K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2018

Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chi có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón tết trong ấm cúng.

Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cùng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.

Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.

Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.

Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.

Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.

Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:

Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng bảo cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật nhanh.

Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi - những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:

Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.

Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mất đi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.

Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.

Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:

Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đây phải chăng là thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Nhà ta nhỏ nhưng rết rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.

Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!

7 tháng 1 2018

Trời đã tối, cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Giây phút đón giao sắp đến. Vậy mà chúng tôi vẫn cùng cô bé tội nghiệp rong ruổi qua từng con phố. Chúng tôi tự nhủ hãy nằm yên, nằm yên và cầu nguyện để tất cả chúng mình sẽ đi về nhà ai đấy. Chi có vậy và chỉ có vậy thôi, cô chủ mới được về nhà để đón tết trong ấm cúng.

Thế nhưng thật oái oăm thay. Đêm ba mươi, ai còn đi mua diêm làm chi nữa. Giờ này họ đã yên ổn cả rồi. Họ đang ngồi bên lò sưởi và chờ đến giờ phá cỗ. Chúng tôi biết vậy và cả cô chủ nhỏ tội nghiệp của chúng tôi cùng thế. Nhưng cô vẫn cứ đi, lang thang trong rét mướt và hy vọng. Niềm hy vọng ấy trong cái đêm nay thật quá nhỏ nhoi. Vậy mà nó chỉ chực chờ để tan biến mất.

Trời đã về khuya. Và chúng tôi cảm thấy đôi bàn tay của cô chủ đang cứng lại. Cô dừng lại và ngẫm nghĩ về một điều gì đó. Bỗng đột nhiên, cô rút một trong số chúng tôi ra và quẹt sáng. Anh bạn của chúng tôi bén lửa rất nhanh loáng qua rồi biến đi trên nền than hồng rực. Chúng tôi không biết cô bé nghĩ gì nhưng ánh mắt cô bé rất vui và hình như miệng cô còn ánh lên cả một nụ cười thì phải.

Cô bé duỗi chân ra nhưng đờ đẫn nhìn que diêm vụt tắt. Cô lại bần thần và suy nghĩ hồi lâu. Chắc cô bé đang lo không bán được diêm, về nhà sẽ bị cha chửi mắng.

Thế rồi, mạnh mẽ hơn, cô lại quẹt lửa anh bạn thứ hai. Lửa lại cháy và sáng rực. Ánh mắt cô bé lại vui lên. Khuôn mặt đỏ hồng rạng rỡ. Nhưng không đầy một phút sau, anh bạn tôi vụt tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn là những bức tường lạnh lẽo, dày đặc, tối tăm. Phố xá vẫn vắng teo và lạnh buốt. Tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến nơi hò hẹn.

Cô chủ không còn nghĩ về cha. Cô không còn sợ. Cô quẹt thêm một que diêm nữa. Lần này cảm giác như anh bạn của chúng tôi bốc cháy lâu hơn. Niềm vui cũng dừng lại trên khuôn mặt của cô chủ tôi lâu hơn đôi chút. Không biết lúc này cô bé đang nghĩ đến cái gì, đến cây thông Nô-en hay đến người bà yêu quý.

Cô bé lại quẹt thêm một que diêm nữa. Một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh. Cô bé cười và reo lên hạnh phúc:

Bà ơi! Cho cháu đi với! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Nô-en ban nãy. Nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi đây. Trước khi bà về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết nhường nào. Dạo ấy bà từng bảo cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin với thượng đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu.

Anh bạn thứ tư của chúng tôi vụt tắt. Thế là cái ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô chủ nhỏ cũng biến mất luôn. Nhưng cô bắt đầu lôi ra tất cả chúng tôi và quẹt sáng. Dường như cô chủ của chúng tôi đang muốn níu kéo một điều gì. Chúng tôi nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Và chúng tôi nhận ra trên khuôn mặt kia đang nở ra một nụ cười mãn nguyện. Một xó tường bỗng vụt sáng lên nhưng cũng chỉ một phút sau nó lại trở về với cái tối tăm lạnh lẽo. Chúng tôi đã thắp lên những tia sáng cuối cùng còn cô chủ của chúng tôi thì bỗng nhiên gục xuống. Có lẽ cô mệt quá. Cô đã không ăn và không nghỉ suốt những ngày qua nên chắc bây giờ đang đói lả. Chúng tôi thương cô chủ quá và cầu mong sao cho đêm giao thừa qua thật nhanh.

Sáng ngày mùng một, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng và chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Chúng tôi - những que diêm còn sót lại trong túi của cô chủ đêm qua bỗng nghe thấy tiếng gọi của một người phụ nữ:

Cháu bé ơi! Cháu bé ơi! Cháu là con cái nhà ai mà ra nông nỗi thế này.

Người đi đường cũng bắt đầu xúm lại. Họ tò mò đoán và ngắm nghía cô gái có đôi má hồng và đôi môi đang cười mỉm nằm giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết hẳn. Người đàn bà khi nãy rẽ đám đông ra để chen vào. Tay bà mang theo một cốc sữa đang còn nóng và một chiếc áo lông cừu đang còn mới. Uống một cách khó khăn vài ngụm sữa, cô chủ đã mơ màng tỉnh lại. Mấy người đàn ông giúp người phụ nữ đưa cô chủ về một ngôi nhà nhỏ rồi họ tản mất đi. Bây giờ cô chủ đã tỉnh hẳn và đang ngồi bên lò sưởi.

Cháu cảm ơn bà! Cô chủ nói.

Người phụ nữ nhanh nhảu đáp:

Không có gì đâu cháu ạ! Nhìn cháu ta đã đoán ra tất cả mọi việc rồi. Ta cũng buồn như cháu. Trước đây ta cũng có một cô cháu gái nhưng thượng đế chí nhân đã rước nó đi. Giờ ta gặp cháu đây phải chăng là thượng đế thương ta mà trả cho ta đứa cháu. Nhà ta nhỏ nhưng rết rộng lòng thương. Nếu cháu muốn, cháu có thể ở đây với ta làm bạn.

Cô bé không đáp lời người phụ nữ. Mắt cô bé rưng rưng nhìn những bông tuyết đang rơi trắng xóa ngoài khung cửa. Nhưng rồi bỗng nhiên cô quay lại, sà vào vòng tay âu yếm của người thiếu phụ và nức nở: Bà ơi! Bà ơi! Bà thương cháu mà trở về với cháu thật hay sao!

20 tháng 10 2018

Mở bài :Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng Anthuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2013. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử văn hóa.[1] Hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động ở Tràng An rất hiểm trở nên được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X và sau đó Nhà Trần sử dụng làm hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến Nguyên Mông. Hiện nay nơi đây còn nhiều di tích lịch sử thời Đinh và thời Trần.

Kết bài : Lễ hội Tràng An trải qua hành trình trên sông nước qua các hang động hàng nghìn năm kiến tạo địa chất như: Hang Mây dài hơn 1 km, hang Vạng, hang Đại La, hang Vân và các điểm di tích lịch sử đền Trình, đền suối Tiên, phim trường Kong: Skull Island, hành cung Vũ Lâm. Phần hội là biểu diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc, các trò chơi dân gian ở hai bên dòng sông trong suốt hành trình rước

20 tháng 10 2018

m[r bài nè

Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2013. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử văn hóa.[1] Hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động ở Tràng An rất hiểm trở nên được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X và sau đó Nhà Trần sử dụng làm hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến Nguyên Mông. Hiện nay nơi đây còn nhiều di tích lịch sử thời Đinh và thời Trần.

kết bài nè

Liên khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động - cố đô Hoa Lư -rừng đặc dụng Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, trở thành di sản thế giới kép đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất và cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.Tôi sẽ đến thăm nó lần thứ 2

Cho đề bài “Trang phục và văn hóa” . Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau:1. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.2. Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).3. Các bạn...
Đọc tiếp

Cho đề bài “Trang phục và văn hóa” . Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau:

1. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.

2. Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).

3. Các bạn lầm tưởng rằng, ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành “văn minh”, “sành điệu”.

4. Nhà trường đang phát động phong trào chống sử dụng ma túy và ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai.

5. Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.

A. 1,2,3,4

B. 1,2,3,5

C. 2,3,4,5

D. 1,2,4,5

1
15 tháng 3 2017

Chọn đáp án: B

Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.

 

Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.

Bạn tham khảo nhé :

Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.

Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.

Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.

Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.

Tôi vẫn không hề hay biết mà trở về típ lều nhỏ trước đây mình sinh sống. Vào buổi sáng nhiều ngày sau đó, khi đang chẻ củi thì tôi nghe thấy tiếng kêu cứu của một cô gái, ngẩng đầu lên nhìn thì ra cô gái bị đại bàng tinh quắp mang đi. Tôi đã lần theo đường bay của đại bàng đến một hang núi, đến trước cửa động đang định xông vào cứu người thì bị địa bàng tấn công, như lần trước tôi cũng giết được đại bàng, khi định xuống cứu thì Lí Thông cũng vừa đến nơi, nghe nói người bị bắt là công chúa và ai cứu công chúa sẽ được nhà vua trọng thưởng. Một lần nữa Lí Thông lừa tôi xuống hang đại bàng cứu công chúa, tôi ngay lập tức đồng ý. Khi công chúa lên đến nơi thì hắn ta lấy đá lấp cửa hang, để tôi không thể lên. Lúc bấy giờ tôi mới biết lòng dạ thâm độc của Lí Thông.

Tôi đã đi xung quanh hang động để tìm cửa ra thì vô tình cứu được con trai của vua thủy tề, sau đó được vị vua này ban cho cây đàn thần. Tôi mang theo đàn thần trở về túp lều của mình, nửa đêm hôm đó oan hồn của xà tinh và đại bàng đã đã lấy trộm bảo vật trong cung cấm, vu oan cho tôi, tôi bị giam vào trong ngục, buồn chán tôi mang cây đàn ra đánh thì có người mang tôi đến diện kiến nhà vua. Lúc này công chúa nhìn tôi và nói với vua cha rằng chính tôi đã cứu nàng. Nhà vua đã chọn tôi làm phò mã còn mẹ con Lí Thông thì bị trừng phạt thích đáng.

Không lâu sau đó, mười tám nước chư hầu đã kéo quân xâm lược, nhà vua đã giao cho tôi trọng trách cầm quân đánh giặc. Khi ra trận tôi dùng cây đàn thần vua thủy tề cho để làm tê liệt ý chí chiến đấu của quân giặc. Khi đã giành đc thắng lợi tôi còn mang liêu cơm thần ra để thiết đãi quân chư hầu, ban đầu chúng tỏ vẻ coi thường lắm vì liêu cơm rất nhỏ mà quân sĩ đến vài chục vạn người. Nhưng liêu cơm ăn bao nhiêu cũng không hết, quân chư hầu bấy giờ mới tâm phục khẩu khục và không dám sang xâm phạm nữa. Cũng từ đó tôi và công chúa Quỳnh Nga sống hạnh phúc mãi mãi.

18 tháng 11 2018

khó quá trời luôn 

21 tháng 4 2020

Uchiha mình sẽ cho bạn 1 vài luận điểm để triển khai trong bài viết

Những luận điểm chính cần triển khai:

- Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh muôn màu ; muôn vẻ cuộc sống.

- Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm vui,niềm hăng say làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao.

- Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất nước bước lên tầm cao mới, khẳng định được tự thể tồn tại đường hoàng của mình trước thế giới, nhân loại.

- Thế hệ trẻ phải biết không ngừng khám phá, sáng tạo, “đi con đường của các thế hệ  trước đã đi/ bằng rất nhiều lối mới”.