá tảng đau khổ đến cùng cực đầy sự hãi . Có lẽ lúc ấy Trương Ba giống như người đứng trước một cái vực thẳm sâu hoắm khắc khoải cần một ai đó níu giữ nhưng kết quả vẫn là sự bế tắc đi vào vô vọng .

Tất cả những người ấy : người thì chua xót dằn dỗi , tủi thân ( vợ) , người hì tức tưởi xua đuổi ( cháu) ; người thì lại thấu hiểu sẻ chia ( con dâu) nhưng họ nhạn ra và đau khổ trước sự thay đổi của Trương Ba . Tuy yêu quý , muốn níu giữ Trương Ba xưa tìm giải pháp để thoát khỏi hoàn cảnh nhưng trớ trêu thay đều bất lực . Đó là bi kịch của HTB càng bị đẩy lên tới điểm đỉnh. Những người thân thiết nhất cũng không chấp nhận nỗi tình trạng hai mảnh hồn, người bất nhất của chồng, cha, ông mình . Không còn gia đình nền tảng của mọt sự bấu viú hi vọng vào mặt đất không có ý nghĩ và dường như cũng chẳng còn tồn tại. Trương Ba hiểu mình đã mất tất cả rơi vào trạng thái hoàn toàn cô độc. Đó là bi kịch trong bi kịch!

Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân Không phải ngẫu nhiên, tác giả không đưa anh con trai thực dụng của Trương Ba vào cuộc đối thoại của Trương Ba với những người thân là một hữu ý bởi người con trai của Trương Ba đã bị tha hóa nên có lẽ cái tình yêu dành cho chỉ ít nhiều cung tha hóa . Các cuộc đối thoại với vợ con dâu và cháu gái càng làm cho Trương Ba đau khổ hơn. Ông hiểu tất những gì mình đã,đang gây ra và có lẽ nếu tồn taị tiếp tục bi kịch ấy sẽ còn tiếp diễn và thiêu chiều hướng tiêu cực hơn nữa. Trương Ba sống làm gì khi mà điều hồn còn sống là để mang lại hạnh phúc cho người thân hoàn toàn trái ngược lại , vô nghĩa lí.

Những câu hỏi liên tiếp “ lẽ nào ta lại chịu thua mày , khuất phục mày và tự đánh mất mình ?....chẳng còn cách nài khác” đó thật sự là cuộn xoáy dự dội đang giằng xé , cuộn xoáy trong lòng Trương Ba để rồi dẫn đến một quyết định từ bỏ thân xác như một mong muốn được giải thoát không chỉ cho mình mà ca người thân . Hồn Trương Ba dứt khoát thắp nhang khấn mời tiên Đế Thích để từ giã sự sống ấy .

Cách lựa chọn cách sống , một cách phục sinh tâm hồn như đã mà dần , tam biến dân ấy mở ra cho Trương Ba những thử thách mới , lựa chọn mới trong cuộc đối thoại với Đế Thích . Nhưng đó chính là cách Lưu Quang Vũ tô đậm lên được vẻ đẹp nhân cách vẫn còn sóng ngời trong mảnh hồn tưởng như đã mờ nhạt ấy .Để rồi Trương Ba đã sống đúng phần người theo nghĩa viết viết hoa của nó .

21 tháng 5 2019

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhân vật Trương Ba

2. Thân bài:

a. Khái quát:

- Giới thuyết về nhân vật và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học

- Giới thiệu khái quát về nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm, giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Trương Ba và 2 cuộc đối thoại của nhân vật

b. Cụ thể:

* Trong đối thoại với xác hàng thịt:

- Khi hồn muốn thoát khỏi xác:

+ Xác tuyên chiến trước bằng giọng nhạo báng, mỉa mai, kẻ cả : “ông k thoát ra khỏi tôi đc đâu », Xác còn đưa ra lí lẽ rất cụ thể, sắc bén : « 2 ta đã hòa vào làm một rồi », « ông phải tồn tại nhờ tôi, ông phải chiều theo những đòi hỏi của tôi, ông chẳng có cách nào chối bỏ được tôi vì tôi là cái hoàn cảnh buộc ông phải quy phục.”, « tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn », « Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất, cây cối, những người thân. Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi ».

=> Không có tôi thì ông không thể sống được. Dẫn chứng xác thực, lập luận sắc bén khiến Trương Ba đuối lí và không thể cãi lại được.

+ Hồn: ngạc nhiên, ko tin “ta vẫn giữ đc 1 đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”, XHT chỉ là « xác thịt âm u, đui mù », lời nói của bản năng, của con thú, k chi phối được hồn.

+ Xác: đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh, phủ nhận lập luận của Trương Ba: « Ông có bị tôi chi phối đấy. Ông không giữ được một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn » như ông vẫn lầm tưởng đâu.

Xác đưa ra 3 dẫn chứng mạnh mẽ để chứng minh hồn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi xác: cảm xúc khi ông đứng cạnh vợ tôi, trước các món ăn, tát thằng con ông tóe máu mồm, máu mũi,… -> thô bạo.

· « Khi ông ở nhà tôi, khi ông đứng cạnh vợ tôi, hơi thở ông nóng rực, cổ ông nghẹn lại, chân tay ông run rẩy. Đêm hôm đó, xuýt nữa thì… » Vậy thì ông còn giữ được sự trong sạch, thẳng thắn, nguyên vẹn nữa hay không ?

· « Các món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác mà hằng ngày ông vẫn hưởng thụ ấy, không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc hay sao ? » Vậy thì hồn ông có còn trong sạch, nguyên vẹn nữa hay không ? Ông đã trở thành dần trở thành kẻ tầm thường rồi đấy. => thô lỗ

· « Khi ông giận thằng con của ông, cơn giận có sự góp sức của tôi, khiến ông tát thằng con tóe máu mồm máu mũi ». Nếu ông chỉ là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa thì ông đâu đủ sức để tát thằng con tóe máu mồm máu mũi đâu. Đấy hoàn toàn là do tôi chi phối đấy. Bởi vậy ông mới có hành động thô bạo như vậy.

=> Xác đưa đưa ra tranh luận để phủ định, bác bỏ những lập luận của Trương Ba.

+ Hồn: đuối lí, chỉ biết đổ tội cho xác. Tất cả là “tại mày”.

+ Xác: nhân nhượng, nhún nhường, ra vẻ buồn rầu, vuốt ve, rủ TB tham sự trò chơi tâm hồn. Mà luật chơi là : ông làm việc gì xấu, ông cứ việc đổ hết tội lỗi cho tôi để giữ thói sĩ diện của kẻ lắm chữ nhiều nghĩa với điều kiện : ông phải chiều chuộng, đáp ứng những đòi hỏi, mong muốn, khát thèm của xác. HTB khi mới nghe thì có vẻ như là đk có lợi nhưng thực chất lại hoàn toàn là bất lợi.

+ Hồn: lời nói : « Lí lẽ của anh thật ti tiện » => không đồng ý tham gia trò chơi, vẻ mặt bần thần chấp nhận nhập trở lại XHT, vì không thể làm khác. Lời nói thì không nhưng hành động lại cam chịu, nhập vào XHT và chấp thuận những đòi hỏi khát thèm của xác, ở đây có sự bất nhất giữa hồn và xác (« bần thần » thể hiện sự đau đớn của hồn, nhưng không còn cách nào khác nên hồn lại phải nhập vào xác) -> đuối lí, cuối cùng ko nói nên lời, chỉ bật ra những lời đứt quãng.

=> Đánh giá :

- Ban đầu, HTB lớn tiếng phủ định, hăng hái đấu lại tất cả những lí lẽ mà XHT đưa ra, thậm chí là rất quyết liệt nhưng sau đó dần trở thành đuối lí, thụ động, trốn tránh : Ta đã bảo mày im đi, bịt tai, ta không muốn nghe mày nữa, rồi trốn tránh, không nói nên lời, chỉ bập bẹ : « nhưng, nhưng… » -> đuối lí.

- Xưng hô: ta – mày -> anh. -> không dám cao ngạo phỉ báng kẻ thấp hèn kia, tôn trọng XHT -> biểu hiện của sự đuối lí.

- Từ chỗ chủ động tách khỏi xác -> bần thần nhập lại vào xác -> thua cuộc.

=> Thông điệp : Hồn có phụ thuộc vào xác. Đó không chỉ là cuộc đấu tranh giữa hồn và xác tách rời nhau mà đó còn là cuộc đối thoại giữa hồn và xác, ý thức – bản năng trong mỗi chúng ta. Đó là cuộc chiến dai dẳng, quyết liệt, triền miên từ ngày này qua ngày khác. Nếu chúng ta để phần bản năng chiến thắng -> đánh mất phần người, tính người

=> Lời dặn dò : Mỗi người phải biết không ngừng đấu tranh chiến thắng nghịch cảnh, hoàn cảnh để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tốt đẹp, cao quý.

* Cuộc đối thoại giữa HTB với người thân

Trong những cuộc đối thoại này xoay quanh vấn đề: TB có còn giữ được đời sống trong sạch, thẳng thắn, nguyên vẹn như TB vẫn lầm tưởng hay không? Nhưng thực chất, TB không nhận ra những điều ấy. Phải khi diễn ra những cuộc đối thoại với người thân, TB mới nhận ra bi kịch của mình.

- Đối thoại với vợ:

+ Vợ: “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”: Ông TB ngày xưa là người rất quan tâm đến vợ con và quan tâm tới hàng xóm láng giềng. Còn bây giờ thì:

· Quan tâm đến vợ hàng thịt.

· Không quan tâm đến cu Tỵ - chơi thân với cái gái – cháu nội ông – đang ốm sắp chết mà ông cũng không hay biết.

Giải pháp vợ đưa ra: Tôi sẽ bỏ đi để được ông tự do thoải mái với cô vợ XHT.

-> Đây là một cách để từ chối TB.

+ Hồn TB: đau khổ, hiểu nỗi đau của vợ - bản thân cũng khổ sở “ngày mẹ chôn ba cũng không khổ như bây giờ” -> ngồi xuống ôm đầu –> đau khổ, bế tắc, k lối thoát.

+ HTB đã tìm được câu trả lời: Mình không còn là mình nữa.

- Đối thoại với cái Gái – cháu nội:

+ Cháu: rất hồn nhiên ngây thơ và thốt ra những lời của con trẻ nhưng vô tình làm OOTB đau khổ: “ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”, “tôi để ý lúc ông chiết cam, bàn tay giết lợn của ông đã làm gãy cả những trồi non và bàn chân to bè như cái xẻng của ông còn giẫm gãy cả những cây sâm quý mới ươm”, “chiều hôm kia, cu Tị mang diều sang đây chơi, ông cầm lấy định chữa chiếc diều cho nó nhưng ông đã làm rách cả giấy, gãy cả nan”, “ông không phải là ông nội tôi”. => vạch mặt, chỉ rõ, từ chối TB.

-> Cách giải quyết: “cút đi, lão đồ tể, cút đi” => quyết liệt đuổi đi. Vô lễ cũng là biểu hiện của đứa cháu gái dành cho ông. Nó trân trọng và nhớ tới từng góc vườn, mẩu cây, khúc gỗ mà ông nó để lại. Nó không dễ gì chấp nhận thân hình thô lỗ kềnh càng và những biểu hiện vụng về của người ông hiện tại.

-> Liên hệ với bé Thu trong Chiếc lược ngà. Xua đuổi chính là yêu ông nội vô cùng.

+ Hồn TB: run rẩy, khổ đau trước sự từ chối của đứa cháu gái, sợ hãi chính mình.

- Đối thoại với con dâu:

+ Con dâu: là người thương HTB nhất và khi HTB phải nhập và XHT thì đứa con dâu lại càng thương XHT hơn bao giờ hết. Nhưng cô con dâu cũng phải thốt lên: ông“mỗi ngày thầy một đổi khác, một lệch lạc, mất mát, đổi khác, nhòe mờ dần đi” không nhận ra nữa -> giữ thầy ở lại chỉ khi thầy lại là thầy ngày xưa. (Con muốn giữ thầy ở lại nhưng với đk là phải là người thầy hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con ngày xưa, làm thế nào thầy ơi. Thực chất đây cũng là một cách xua đuổi TB bởi ông không thể vui vẻ hồn hậu hiền lành như xưa được nữa. Điều này chẳng khác nào người con dâu cũng từ chối, xa lánh ông.)

+ Hồn: mặt lặng ngắt như tảng đá, … => giây phút sững sờ, chết lặng, ở tận cùng của bi kịch.

=> Gia đình vốn là chốn trở về bình an của mỗi người. Gia đình là nơi trở về yên ấm nhất, ngay cả khi con người ta gặp thất bại, vấp ngã, tuyệt vọng. Nhưng ở đây, ngay cả gia đình cũng từ chối ông. Đau khổ nhất là gia đình từ chối. Vợ khóc vì hờn giận. Cháu khóc vì uất ức. Con dâu khóc vì tuyệt vọng. TB không hề đem lại hạnh phúc cho những thành viên cho gia đình. Gia đình ông đang đứng trước bờ vực của sự sụp đổ. TB thấm thía BK bị từ chối, nỗi đau khi gây ra sự thất vọng cho người thân. Tác giả đã rất tinh tế khi để TB đối thoại cho những người mà TB yêu thương nhất, ko để cho đối thoại với anh con trai. Vì anh con trai là thành viên duy nhất trong nhà có phần nào bị tha hóa, lệch lạc rồi. Chính nhờ những cuộc đối thoại thân tình này mà TB chua chát nhận ra và chấp nhận BK. Thừa nhận xác đã thắng thế. -> Cao trào của bi kịch. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và buộc nhân vật phải tìm hướng giải quyết.

3. Kết bài:

- Được sống làm người là điều quý giá nhưng sống là chính mình, với những giá trị vốn có của mình, những giá trị mình theo đuổi; hài hòa giữa thể xác và tâm hồn còn đáng quý hơn nữa.

-> Phải biết đấu tranh cho những giá trị đó.

1. Cuộc sống không tặng cho ta thứ gì cả. Những gì cuộc sống đem lại cho ta đều được ghi giá một cách kín đáo. 2. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại ko phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí. 3. Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người...
Đọc tiếp

1. Cuộc sống không tặng cho ta thứ gì cả. Những gì cuộc sống đem lại cho ta đều được ghi giá một cách kín đáo. 2. Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại ko phải là ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí. 3. Trong cuộc sống, nơi nào có một người chiến thắng, nơi đó có một người thua cuộc. Nhưng người biết hi sinh vì người khác luôn luôn là người chiến thắng. 4. Với thế giới, bạn chỉ là một hạt cát nhỏ – nhưng với một người nào đó, bạn là cả thế giới của họ. 5. Cuộc sống ko bao giờ là bế tắc thực sự hay có khái niệm mất tất cả một khi bạn còn có niềm tin. 6. Càng trưởng thành, bạn sẽ nhận ra rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác đôi khi không còn quan trọng nữa. Quan trọng hơn cả là chỉ muốn bình yên. 7. Cuộc sống như một trang sách, kẻ điên sẽ giở qua nhanh chóng. Người khôn ngoan thì vừa đọc, vừa suy nghĩ vì biết rằng mình chỉ được đọc một lần. 8. Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác 9. Giành được lòng tin rất khó mà hủy diệt thì dễ lắm, quan trọng không phải là dối gạt chuyện lớn hay nhỏ mà chính việc dối gạt đã là vấn đề. 10. Khó khăn rồi sẽ qua đi. Giống như cơn mưa ngoài cửa sổ, có tầm tã cỡ nào rồi cuối cùng cũng sẽ trời quang mây tạnh.11. Người khác nói tới cách sống của bạn, cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bạn. Bạn sống thế nào, cũng không có liên quan gì đến người ta. Muốn có cuộc sống tốt đẹp thì đừng để tâm tới họ. 12. Đừng bao giờ chia sẻ những bí mật của bạn với bất cứ ai vì nó có thể hủy hoại bạn. Đây có lẽ là lời khuyên quan trọng nhất đời. 13. Tất cả mọi thứ chỉ quý giá tại 2 thời điểm: Trước khi có được và sau khi mất đi. 14. 2 điều mang lại hạnh phúc và thành công trong cuộc sống: Cách bạn xoay xở khi không có gì và thái độ của bạn khi bạn có mọi thứ. 15. Thành công là gì? Đó là khi những bức ảnh của bạn được tải lên Google thay vì trên Facebook. 16. Thái độ tốt nhất chính là: “Lưng của tôi không phải là một hộp thư thoại. Vui lòng nói bất cứ điều gì bạn muốn trước mặt tôi.”17. Mọi thứ về tương lai đều không chắc chắn, nhưng có một điều chắc chắn: Thượng đế đã sắp đặt ngày mai của tất cả chúng ta. Hiện tại chúng ta phải tin tưởng Người và trong vấn đề này, bạn phải hết sức kiên nhẫn. 18. Nếu giọt nước rơi xuống hồ, nó sẽ biến mất. Nhưng nếu rơi xuống lá sen, nó sẽ tỏa sáng như một viên ngọc. Rơi giống nhau nhưng ở cùng ai mới là điều quan trọng. 19. Đừng che dấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời. Hãy làm cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hãy nói những lời thân thương khi bạn còn nghe được và tim bạn còn rung động. 20. Sự chân thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự thật, lòng tin cậy, tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả. 21. Dù ngôi nhà của bạn có to bao nhiêu đi nữa, dù bạn mới vừa tậu một chiếc xe hơi mới tinh, hay kể cả tiền của bạn trong tài khoản ngân hàng có nhiều cỡ nào, thì phần mộ của bạn cũng chỉ nhiêu đó kích thước. Hãy khiêm tốn. 22. Đừng nói mà hãy làm. Đừng huyên thuyên mà hãy hành động. Đừng hứa mà hãy chứng minh. 23. Thời gian là miễn phí nhưng nó vô giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó. Bạn có thể dùng nó, nhưng bạn không thể giữ nó. Một khi bạn làm mất nó, bạn sẽ không thể nào có lại được nó. 24. Im lặng và mỉm cười là 2 vũ khí lợi hại. Mỉm cười là cách để giải quyết nhiều vấn đề , im lặng là cách để tránh những vấn đề rắc rối xảy ra. 25. Cuộc sống không phải luôn luôn hoàn hảo nhưng nó là kết quả của những gì bạn tạo ra. Vì thế hãy làm nó có giá trị, làm sao cho nó đáng nhớ và đừng bao giờ để ai đó đánh cắp hạnh phúc của bạn. 26. Lo lắng chỉ làm lãng phí thời gian, nó không làm thay đổi gì cả, ngoài việc lấy đi niềm vui và làm cho bạn lúc nào cũng bận rộn mà chẳng hoàn tất được gì cả.27. “Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có người tuyệt vọng vì hoàn cảnh.” 28. “Bắt đầu từ nơi bạn đứng. Sử dụng những gì bạn có. Làm những gì bạn có thể” 29. “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người.” 30. “Nghèo không là xấu, nghèo mà không có chí mới là xấu; hèn không đáng ghét, hèn mà không có tài mới đáng ghét; già không nên than thở, già mà sống thừa mới đáng than thở; chết không nên bi ai, chết mà vô bổ mới đáng bi ai.” 31. “Cuộc sống chỉ mang lại cho chúng ta 10% cơ hội, 90% còn lại là do chúng ta trải nghiệm thế nào với nó.” 32. “Không vấp ngã trước cuộc sống, điều đó là rất tốt. Nhưng vấp ngã rồi đứng dậy mà đi lên càng tốt hơn.” 33. “Kim loại vì cứng mà hay gẫy, nước vì mềm mà được vẹn toàn.” 34. “Ruồi chết vì mật ngọt. Đàn bà chết vì đàn ông khéo. Đàn ông chết vì đàn bà đẹp. Còn cha mẹ chết vì con bất hiếu.” 35. “Người khôn ngoan là kẻ mà cái gì cũng thấy mới lạ.” 36. “Những người thông minh và những người xinh đẹp đều mắc chung một tật: cứ tưởng như thế là mãi mãi.” 37. “Cho nhiều hơn nhận thì sẽ được nhận nhiều hơn cho.” 38. “Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.” 39. “Đôi khi phải mất mọi thứ mới tìm thấy chính bản thân mình.” 40. “Không phải ai cũng là tương lai của bạn. Một vài người chỉ lướt qua cuộc đời bạn để mang lại cho bạn một số bài học của cuộc sống.” 41. “Nếu cơ hội không gõ cửa, hãy tạo ra một cánh cửa” 42. “Trong trò chơi của cuộc sống, trước khi bạn nhận được bất cứ cái gì, bạn phải cho đi một thứ gì đó!” 43. “Cuộc sống không cho bạn tất cả những gì bạn mơ ước, nhưng cuộc sống cho bạn quyền được lựa chọn ước mơ và quyền được thực hiện nó.” 44. “Còn gì ý nghĩa hơn việc giúp một người bất hạnh nhận ra rằng mình không bất hạnh.” 45. “Mỗi người có thể có những lý do khác nhau để sống cuộc sống của chính họ. Bạn không thể quy chụp tất cả những lý do đó đều giống như nhau.” 46. “Khi bạn có quá nhiều sự lựa chọn, bạn không biết mình muốn gì. Khi bạn biết mình cần gì thì cũng là lúc bạn không còn sự lựa chọn!” 47. “Thà dám thử và chấp nhận hậu quả nếu có còn hơn là đứng ngó mà không dám làm gì hết trong suốt quãng đời còn lại.” 48. “Hôm nay đầy rẫy những khó khăn, và ngày mai cũng không có điều gì dễ dàng. Nhưng sau ngày mai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp.” 49. “Khi còn trẻ nếu bạn không dám làm những điều điên rồ, bạn sẽ không có gì để mỉm cười nhớ về khi bạn đã trưởng thành và già đi.” 50. “Sự vượt trội không bao giờ chỉ là vô tình; đó là kết quả của sự chú tâm cao độ, nỗ lực tận tâm, định hướng thông minh, thực hành khéo léo, và tầm nhìn để thấy được cơ hội trong trở ngại.” 51. “Cuộc sống rất đơn giản, nhưng chúng ta cứ bắt nó phải phức tạp” 52. “Người dễ cười cũng là người dễ khóc. Còn lúc tan nát nhất họ sẽ im lặng.” 53. “Càng trưởng thành, bạn sẽ nhận ra rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác đôi khi không còn quan trọng nữa. Quan trọng hơn cả là chỉ muốn bình yên.” 54. “Người khôn ngoan chỉ với một ánh nhìn đã hiểu được chuyện, kẻ ngu ngốc sẽ mãi không chịu lắng nghe người khác” 55. “Nếu bạn tìm kiếm một người hoàn hảo, thì bạn sẽ không có nổi một người bạn trong đời.” 56. “Chỉ lên tiếng khi bạn thực sự biết lời nói của mình tốt đẹp hơn việc giữ yên lặng.” 57. “Bạn có khả năng tự tạo hạnh phúc cho mình. Nếu bạn trông chờ điều này từ một người khác, rất có thể bạn sẽ thất vọng.” 58. “Lạc quan là một đại lượng gắn liền với thành công và hạnh phúc hơn tất thảy mọi thứ.” 59. “Luôn luôn hãy mở to đôi mắt. Hãy quan sát khắp mọi thứ xung quanh. Bời vì tất cả những gì bạn thấy đều có thể truyền cảm hứng cho bạn.” 60. “Làm mọi thứ với một niềm đam mê, hoặc là chẳng gì cả.” 61. “Cách duy nhất để tạo nên sự nghiệp vĩ đại là yêu những gì bạn làm. Nếu bạn chưa tìm ra nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng dừng lại.” 62. “Nếu bắt đầu thì có khả năng bạn sẽ nhận lấy thất bại, nhưng nếu không bắt đầu thì bạn đã thất bại rồi.” 63. “Chúng ta đến với tình yêu không phải bằng cách tìm một người hoàn hảo mà học nhìn sự hoàn hảo bên trong một người không hoàn hảo.” 64. “Một số phụ nữ chọn theo đuổi người đàn ông của mình và một số chọn theo đuổi ước mơ. Nếu bạn còn phân vân chọn cách nào, hãy nhớ rằng sẽ không bao giờ có chuyện một ngày nọ sự nghiệp thức dậy và nói không còn yêu bạn nữa.” 65. “Cuộc sống luôn đong đầy những điều tốt đẹp, trong đó có cả bạn.” 66. “Chẳng có giới hạn nào cả. Có chăng là những đỉnh cao, nhưng đó không phải là nơi để ngự trị mà là nơi chúng ta cần phải vượt lên.” 67. “Không có giới hạn nào cho phụ nữ. Chúng ta có thể làm được tất cả mọi thứ và trở thành bất kỳ ai mà ta hằng mong ước.” 68. Sai lầm lớn nhất đời người là dùng sức khỏe để đánh đổi lấy những vật ngoài thân. Bi ai lớn nhất đời người là dùng sinh mệnh để đổi lấy phiền não và lãng phí lớn nhất đời người là dùng tính mạng để giải quyết rắc rối do bản thân mình tạo ra! 69. Dù rất chua chát nhưng sự thật là, nhà ở có sửa to, rộng hơn thế nào đi nữa cũng chỉ là nơi ở tạm thời. Cái quách sành mới là nhà ở vĩnh hằng của tất cả chúng ta. Thế nên, nhà rộng chẳng bằng tâm rộng, tấm lòng rộng mở, bề ngoài an yên không bằng cõi lòng an yên. 70. Khi tâm linh có xu hướng bình tĩnh lại, tinh thần càng trở nên vĩnh hằng! Giảm, nén dục vọng xuống thấp một chút, đẩy lý tính lên cao, tôi, bạn và chúng ta sẽ cảm nhận thấy: Bình an là phúc, thanh sảng, mới mẻ là lộc và lòng thanh tịnh không chút dục vọng là thọ! 71. Vui vẻ là phương thuốc kỳ diệu giúp con người trường thọ, nỗ lực chăm chỉ là linh đan giúp sức khỏe bền bỉ dẻo dai. Vận động là sự đầu tư cho sức khỏe, trường thọ là sự báo đáp sau những ngày tháng chúng ta bỏ ra để rèn luyện thân thể. 72. Tiền bạc khó mua được sức khỏe nhưng sức khỏe sẽ được tăng cường hơn nhờ tiền bạc; tiền bạc khó mua được hạnh phúc nhưng muốn có hạnh phúc, buộc phải có sức khỏe. 73. Niềm vui luôn đi cùng những người khoan dung, của cải luôn sánh vai cùng những người biết giữ chữ tín, trí tuệ luôn song hành cùng những người cao thượng, sức hấp dẫn luôn xuất hiện bên người hài hước và sức khỏe luôn đến với những người vui vẻ, mở rộng trái tim. 74. Chẳng có một người bạn nào có thể quan trọng hơn sức khỏe, cũng chẳng có một kẻ địch nào đáng sợ hơn bệnh tật. Thay vì đau khổ gặm nhấm nỗi đau do bệnh tật gây ra, hãy đứng dậy vận động để cuộc đời thêm nhiều màu sắc 75. Quan lớn không bằng trí lớn, trí lớn không bằng lương cao, lương cao không bằng thọ lâu, thọ lâu không bằng vui vẻ, không sợ đãi ngộ thấp, chỉ sợ mệnh đoản, không sợ kiếm được ít tiền, chỉ sợ ra đi quá sớm!76. Có ba thứ cần lãng quên: Lãng quên tuổi tác, lãng quên quá khứ và lãng quên ân oán. 77. Nếu không có sức khỏe, trí tuệ, văn hóa, năng lực khó mà bộc lộ ra ngoài và trí thức cũng chẳng có cơ hội để dùng đến. 78. . Nếu có người lăng mạ nguyền rủa bạn, không nhất thiết phải quay đầu lại xem người đó là ai. Hãy thử nghĩ sâu sắc một chút mà xem, giả sử một con chó điên cắn bạn một cái, lẽ nào bạn cũng cần phải hạ mình cúi thấp sát đất chỉ để cắn trả lại nó một cái? 79. Cuộc sống không có tình yêu giống như một hoang mạc. Khi bạn tặng hoa hồng cho người khác, tay bạn tự khắc cũng sẽ thơm. Cần lĩnh hội được rằng “yêu người khác thực ra là yêu chính mình”. Hãy để tình yêu giống như ánh nắng buổi chiều sưởi ấm trái tim mỗi con người. 80. Đừng nói dối vì nói một câu dối gian lại phải bịa đặt ra mười câu gian dối khác để bù đắp. Bạn có cần phải khổ như vậy? 81. Thời gian một đi không trở lại, sinh mệnh con người thì quá ngắn ngủi Khi về già, ta nhận ra sự thật rõ ràng rằng một ngày trôi qua sẽ mãi mãi không quay trở lại, vì vậy ngay từ bây giờ, hãy sống vui vẻ mỗi ngày, để mỗi ngày trở nên ý nghĩa hơn. 82. Phía sau một cuộc đời tươi đẹp là không ít những đau khổ. Bạn là con người nên không thể hoàn hảo. Dù bị tổn thương nhưng bạn vẫn sống sót. Hãy nghĩ về một đặc ân quý giá là bạn vẫn được sống, được thở, được suy nghĩ, được tận hưởng và được theo đuổi những gì bạn yêu thích. Đôi khi có những nỗi buồn trên đường đời nhưng vẫn còn rất nhiều niềm vui. Chúng ta vẫn phải tiếp tục tiến về phía trước ngay cả khi chúng ta đang tổn thương, vì chúng ta không bao giờ biết điều gì đang đợi chờ mình. 83. Hành động của một người nói lên sự thật. Trong cuộc đời mình, bạn sẽ gặp nhiều người. Họ có thể nói những lời tốt đẹp nhưng cuối cùng chỉ có hành động của họ mới nói lên họ là ai. Vì thế hãy chú ý tới những gì mà người ta làm. Hành động của họ sẽ nói với bạn mọi thứ bạn cần biết. 84. Sức khỏe mãi mãi là của bạn Tiền bạc, con cái, quyền lực chỉ là nhất thời, vinh quang là của quá khứ, còn sức khỏe sẽ mãi là của bạn. 85. Những hi sinh của ngày hôm nay sẽ được đền đáp vào ngày mai. Khi nói đến chuyện làm việc chăm chỉ để đạt được một ước muốn nào đó như: tốt nghiệp đại học, gây dựng sự nghiệp hay đạt được một thành tựu nào đó đòi hỏi thời gian và sự quyết tâm, tôi muốn hỏi bạn một điều: “Bạn có sẵn sàng sống một cuộc đời khác với mọi người hay không?”. 86. Quá khứ đã là lịch sử. Tương lai là một phép màu nhiệm. Còn hiện tại là một món quà của cuộc sống, chính vì thế mà chúng ta gọi đó là một tặng phẩm quý giá. 87. Có lẽ cần phải trải qua tuổi thanh xuân mới có thể hiểu được tuổi xuân là khoảng thời gian ta sống ích kỷ biết chừng nào. Có lúc nghĩ, sở dĩ tình yêu cần phải đi một vòng tròn lớn như vậy, phải trả một cái giá quá đắt như thế, là bởi vì nó đến không đúng thời điểm. Khi có được tình yêu, chúng ta thiếu đi trí tuệ. Đợi đến khi có đủ trí tuệ, chúng ta đã không còn sức lực để yêu một tình yêu thuần khiết nữa. 88. Đôi khi, không cẩn thận biết một số chuyện, mới phát hiện ra rằng những điều bản thân để tâm lại nực cười đến thế. 89. Tình yêu, tình bạn, không phải là cả đời không cãi nhau, mà là cãi nhau rồi vẫn có thể bên nhau cả đời. 90. Đừng nên dùng những lời tuyệt tình để làm tổn thương đến người mà bạn yêu vào lúc tâm tình tồi tệ nhất. 91. Có sinh sẽ có tử, song chỉ cần bạn vẫn đang có mặt trên đời này, thì phải sống bằng cách tốt nhất. Có thể không có tình yêu, không có đồ hàng hiệu, song không thể không vui vẻ. 92. Những phiền não trong cuộc đời được gói gọn trong 12 chữ: Không buông được, nghĩ không thông, nhìn không thấu, quên không nổi! 93. Công thức để có một gia đình hạnh phúc “Yêu thương, tôn trọng nhau, biết cách quan tâm và chia sẻ, thấu hiểu và bao dung” = “Gia đình hạnh phúc”. 94. Có một ngày bạn sẽ hiểu, lương thiện khó hơn thông minh nhiều. Thông minh là một loại tài năng thiên phú, còn lương thiện lại là một sự lựa chọn. 95. Nhiều thứ chúng ta mong mỏi có được có giá đắt. Nhưng sự thật là, những gì thực sự khiến chúng ta hài lòng lại hoàn toàn miễn phí – đó là tình yêu, là tiếng cười và là những giây phút miệt mài theo đuổi đam mê của mình. 96. Đừng hạ thấp giá trị bản thân bằng cách so sánh mình với những người khác. Đó là vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau, chúng ta là những cá nhân độc lập với những tài năng riêng biệt. 97. Đừng mãi trách cứ sai lầm của bản thân Bạn có thể yêu quý nhầm người hay cũng có thể khóc vì những sự việc không đáng nhưng có một điểm là hãy biết tha thứ cho bản thân mình, đừng mãi nhìn vào sai lầm của bản thân để rồi trách cứ mình. Bởi vì những sai lầm ấy, ít nhất nó cũng giúp bạn biết tránh khi lần sau gặp lại, từ đó giúp bạn trưởng thành hơn. Hãy nhớ rằng, mỗi một sai lầm hôm nay sẽ là kinh nghiệm trong tương lai giúp bạn hoàn thiện bản thân mình, thay vì mãi trách cứ bản thân, chi bằng hãy sửa chữa nó.98. Đừng quá bình thản mà bước chân chậm rãi. Bởi vào những thời điểm then chốt, bạn vẫn cần cho bản thân tỏa sáng, để những ngày tháng bình lặng thêm điểm nhấn sắc màu. 99. Tình yêu là thứ không thể nào quên lãng được. Nhưng lúc nào cũng từ bỏ được. Còn tình yêu thật sự, thì không cần nhớ đến nó, nhưng lúc nào cũng sống tự nhiên cùng với nó. Cho nên không có vấn đề quên lãng hay từ bỏ. 100. Một người chân chính mạnh mẽ sẽ không quá quan tâm đến chuyện làm vui lòng đẹp ý người khác. Đừng quá quan trọng cái gọi là giữ gìn quan hệ xã hội, điều quan trọng nhất là bạn phải nâng cao nội lực của chính mình, chỉ khi chính bạn rèn luyện tốt rồi, mới sẽ có người khác đến gần gũi bạn, chính mình là cây ngô đồng, phượng hoàng mới đến đậu; chính mình là biển lớn, trăm sông mới tụ hội, như hoa có hương ắt ong bướm tìm đến. Chỉ khi bạn đến được tầng bậc nhất định thì mới có được những quan hệ xã hội tương ứng, mà không phải là ngược lại. Cuộc sống này cũng không phải toàn niềm vui, niềm hạnh phúc mà xen lẫn vào đó là những nỗi buồn, nỗi đau thương. Nhưng dù cho cuộc sống có thế nào đi nữa, hãy sống vì bản thân mình các bạn nhé, hãy theo đuổi ước mơ của mình, hãy làm công việc mà thích…Cuộc sống là không từ bỏ! Hạnh phúc không có một đáp án chuẩn mực, niềm vui cũng không chỉ xuất phát từ một con đường. Thu lại ánh mắt ngưỡng mộ người khác và nhìn lại tâm hồn mình. Sống cuộc sống mình mong muốn chính là những ngày tháng tươi đẹp nhất, cách sống mà mình muốn mới chính là cách sống tốt nhất.

1
20 tháng 10 2022

THat

13 tháng 5 2017

Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích định cho Trương Ba vào xác của cu Tý nhưng Trương Ba không đồng ý lý do vì:

– Hồn Trương Ba ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

– Không thể trú ngụ nhờ thân xác khác, nó sẽ làm cho tâm hồn của ông mờ nhạt hơn, đó là những điều mà Trương Ba đang nghĩ và nó có tác dụng đối với ông cả sau này ông không phải sống trong những ngày dằn vặt.

=> Có nhận thức tỉnh táo + tình thương cu Tị nên ông đã dứt khoát quyết định nhường lại sự sống cho cu Tị còn mình thì chết hẳn.

19 tháng 1 2017

Trương Ba kiên quyết đòi trả lại xác hàng thịt, Đế Thích tỏ ý muốn cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tí, nhưng Trương Ba không đồng ý:

    + Trương Ba thấm thía được nỗi đau không được là chính mình, bên ngoài và bên trong không đồng nhất

    + Không thể trú ngụ nhờ thân xác người khác, nó sẽ làm cho tâm hồn ông mờ nhạt hơn,

    + Trương Ba không muốn sống trong những ngày không phải là chính mình

- Trương Ba nhận thức tỉnh táo và vì thương cu Tị nên ông dứt khoát nhường lại sự sống cho cu Tị, còn ông thì chết hẳn

24 tháng 3 2020

Nạn đói khủng khiếp và dữ dội năm 1945 đã hằn in trong tâm trí Kim Lân - một nhà văn hiện thực, có thể xem là con đẻ của đồng ruộng, một con người một lòng đi về với "thuần hậu phong thủy" ấy. Ngay sau Cách mạng, ông đã bắt tay viết ngay tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Khi hòa bình lặp lại (1954), nỗi trăn trở tiếp tục thôi thúc ông viết tiếp thiên truyện ấy. Và cuối cùng, truyện ngắn "Vợ nhặt" đã ra đời.
Trong lần này, Kim Lân đã thật sự đem vào thiên truyện của mình một khám phá mới, một điểm sáng soi chiếu toàn tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của những người nông dân nghèo tiêu biểu như Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Thiên truyện thể hiện rất thành công khả năng dựng truyện, dẫn truyện và đặc sắc nhất là Kim Lân đã khám phá ra diễn biến tâm lý thật bất ngờ.
Trong một lần phát biểu, Kim Lân từng nói: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người".
Và điểm sáng mà nhà văn muốn đem vào tác phẩm chính là ở chỗ đó. Đó chính là tình người và niềm hi vọng về cuộc sống, về tương lai của những con người đang kề cận với cái chết. Bằng cách dẫn truyện, xây dựng lên tình huống "nhặt vợ" tài tình kết hợp với khả năng phân tích diễn biến tâm lý nhân vật thật tinh tế và sử dụng thành công ngôn ngữ nông dân, ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng có sự chọn lọc kĩ lưỡng ấy, nhà văn đã tái hiện lại trước mắt ta một không gian nạn đói thật thảm hại, thê lương. Trong đó ngổn ngang những kẻ sống, người chết, những bóng ma vật vờ, lặng lẽ giữa tiếng hờ khóc và tiếng gào thét kinh hoàng của đám quạ.
Bằng tấm lòng đôn hậu chân thành, nhà văn đã gửi gắm vào trong không gian tối đen như mực ấy những mầm sống đang cố vươn đến tương lai, những tình cảm chân thành, yêu thương bình dị nhưng rất đỗi cao quý ấy và nhà văn đã để những số phận như anh Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ được thăng hoa trước ngọn cờ đỏ phất phới cùng đám người đói phá kho thóc Nhật ở cuối thiên truyện.
Có thể nói rằng, Kim Lân đã thật xuất sắc khi dựng lên tình huống "nhặt vợ" của anh cu Tràng. Tình huống ấy là cánh cửa khép mở để nhân vật bộc lộ nét đẹp trong tâm hồn mình. Dường như trong đói khổ người ta dễ đối xử tàn nhẫn với nhau khi miếng ăn của một người chưa đủ thì làm sao có thể đèo bòng thêm người này người kia. Trong tình huống ấy, người dễ cấu xé nhau, dễ ích kỷ hơn là vị tha và người ta rất dễ đối xử tàn nhẫn, làm cho nhau đau khổ.
Nhưng nhà văn Kim Lân lại khám phá ra một điều ngược lại như ở các nhân vật như anh cu Tràng, người vợ nhặt và bà cụ Tứ. Chúng ta từng kinh hãi trước "xác người chết đói ngập đầy đồng", "người lớn xanh xám như những bóng ma", trước "không khí vẩn lên mùi hôi của rác rưởi và mùi ngây của xác người", từng ớn lạnh trước "tiếng quạ kêu từng hồi thê thiết" ấy nhưng lạ thay chúng ta thật không thể cầm lòng xúc động trước nghĩa cử cao đẹp mà bình thường, dung dị ấy của Tràng, bà cụ Tứ và cả người vợ của Tràng nữa.
Một anh thanh niên của cái xóm ngụ cư ấy như Tràng, một con người - một thân xác vạm vỡ lực lưỡng mà dường như ngờ nghệch, thô kệch và xấu xí ấy lại chứa đựng biết bao nghĩa tình cao đẹp. "Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào", vậy mà Tràng vẫn đèo bòng thêm một cô vợ trong khi anh không biết cuộc đời mình phía trước ra sao. Tràng thật là liều lĩnh. Và ngay cô vợ Tràng cũng thế. Hai cái liều ấy gặp nhau kết tụ lại thành một gia đình. Điều ấy thật éo le và xót thương vô cùng.
Và dường như lúc ấy trong con người của Tràng kia đã bật lên niềm sống, một khát vọng yêu thương chân thành. Và dường như hắn đang ngầm chứa đựng một ao ước thiết thực về sự đầm ấm của tình cảm vợ chồng, của hạnh phúc lứa đôi. Hành động của Tràng dù vô tình, không có chủ đích, chỉ tầm phờ tầm phào cho vui nhưng điều ấy cũng hé mở cho ta thấy tình cảm của một con người biết yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người đồng cảnh ngộ.
Như một lẽ đương nhiên, Tràng đã rất ngỡ ngàng, hắn đã "sờ sợ", "ngờ ngợ", "ngỡ ngàng" như không phải nhưng chính tình cảm vợ chồng ấy lại củng cố và nhen nhóm ngọn lửa yêu thương và sống có trách nhiệm với gia đình trong hắn. Tình nghĩa vợ chồng ấm áp ấy dường như làm cho Tràng thay đổi hẳn tâm tính.
Từ một anh chàng ngờ nghệch, thô lỗ, cộc cằn, Tràng đã sớm trở thành một người chồng thật sự khi đón nhận hạnh phúc của gia đình. Hạnh phúc ấy như một cái gì đó cứ "ấm áp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ sống lưng". Tình yêu, hạnh phúc ấy khiến "Trong một lúc Tràng dường như quên đi tất cả, quên cả đói rét đang đeo đuổi, quên cả những tháng ngày đã qua".
Và Tràng đã ước ao hạnh phúc. Mạch sống của một người đàn ông trong Tràng đã trở dậy. Hắn có những thay đổi rất bất ngờ nhưng rất hợp lôgich. Những thay đổi ấy không gì khác ngoài tâm hồn đôn hậu, chất phác và giàu tình yêu thương hay sao?
Trong con người của Tràng khi trở dậy sau khi chào đón hạnh phúc ấy thật khác lạ. Tràng không phải là anh Tràng ngày trước nữa mà giờ đây đã là một con người có hiếu, một người chồng đầy trách nhiệm dù chỉ trong ý nghĩ. Thấy mẹ chồng nàng dâu quét tước nhà cửa, hắn đã bừng bừng thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc, "Hắn thấy hắn yêu thương căn nhà của hắn đến lạ lùng", "Hắn thấy mình có trách nhiệm hơn với vợ con sau này". Hắn cũng xăm xắn ra sân dọn dẹp nhà cửa.
Hành động, cử chỉ ấy ở Tràng đâu chỉ là câu chuyện bình thường mà đó là sự biến chuyển lớn. Chính tình yêu của người vợ, tình mẹ con hòa thuận ấy đã nhen nhóm trong hắn ước vọng hạnh phúc, niềm tin vào cuộc sống sẽ đổi thay khi hắn nghĩ đến đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. Rồi số phận, cuộc đời của hắn, của vợ hắn và cả người mẹ của hắn nữa sẽ thay đổi. Hắn tin thế.
Nạn đói ấy không thể ngăn cản được ánh sáng của tình người. Đêm tối ấy rồi sẽ qua đi để đón chờ ánh sáng của cuộc sống tự do đang ở phía trước, trước sức mạnh của cách mạng. Một lần nữa, Kim Lân không ngần ngại gieo rắc hạnh phúc, niềm tin ấy trong các nhân vật của mình. Người vợ nhặt không phải ngẫu nhiên xuất hiện trong thiên truyện. Thị xuất hiện đã làm thay đổi cuộc sống của xóm ngụ cư nghèo nàn, tăm tối ấy, đã làm cho những khuôn mặt hốc hác u tối của mọi người rạng rỡ hẳn lên.
Từ con người chao chát chỏng lỏn đến cô vợ hiền thục, đảm đang là cả một quá trình biến đổi. Điều gì làm thị biến đổi như thế? Đó chính là tình người, là tình thương yêu. Thị tuy theo không Tràng về chỉ qua bốn bát bánh đúc và hai câu nói tầm phơ tầm phào của Tràng nhưng chúng ta không khinh miệt thị. Nếu có trách thì chỉ có thể hướng vào xã hội thực dân phong kiến kia bóp nghẹt quyền sống con người.
Thị xuất hiện không tên tuổi, quê quán, trong tư thế "vân vê tà áo đã rách bợt", điệu bộ trông thật thảm hại nhưng chính con người lại gieo mầm sống cho Tràng, làm biến đổi tất cả, từ không khí xóm ngụ cư đến không khí gia đình. Thị đã đem đến một luồng sinh khí mới, nguồn sinh khí ấy chỉ có được khi trong con người thị dung chứa một niềm tin, một ước vọng cao cả vào sự sống, vào tương lai. Thị được miêu tả khá ít, song đó lại là nhân vật không thể thiếu đi trong tác phẩm. Thiếu thị, Tràng vẫn chỉ là anh Tràng của ngày xưa, bà cụ Tứ vẫn lặng thầm trong đau khổ cùng cực.
Kim Lân cũng thật thành công khi xây dựng nhân vật này để góp thêm tiếng lòng ca ngợi sức sống của vẻ đẹp tình người, niềm tin ở cuộc đời phía trước trong những con người đói khổ ấy. Và thật ngạc nhiên, khi nói về ước vọng tương lai, niềm tin vào hạnh phúc, vào cuộc đời, người ta dễ nghĩ đến tuổi trẻ như Tràng và người vợ. Nhưng Kim Lân lại khám phá ra một nét độc đáo vô cùng, tình cảm, ước vọng ở cuộc đời ấy lại được tập trung miêu tả khá kĩ ở nhân vật bà cụ Tứ. Đến nhân vật này, Kim Lân tỏ rõ ngòi bút vững vàng, già dặn của mình trong bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật.
Bà cụ Tứ đến giữa câu chuyện mới xuất hiện nhưng nếu thiếu đi nhân vật này, tác phẩm sẽ không có chiều sâu nhân bản. Đặt nhân vật bà cụ Tứ vào trong tác phẩm, Kim Lân đã cho chúng ta thấy rõ hơn ánh sáng của tình người trong nạn đói. Bao giờ cũng thế, các nhà văn muốn nhân vật nổi bật cá tính của mình thường đặt nhân vật vào một tình thế thật căng thẳng. Ở đó dĩ nhiên phải có sự đấu tranh không ngừng không những giữa các nhân vật mà độc đáo hơn là ngay chính trong nội tâm của nhân vật ấy. Bà cụ Tứ là một điển hình.
Việc Tràng lấy vợ đã gây một chấn động lớn trong tâm thức người mẹ nghèo vốn thương con ấy. Bà ngạc nhiên ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của một người đàn bà trong nhà mình mà lâu nay và có lẽ chưa bao giờ bà nghĩ đến. Hết ngỡ ngàng, ngạc nhiên bà cụ đã "cúi đầu nín lặng". Cử chỉ, hành động ấy chất chứa bao tâm trạng. Đó là sự đan xen lẫn lộn giữa nỗi tủi cực, nỗi lo và niềm vui nỗi buồn cứ hòa lẫn vào nhau khiến bà thật căng thẳng.
Sau khi thấu hiểu mọi điều, bà nhìn cô con dâu đang "vân vê tà áo đã rách bợt" mà lòng đầy thương xót. Bà thiết nghĩ "người ta có gặp bước khó khăn này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có được vợ". Và thật xúc động bà cụ đã nói, chỉ một câu thôi nhưng sâu xa và có ý nghĩa vô cùng: "Thôi, chúng mày phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng".
Đói khổ đang vây lấy gia đình bà, cuộc sống của bà sẽ ra sao khi mình đang ngấp nghé trước vực thẳm của cái chết. Nhưng trong tâm thức người mẹ nghèo ấy, đói khổ không phải là vật cản lớn nữa. Đói rét thật nhưng trong lòng mà cụ vẫn sáng lên tấm lòng yêu thương chân thành. Bà thương con, thương dâu và thương cho chính bản thân mình.
Bà cụ Tứ từ những nỗi lo, nỗi tủi cực về gia cảnh vẫn không ngừng bùng cháy lên ngọn lửa của tình người. Bà đã giang tay đón nhận đứa con dâu lòng đầy thương xót, trong tủi cực nhưng vẫn ngầm chứa một sức sống thật mãnh liệt. Chính ở người mẹ nghèo khó ấy, ngọn lửa của tình người, tình thương yêu nhân loại ấy bùng cháy mạnh mẽ nhất. Trong bóng tối của đói nghèo đang hùng hổ vây quanh, bà lão vẫn gieo vào lòng những con mình niềm tin về cuộc sống. Bà nhắc đến việc Tràng nên chuẩn bị một cái phên nuôi gà, rồi việc sinh con đẻ cái, bà lão nói toàn truyện vui trong bữa cơm ngày đói thật thảm hại. Bà đã đón nhận hạnh phúc của các con để tự sưởi ấm lòng mình.
Đặc biệt chi tiết nồi cám ở cuối thiên truyện thể hiện khá rõ ánh sáng của tình người. Nồi chè cám nghẹn bứ cổ và đắng chát ấy lại là món quà của một tấm lòng đôn hậu chất chứa yêu thương. Bà lão "lễ mễ" bưng nồi chè và vui vẻ giới thiệu: "Chè khoán đây. Ngon đáo để cơ". Ở đây nụ cười đã xen lẫn nước mắt. Bữa cơm gia đình ngày đói ở cuối thiên truyện không khỏi làm chạnh lòng chúng ta, một nỗi xót thương cay đắng cho số phận của họ song cũng dung chứa một sự cảm phục lớn ở những con người bình thường và đáng quý ấy.
Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về nạn đói. Nhà văn đã khẳng định ánh sáng của tình người thật thành công ở ba nhân vật. Điều làm chúng ta trân trọng nhất chính là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất ở những thân phận nghèo đói, thảm hại kia.
Ba nhân vật: Tràng, vợ Tràng và bà cụ Tứ cùng những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là những điểm sáng mà Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao cho độc đáo một đề tài không mới. Tác phẩm đã thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, khả năng dựng truyện và dẫn truyện của Kim Lân - một nhà văn được đánh giá là viết ít nhưng tác phẩm nào cũng có giá trị là vì lẽ đó.
"Cái đẹp cứu vớt con người" (Đôxtôiepki). Vâng, "vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.

* * *

Chúc bạn hok tốt!!!