K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo: 
-Những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hy Lạp mà bạn không nên bỏ lỡ - Kinh nghiệm Du lịch Việt Nam
 Khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hy Lạp
 

16 tháng 11 2021

Nói đến những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hy Lạp thì có lẽ cái tên đầu tiên mà chúng ta phải nhắc đến đó chính là Athens. Athens là thủ đô của đất nước Hy Lạp và cũng được xem là thành phố cổ xưa nhất trong văn minh nhân loại. Theo truyền thuyết, Athens được xây dựng và bảo vệ bởi nữ thần Athena.

Đến du lịch Athens, du khách sẽ có cơ hội được thỏa sức chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc cổ kính, những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp. Điểm đến nổi tiếng nhất tại Athens đó chính là quần thể đài Acropolis – nơi tôn sùng các vị thần trên đỉnh Olympia.

23 tháng 12 2021

Tham khảo

1. 

Nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp

+ Bộ máy nhà nước A-ten được tổ chức theo kiểu dân chủ chủ nô, đây là thành bang quan trọng nhất, tiêu biểu cho chế độ dân chủ ở Hy Lạp cổ đại. Để bảo vệ nền dân chủ và ngăn chặn những âm mưu đảo chính.

+ Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan chính: Đại hội nhân dân, Hội đồng 10 tư lệnh, Hội đồng 500 người và Tòa án 6000 thẩm phán.

Nhà nước đế chế La Mã cổ đại

- Khoảng thế kỉ III TCN, thành thị La Mã lớn mạnh đã xâm chiếm các thành thị trên bán đảo I-ta-li-a, chinh phục các vùng đất của người Hy Lạp,các quốc gia ven bờ Địa Trung Hải và trở thành một đế chế. Lãnh thổ của đế quốc La Mã mở rộng nhất vào thế kỉ thứ II.

- Năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã. Tuy không xưng là hoàng đế nhưng trong thực tế, Ốc-ta-viu-xơ nắm trong tay mọi ik

- Dưới thời Ốc-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện nguyên lão được coi trọng, với số nghị viện khoảng 600 người, nhiều chức năng của Đại hội nhân dân trước đó được chuyển giao cho Viện Nguyên lão

2. 

Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã.

 

+ Người Hy Lạp đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A,B,C,…) và chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.

+ Văn học Hy Lạp và La Mã cổ đại phong phú về thể loại (thần thoại, thơ, kịch). Một số tác giả tiêu biểu là Hô-me với tác phẩm I-li-át và Ô-đi-xê (Hy Lạp).

+ Từ những hiểu biết khoa học của người phương Đông cổ đại, người Hy Lạp đã khái quát thành định lí, định luật cho khoa học sau này như: định lí Pi-ta-go, định lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét,..

+Người Hy Lạp và La Mã đã biết làm lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, được gọi là Dương lịch.

+ Các nhà sử học tiêu biểu của Hy Lạp, La Mã tiêu biểu là Hê-rô-dốt với Lịch sử chiến tranh Hy Lạp và Ba Tư, Tuy-xi-dit với Lịch sử chiến tranh Pê-lê-pôn-lét.

+ Nhiều tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại vẫn là mẫu mực nghệ thuật điêu khắc cho đến nay như tượng thần Vệ nữ Mi-lô, Lực sĩ ném đĩa, nữ thần A-tê-na,..

- Hầu hết những thành tựu văn minh của Hy Lạp và La Mã vẫn còn tồn tại và được bảo tồn đến tận ngày nay như:lịch, các định luật định lí,… những tác phẩm điêu khắc và những công trình vĩ đại như đấu trườn Cô-li-dê vẫn còn tồn tại đến nay.

15 tháng 1 2022

hình như lỗi hình hay sao í mik ko thấy hình

15 tháng 1 2022

Lỗi ảnh rùi!

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Theo vĩ độ, Ô-xtrây-li-a có tọa độ (27degreeN; 133degreeĐ), nằm ở bán cầu Nam. Khi Việt Nam là mùa hè nghĩa là nửa cầu Bắc nhận được nhiều nhiệt và ánh sáng thì ở nửa cầu Nam không ngả về phía Mặt Trời nên nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Ô-xtrây-li-a nằm ở nửa cầu Nam, vì vậy thời gian này Ô-xtrây-li-a đang là mùa lạnh.

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Bố cho Nam đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a, dặn chuẩn bị áo ấm vì:

- Việt Nam (bán cầu Bắc) đang là mùa nóng.

- Ô-xtrây-li-a (27oN;133oĐ) - thuộc bán cầu Nam.

=> Ô-xtrây-li-a (bán cầu Nam) đang là mùa lạnh (do mùa ở 2 bán cầu ngược nhau).

18 tháng 11 2023

Tham khảo:
- Tương truyền rằng, lý do Tần Thủy Hoàng ban lệnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu “sấm”: “Vong Tần giả, Hồ dã” ý là “Tần mất là do Hồ”. Sau khi nghe được câu sấm, Tần Thủy Hoàng liền kêu gọi trư thần bàn bạc và quyết định xây dựng Vạn Lý Trường Thành. 

- Bước đi trên tường thành, ngắm nhìn sự hoành tráng của công trình bậc nhất thế giới nhưng mấy ai biết đc đằng sau đó là bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu niềm chia ly cách trở.

- Để xây dựng công trình, người dân Trung Hoa đã đánh đổi rất nhiều. Ngoài việc thời gian để xây dựng kéo dài hơn 2000 năm, số người thiệt mạng do công trình ước tính lên đến 800.000 người.

- Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài lên tới 6.275 km trải trên địa phận của 6 tỉnh phía bắc Trung Quốc nếu tính thêm cả những tường thành từ tự nhiên là 8.851km.

- Giờ đây,mục đích quân sự đã chìm sâu vào lịch sử, công trình này trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Trung Quốc.Dựng và bên trên có khắc hình ảnh tái hiện những binh sĩ đang trong tư thế bảo vệ thành trì.

- Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.

6 tháng 1 2023

– Đối với nông nghiệp: Mỗi vùng có loại cây trồng riêng phù hợp với điều kiện khí hậu, đất trồng ở nơi đó. Nơi có khí hậu, đất trồng, nguồn nước thuận lợi thì cây trồng vật nuôi phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao. Nơi có điều kiện khắc nghiệt, thiên tai nhiều thì cây trồng, vật nuôi bị tàn phá, dịch bệnh, năng suất, chất lượng thấp,…

–  Đối với công nghiệp: Nơi có nguồn khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn sẽ phát triển công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp khác như năng lượng, hoá chất, chế tạo,…

–  Đối với giao thông: Nơi có địa hình bằng phẳng dễ dàng cho việc xây dựng hệ thống đường ô tô, đường sắt, những vùng nhiều sông, nước không đóng băng phát triển loại hình đường thuỷ, các quốc gia có biển sẽ phát triển đường biển, những nơi địa hình cao, hiểm trở khó khăn trong việc phát triển giao thông, loại hình cáp treo là phương án hiệu quả.

– Đối với du lịch: Cảnh sắc thiên nhiên đẹp do địa hình, thảm thực vật, sông, hồ,… là yếu tố thu hút du khách, giúp du lịch phát triển.

tham khảo:

THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH

- Tháp Chăm Bình Định có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời, nó kéo dài hàng chục thế kỷ (thế kỷ VII – XVII). Đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ và tráng lệ, đẹp một cách hoàn mỹ. Trong suốt khoảng thời gian xây dựng, người Champa đã để lại cho ngày nay một lượng lớn công trình hết sức độc đáo và có giá trị cả về mặt lịch sử lẫn về mặt kiến trúc.

 

- Khu di tích tháp Chăm Bình Định  ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo với hơn 20 cụm di tích đền tháp đồ sộ và đẹp mắt cùng với nhiều phế tích khác. Những di tích này chủ yếu là các lăng được xây dựng chủ yếu với mục đích thờ cúng các vị thần là chính. Các vị thần được thờ trong các lăng này đa phần là thần Siva, thần Ganesha,… Ngoài ra cũng có không ít lăng còn thờ cả các vị Phật.

 

- Tháp chăm Bình Định nằm trong quần thể khu tích thánh địa Mỹ Sơn nổi tiếng, một di sản văn hóa thế giới, đồng thời cũng là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Tại đây có các công trình kiến trúc chủ yếu theo các phong cách kiến trúc Chăm Pa (Hoà Lai và Đồng Dương ở thế kỷ 9). Dù theo những phong cách khác nhau song ta không thể phủ nhận chúng đều mang đậm nét phong cách của người Chăm, nói lên nét văn hóa truyền thống của họ.

 

Tháp Chăm Bình Định – Đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa

 

- Các công trình của tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch là vật liệu chủ yếu. Có hai loại gạch được sử dụng phổ biến để xây dựng lên những tòa tháp này đó là gạch hồng và màu đỏ thẫm. Kiến trúc của tháp khá độc đáo với mặt tháp hình vuông và bên trong tương đối chật hẹp. Tháp không có nhiều cửa để mở, thường chỉ có duy nhất một cửa để mở, đó là cửa hướng Đông. Cả trần và mặt tường của tháp đều được thiết kế và xây dựng rất kỳ công.

 

- Hiện khu di tích tháp chăm Bình Định chỉ còn lại có 8 cụm di tích với 14 tháp khá đồ sộ.  Mặc dù số lượng còn lại không nhiều nhưng những giá trị mà tháp Chăm này để lại cho chúng ta lại vô cùng to lớn. Chúng không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc mà còn có giá trị lớn về mặt lịch sử. Ngoài những tháp trên có có khá nhiều tòa thành cổ như Thị Nại, Đồ Bàn, An Thành, Uất Trì và rất nhiều những tác phẩm cũng như công trình điêu khắc mang đậm nét kiến trúc của người Chăm.

 

- Như trên đã nói, tháp chăm Bình Định được xây dựng chủ yếu theo các phong cách chính đó là Hòa Lai và Đồng Dương,… Đây là hai phong cách chủ yếu trong nghệ thuật kiến trúc của người Chăm. Khi theo hai phong cách này, các đền tháp thường được kết cấu khá vững chắc với các hàng cột ốp và những cửa vòm to khỏe. Hàng năm, nơi đây tiếp nhận một lượng du khách khá lớn, các tour du lịch  đến với nơi đây cũng ngày một nhiều hơn.

 

- Đa phần các tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch, có tháp xây chủ yếu bằng gạch, ngoài ra có thêm một số vật liệu khác. Gạch được sử dụng cho việc xây dựng tháp đều là gạch có màu đỏ hồng hoặc có màu đỏ sẫm và được nung rất kỳ công. Khi xây dựng những viên gạch này không cần sử dụng vữa để bắt mạch và những nhà kiến trúc xây dựng tháp còn có thể chạm khắc trực tiếp trên các viên gạch này.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
18 tháng 11 2023

Trong số các công trình đền tháp theo phong cách Chăm Pa ở nước ta, có lẽ tháp Chăm Bình Định là công trình độ sộ và mang tính nghệ thuật cao nhất. Đây là một kiểu kiến trúc đền tháp Chăm Pa thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm, hay còn gọi là người Chăm. Chiêm ngưỡng tháp Chăm Bình Định, bạn sẽ bất ngờ trước vẻ lộng lẫy và độc đáo của nó. Có thể nói đây chính là đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm Pa.

Tháp Chăm Bình Định có lịch sử xây dựng từ rất lâu đời, nó kéo dài hàng chục thế kỷ (thế kỷ VII – XVII). Đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ và tráng lệ, đẹp một cách hoàn mỹ. Trong suốt khoảng thời gian xây dựng, người Champa đã để lại cho ngày nay một lượng lớn công trình hết sức độc đáo và có giá trị cả về mặt lịch sử lẫn về mặt kiến trúc.

Khu di tích tháp Chăm Bình Định  ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo với hơn 20 cụm di tích đền tháp đồ sộ và đẹp mắt cùng với nhiều phế tích khác. Những di tích này chủ yếu là các lăng được xây dựng chủ yếu với mục đích thờ cúng các vị thần là chính. Các vị thần được thờ trong các lăng này đa phần là thần Siva, thần Ganesha,… Ngoài ra cũng có không ít lăng còn thờ cả các vị Phật.