K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hồ Gươm là địa điểm bao gồm những cảnh đẹp khác nhau như cầu Thê Húc, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Tháp bút, Đài Nghiên. Bước vào ấn tượng đầu tiên của em là quang cảnh xanh tươi của hồ hiện lên trước mắt, bên bờ hồ là những hàng liễu xanh yêu kiều duyên dáng rủ mái tó xanh xuống mặt hồ soi bóng mình. Mặt hồ là sự hòa hợp giữa màu xanh của nên trời thu trong vắt cùng màu xanh của cây cối đang soi bóng mình ven bờ.Bắc ngang dòng sông là cầu Thê Húc, cầu sơn màu đỏ cong cong như con tôm nối giữa bờ bên này và đến Ngọc Sơn. Ngay trước cổng vào đền là một cây đa cổ thụ trông rất nghiêm trang cổ kính. Đứng trên cầu Thê Húc nhìn ra xa một chút giữa hồ là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính. Tháp được xây trên gò đất, cỏ mọc xanh um. Hồ Gươm thật đẹp so với tưởng tượng của em, một nét đẹp cổ kính mà bí ẩn, nó thu hút sự tò mò của con người. Hàng ngày có rất nhiều khách du lịch bốn phương đến nơi đây để chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa của Việt Nam ,em tin rằng khi họ đặt chân và ngắm nhìn nơi đây, ai cũng phải trầm trồ trước bề day lịch sử ẩn chứa trong những bức tường quấn rêu phong và vẻ đẹp nghiêm trang cổ kính ấy.

4 tháng 12 2017

     Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...

Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:

Nhất cao là núi Ba Vì,

Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:

Bắc Cạn có suối đãi vàng,

Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:

Phồn hoa thứ nhất Long Thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn,Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,

Hỏi ai xây dựng nên non nước này?

Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:

Đông Ba, Gia Hội hai cầu

Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.

Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:

Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.

Nhà Bè nước chảy phân hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về

Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.

Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.

Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.

Anh về Bình Định thăm cha,

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca đao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

Chúc bạn học tốt!

4 tháng 12 2017

lên văn mẫu đầy muốn câu comment ak

20 tháng 9 2018

Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.

Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.

Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. 
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp. 
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau. 
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

22 tháng 10 2018

Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca dao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu...?

Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.

hok tốt 

# Puka #

22 tháng 10 2018

ài ca dao thứ tư, thú vị thay, giọng ca, lời ca phóng khoáng linh hoạt, cảnh thiên nhiên và nhân vật trữ tình hoà hợp, đậm chất đồng quê, khác hẳn hai bài trước : Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Về bố cục, bài ca dao này gồm hai phần vừa độc lập vừa gắn bó với nhau. Hai câu đầu tả cảnh đồng lúa trong buổi bình minh. Hai câu sau miêu tả dáng hình cô thôn nữ đẹp đẽ, thơ mộng như đồng lúa, như những chẽn lúa... về giọng điệu, đây là loại bài ca tự do, ngôn ngữ được nới rộng theo đối tượng miêu tả và tâm trạng nhân vật trữ tình. Hai câu đầu, mỗi câu kéo dài mười hai tiếng. Câu thứ ba không phái sáu tiếng mà là bảy tiếng. Chỉ câu bốn mới trở lại tám tiếng bắt vần với câu ba giống thể thơ lục bát. Đây là bài ca dao lục bát biến thể, một thể thơ khá phố biến trong kho tàng ca dao Việt Nam. Điều cần trao đổi về bài ca này là chủ thể trữ tình. Ai "đứng... ngó" cánh đồng ? Ai nói: "thân em" ? Đây là lời người khác hỏi, hay lời cô gái tự than ? Có người cho rằng đây là lời chàng trai làng. Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông, bát ngát, thấy cô gái xinh đẹp, mảnh mai..., tỏ lời ca ngợi cánh đồng, tỏ tình với cô gái. Có người lại hiểu: đây là lời cô gái. Đứng ngắm đồng quê xanh tốt, lúa đang ngậm đòng, cô thôn nữ đã cất lời ca, ca ngợi cảnh giàu đẹp của cánh đồng, từ đó nghĩ về mình, nhan sắc và thân phận mình...

Nguon : http://www.hoctotnguvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-ca-dao-dan-ca-nhung-cau-hat-ve-tinh-yeu-que-huong-dat-nuoc-con-nguoi-23-1693.html

2 tháng 10 2019

Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.

Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.

Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.

Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:

Ai ai, đứng lại mà trông

Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...


 

2 tháng 10 2019

"Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người."

Vâng, quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương đất nước luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước là một khái niệm, phạm trù rộng lớn và có nhiều ý nghĩa khác nhau. Tình yêu quê hương đất nước trước hết xuất phát từ tình cảm yêu gia đình, nhà cửa, xóm làng. Nói như Ê-ren-bua: lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu tổ quốc. Chính xuất phát từ những điều giản dị, bình dị ấy, lòng yêu nước của ta càng được bồi đắp hơn. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông, đến thơ ca trung đại tình yêu nước gắn liền với quan niệm trung quân ái quốc, vậy nên trong các bài thơ việc nói chỉ tỏ lòng của bậc tao nhân mặc khách với mong muốn xoay trục đất, khin bang tế thế cũng chính là biểu hiện cao nhất của con người đạo nghĩa lúc bấy giờ. Đến thời hiện đại, văn học lãng mạn thì yêu nước là yêu lí tưởng, yêu cách mạng, yêu Đảng. Niềm vui tươi, phấn khởi của người chiến sĩ cách mạng khi được giác ngộ ánh sáng cách mạng đảng trong "Từ ấy" chính là minh chứng sâu sắc cho điều ấy:

"Từ ấy trong tôi bừng nằng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim."

Tình yêu nước, yêu quê hương là cội nguồn, gốc rễ bền chặt cho sự phát triển bền vững của ta. Nếu chỉ sống bằng những giá trị tức thời, những ham muốn của bản thân mà không khắc cốt ghi tam cội nguồn, đạo lí truyền thống dân tộc thì sớm muộn sự phát triển của ta cũng sẽ như cây cao bị trơ rễ, bật gốc dù chỉ là một cơn gió nhẹ. Lòng yêu quê hương, đất nước làm nên bản sắc trong đời sống tinh cảm của cá nhân, giúp ta không trở nên ích kỉ vì biết gắn liền với cộng đồng, biết hòa nhập và đắm mình với những đạo lí truyền thống ngàn đời của dân tộc.

Tình yêu quê hương đất nước nói cách khác chính là lòng căm thù giặc khi đất nước bị xâm lăng, khi tổ quốc gặp gian nguy. Trong "Hịch tướng sĩ', Trần Quốc Tuấn từng bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc khi chứng kiến đất nước bị giày xéo dưới gót dày quân thù: "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm thức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù." Đủ để thấy, tình yêu quê hương đất nước từ ngàn xưa đã trở thành một thứ vũ khí lợi hại, là đợt sóng ngầm nhấn chìm lũ bán nước và lũ cướp nước. Tình yêu nước cũng chính là lòng tự hào, tự tôn dân tộc trước cảnh trí non sông, trước vẻ đẹp của núi sông, cũng chính là khát vọng muốn giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Thật đáng buồn khi ngày nay, nhiều người sống một cách vô nghĩa lí khi đảo lộn những chân giá trị dân tộc. Họ quên đi cội nguồn, thay vì sống theo đạo lí 'uống nước nhớ nguồn", ăn cây táo rào cây sung. Những cá nhân như thế sớm muộn cũng sẽ bị đào thải, cô đơn lạc lõng giữa tình đồng loại, giữa nhân quần rộng lớn.

Trong thời buổi đất nước đang phát triển, hướng đến xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc thì với tư cách là những người trẻ, chúng ta cần chuẩn bị hành trang vững chắc và rèn luyện bản lĩnh cho cá nhân để đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi của ân tộc. Đó cũng chính là biểu hiện kín đáo và sâu sắc của lòng yêu nước.

5 tháng 9 2019

Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng vẫn còn rất trẻ mặc dù hàng ngày mẹ rất vất vả lo toan cho gia đình. Hàng ngày trước khi đi làm, mẹ dậy từ rất sớm để lo bữa sáng cho cả nhà. Mẹ nấu ăn rất ngon nên cả nhà ai cũng thích. Sau khi lo cho cả nhà ăn sáng, mẹ còn phải nấu một số món cho cả nhà ăn trưa vì mẹ đi làm xa trưa không về nhà được. Buổi chiều khoảng sáu giờ mẹ mới về đến nhà. Vừa bước chân vào nhà mẹ đã phải tất bật với biết bao nhiêu là công việc. Nào là nấu ăn, nào là giặt đồ, nào là dọn dẹp nhà cửa. Nhìn dáng mẹ những lúc như thế em thấy thương mẹ vô cùng. Em cũng giúp mẹ làm những việc nhẹ nhàng nhưng mẹ không cho. Mẹ bảo em cứ lo học cho giỏi là mẹ vui rồi. Sau khi cả nhà ăn tối, vừa dọn dẹp xongthif mẹ lại hướng dẫn em học. Khi mọi công việc xong xuôi, mẹ mới bắt đầu làm những công việc ở cơ quan còn dỡ dang. Em thầm nghĩ, một ngày có lẽ mẹ làm việc hơn hai phần ba thời gian. Em mong sao mình chóng lớn để giúp mẹ một số công việc cho mẹ đỡ vất vả hơn.

5 tháng 9 2019

Việt Nam, ngày ... tháng ... năm ....

Cô Ê- mi-li kính mến !

Hôm nay trong giờ học lịch sử, khi nói về thắng lợi của cuộc kháng chiến của dân tộc cháu, cháu hiểu ra rằng để giành lại độc lập cho dân tộc mình, không phải chỉ có sự hy sinh xương máu của biết bao thế hệ người Việt Nam mà còn của biết bao người yêu chuộng hoà bình trên thế giới mà người cha của cô là No-man Mơ-ri-xơn là một chiến sĩ vô cùng anh dũng và tiêu biểu.

Thưa cô Ê-mi-li !

Nơi ở của cháu và cô cách nhau nửa vòng trái đất. Cháu muốn nhờ cánh thư nhỏ này gửi tới cô lời biết ơn chân thành nhất của cháu cũng như của cả dân tộc cháu.

Cô ơi ! Thế hệ chúng cháu là thế hệ được sinh ra trong hoà bình, được sống trong bầu không khí trong lành, được hạnh phúc trong vòng tay âu yếm đầy đủ của cha mẹ, của thầy cô giáo và của tất cả mọi người. Có thể chúng cháu sẽ không hiểu được những cái giá mà dân tộc cháu và những người như cha cô phải trả - nếu không có được những giờ học lịch sử như hôm nay và những câu chuyện cảm động và chân thực mà chúng cháu được đọc qua báo chí.

Cô ạ ! Khi đọc câu chuyện "Ngọn lửa Mo-ri-xơn", cháu không khỏi bùi ngùi xúc động về tấm gương hy sinh anh dũng của cha cô - người mà cô hằng yêu kính. Cái ngày mà cha cô ra đi và quyết định làm một nghĩa cử cao đẹp: Ông tẩm xăng vào mình và châm lửa tự đốt cháy cơ thể của mình để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Đó là ngày 2 tháng 11 năm 1965. Lúc ấy, cô vẫn còn bé lắm nhỉ ? Mới có 18 tuổi thôi phải không cô ? Ôi, 18 tháng tuổi, cái tuổi hãy còn non nớt và hết sức ngây thơ. Nét thơ ngây ấy như đọng lại ở đôi mắt tròn xoe nhìn người cha không chớp như muốn ghi nhớ hình bóng người cha thương yêu vào trong tâm khảm. Và có người cha nào lại không thương con, không muốn sống cùng con, che chở cho con trong bước đường đời đầy thử thách và nghiệt ngã ? Thế nhưng, cha của cô trong niềm yêu thương con vô hạn, hôn con lần cuối, để quyết định hy sinh thân mình vì nghĩa lớn. Đọc đến đây, cháu đã khóc, khóc rất nhiều vì cháu thương mến và cảm phục ông đã hy sinh một cách anh dũng đến thế ! Thương cho cô mới 18 tháng tuổi đã phải mất cha ! Nhưng cháu đã khâm phục ông rất nhiều và cháu lại càng cảm thấy tự hào khi biết rằng lực lượng yêu chuộng hoà bình trên thế giới có một chiến sỹ quả cảm như ông. Cháu cũng như nhân dân cháu vô cùng biết ơn ông, một chiến sỹ yêu chuộng hoà bình của dân tộc Mỹ. Là một người Mỹ, ông đã dám đứng lên đấu tranh để phản đối sự tham gia quân sự ngày càng sâu của chính phủ Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Phải chăng, ông là một người có trái tim nhân ái bao la, có tinh thần quốc tế cao cả, có tấm lòng yêu chuộng hoà bình sâu sắc ? Ngọn lửa từ thân thể ông đã lay động và thức tỉnh bao con tim trên khắp hành tinh, đã thổi bùng lên phong trào yêu chuộng hoà bình trên toàn thế giới. Và nó đã góp phần rất quan trọng giúp đỡ cuộc cách mạng vinh quang của dân tộc Việt Nam mau chóng đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Nhà thơ Tố Hữu, một nhà thơ lớn của dân tộc cháu ngày ấy viết bài thơ: "Ê-mi-li con" để ca ngợi ông - một con người quả cảm anh dũng - dám hy sinh thân mình vì nền hoà bình của dân tộc khác:

Ê-mi-li con ơi!
Trời sắp sáng rồi...
Cha không bế con về được nữa!
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đến tìm con...
Hôm nay, chúng cháu được sống trong một đất nước hoà bình tự do, thành quả mà cha ông chúng cháu đã đổ bao máu xương để giành lại cho tuổi thơ chúng cháu hôm nay. Chúng cháu luôn tự nhắc mình phải sống sao cho xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam mạnh giàu hôm nay. Phải sống sao để không phụ lòng người cha của cô - người con của chiến sỹ hoà bình vĩ đại No-man Mo-rĩon. Dân tộc Việt Nam chúng cháu và các thế hệ thiếu nhi Việt Nam mãi mãi biết ơn và không bao giờ quên "ngọn lửa Mo-ri-xon".

Cô ạ ! Hôm nay trên đất nước Việt Nam chúng cháu vẫn còn rất nhiều những bạn nhỏ bị tật nguyền do di chứng của chất độc màu da cam để lại trong mỗi người cha, người mẹ của họ trong cuộc kháng chiến vừa qua. Nhìn các bạn ấy sao lòng cháu thấy đau đơn và xót xa. Chiến tranh và những di chứng của nó để lại sao mà tàn khốc thế. Chứng kiến hậu quả của nó hôm nay, cháu càng thấm thía giá trị của sự hy sinh của cha cô đối với hoà bình.

Hàng ngày, qua màn hình ti vi, cháu vẫn thấy nhiều nơi trên thế giới còn diễn ra những cuộc chiến tranh sắc tộc. Và tuổi thơ của nhiều dân tộc vẫn đang đói rách cơ cực, phải hứng chịu những mất mát đau thương từ những cuộc chiến tranh ấy. Làm thế nào để tuổi thơ trên khắp hành tinh này được sống vui vẻ hồn nhiên mãi mãi trong hạnh phúc hoà bình ? Cháu mong sao trên cõi đời này tất cả mọi người hãy là những người yêu chuộng hoà bình tha thiết như cha cô để một thế giới không có chiến tranh, để không còn đói nghèo, để tuổi thơ chúng cháu ở đâu trên trái đất này cũng được sống êm đềm và hạnh phúc.

Thưa cô, cháu tin chắc rằng nếu như không có mạng lưới bưu chính đang ngày một hiện đại toả khắp hành tinh nay thì hôm nay có lẽ cháu không thể nào bày tỏ và chia sẻ tình cảm của cháu đối với cô được. Bưu chính mãi mãi là nhịp cầu nối liền tình cảm của biết bao người, biết bao dân tộc trong một thế giới hoà bình và hữu nghị. Cháu nghĩ đó cũng là ước vọng lớn lao của cha cô khi tự mình đốt lên "ngọn lửa Mo-ri-xon" ngày nào ?

Cô ơi ! Một lần nữa từ trái tim mình, cháu xin gửi đến cô tình cảm trân trọng và biết ơn. Cháu hy vọng rằng một ngày nào đó, cô có dịp sang Việt Nam thăm đất nước và con người của dân tộc cháu, một dân tộc đã gắn chặt số phận của cha cô và cô cùng biết bao người dân nước Mỹ.

Cháu mong chờ thư của cô.

Cháu vô vàn yêu quý cô

26 tháng 7 2018

Quê hương là chùm khế ngọt  Cho con trèo hái mỗi ngày  Quê hương là đường đi học  Con về rợp bướm vàng bay" Mỗi khi nghe đến lời bài thư trên, bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu lại ùa về. Những kỉ niệm ấy đẹp biết bao, nhưng có lẽ những kỉ niệm về quê hương thì làm tôi nhớ nhất. Quê hương - hai tiếng thiêng liêng vô cùng. Trong đó chất chứa bao ki niệm của những ngày còn chiến tranh, những ngày tôi còn là một đứa trẻ hồn nhiên. Quê hương là nơi mọi người dược sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời. Dù có đi đâu xa xôi tôi cùng sẽ luôn nhớ đến quê hương - nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên. Vào những buổi sớm khi ánh binh minh vừa ló dạng, mang theo những tia nắng ấm áp cho cuộc sống làng quê bình dị, dân dã. Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh mây trắng lừng lờ trôi. Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc. Lúc đó, cảnh vật và con người dường như chan hoà, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ” thiên nhiên vẽ nên. Thật tuyệt đẹp! Lúc mặt trời đứng bóng, canh vật lúc này thật sự chìm trong cái oi bức của mặt trời. Các bác nông dân cũng đã mệt moi vì làm việc. Những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng. Những cơn gió nhẹ thoảng qua làm cho lá tre đung dưa tạo ra tiếng kêu rì rào, xào xạc nghe thật vui tai. Những chú chim hót véo von làm tôi cỏ cảm giác như đang lạc giữa một thiên đường. Cảm xúc thật khó tả! Nhanh thật, thấm thoát ngày cũng trôi qua. Đêm đến, cà vùng quê như chìm vào giấc ngù say, chỉ còn chú gà trống vẫn ngày đêm làm việc, báo thức cho mọi người. Khác với nơi thành phố xa hoa lúc nào cùng nhộn nhịp tiếng xe cộ, tiếng ồn ào, tấp nập từ các hàng quán. Làng quê lại chọn sự yên bình, nhường chỗ cho các chú dê, ềnh ưỡng kêu ồm ộp vang suốt đêm dài. Chỉ có ở làng quê, chúng ta mới thấy hết được cái thanh bình, thoang thoảng mùi hương đồng nội, gió cỏ rì rào. Vào những đêm trăng rằm, tôi nhìn thấy cả một vầng trăng tròn, sáng rực cả một không gian. Nó khiến cho lòng tôi bâng khuâng, một cảm xúc mơ hồ chìm trong cảnh vật làng quê. Những hình ánh, những tình cảm rất thực ấy sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí, sẽ không bao giờ phai mờ trong trái lim lôi. Giờ đây ngẫm nghĩ lại, tôi cảm thấy yêu quê hương mình biết bao. Quê hương là bước đường giúp tôi vững bước vào đời. Thật xót xa cho những ai xa quê mà không được một lần về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi tự nhủ với lòng mình  sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương, đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn, vững mạnh hơn.

6 tháng 4 2023

hay

giúp mk các đề này nhanh nha!!! mai mk thi HKI rùi T^TDựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về buổi khai trườngDựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của nhà trườngDựa vào văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10...
Đọc tiếp

giúp mk các đề này nhanh nha!!! mai mk thi HKI rùi T^T

  1. Dựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nghĩ của em về buổi khai trường
  2. Dựa vào văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của nhà trường
  3. Dựa vào văn bản "Mẹ tôi" của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu lên vai trò của người mẹ
  4. Dựa vào những câu ca dao dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu nêu vai trò của đạo làm con
  5. Dựa vào ca dao dân ca - những câu hát về tình cảm gia đình (sgk/35), em hãy viết đoạn văn nêu lên vai trò của gia đình
  6. Dựa vào bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người, em hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu nói về tình yêu quê hương đất nước

Ai rảnh ko giúp mk điiiiii

 

6
20 tháng 12 2016

1)

Thu về mang cho bầu trời bộ áo mới trong xanh, gửi một chút se lạnh trong làn gió và những tia nắng vàng màu hoa cúc. Như bao bạn học sinh khác, hôm nay em dậy sớm để đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Con đường đất đỏ thân quen hôm nay vui hẳn lên bởi tiếng cười nói của các bạn học sinh mang màu áo trắng tinh khôi. Hương hoa sữa hòa quyện vào mùi cỏ đồng nội thơm lạ kì. Những vòng quay xe đạp đưa em đến trường bằng niềm vui và lòng háo hức...Ồ! Em chợt nhận ra ngôi trường thân yêu của mình nằm giữa những ngôi nhà mái bằng san sát nhau.. Sau ba tháng hè, trường em như khoác trên mình một bộ áo mới: nào là cờ hoa, băng rôn,... Trên cổng chính là dòng chữ đỏ chói “NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI 2012- 2013”. Cánh cổng hôm nay mở rộng đón chào các bạn học sinh vào năm học mới. Bước vào sân trường là không khí náo nức, rộn rã ngày khai giảng chợt ùa vào trong tim. Sân trường hôm nay như nhỏ hơn bởi những dòng người cùng niềm vui, niềm háo hức ngày khai trường về dự lễ. Đây là những bạn học sinh mới bước chân vào ngôi trường THCS với sự hồi hộp và lạ lẫm. Kia là các bạn lớp trên đang vui mừng quàng vai bá cổ nhau sau ba tháng hè dài... Khắp sân trường tràn ngập tiếng nói cười...

2)

Công bằng mà nói, giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng môi trường sư phạm không phải là “ốc đảo” trong xã hội ta, một xã hội có bộ phận không nhỏ bị thoái hóa, biến chất, sống theo lối sống thực dụng, vô cảm. Mặt trái của kinh tế thị trường đã và đang tấn công như vũ bão vào văn hóa truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Bước ra khỏi cổng trường, học sinh phải đối mặt với rất nhiều tệ nạn xã hội như cảnh dòng người chen chúc hỗn độn trên đường lúc tan tầm, cảnh đánh chửi nhau như cơm bữa trên hè phố...Và cách đây chưa lâu trẻ em được tận mắt chứng kiến cảnh người lớn phá tan tành phố hoa xuân của Hà Nội.
Khi về nhà, không ít học sinh tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ cãi chửi, thậm chí đánh nhau, được nghe bố mẹ bàn về những mánh lới làm ăn, nghe bố mẹ than phiền những bức xúc ở cơ quan với hàng loạt chuyện ghen ăn, tức ở, chuyện hối lộ, chạy chức chạy quyền...Tất cả những yếu tố trên đã ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa học đường trong nhà trường hiện nay.
Văn hóa học đường được tạo dựng nên bởi nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất, quyết định nhất theo tôi là ba yếu tố. Đó là nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo và vai trò của cha mẹ học sinh.

20 tháng 12 2016

3)

Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội.Trong gia đình, thường thì người cha giáo dục con cái về chí hướng, sự nghiệp và nghị lực; còn người mẹ thường thiên về bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm cho con. Nhờ công lao sinh thành, dưỡng dục của những người mẹ hiền, nhiều người con đã thành đạt, hiển vinh, nhiều người con đã thành những anh hùng, thậm chí đã trở thành thiên tài. Một văn hào đã từng nói: “ Không có phụ nữ thì không có người mẹ. Không có người mẹ thì không có các anh hùng”.Một gia đình có nề nếp, gia phong thì cha mẹ là tấm gương cho con cái noi theo. Trong đó, vai trò giáo dục con cái vẫn thuộc về người mẹ đúng như câu tục ngữ mà dân gian vẫn lưu truyền: “Phúc đức tại mẫu”. Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mẹ vẫn luôn là người bao dung, che chở, dõi theo bước con đi. Trên bước đường thành công của ***** luôn là hậu phương, là chỗ dựa vững chắc nhất của con về mọi mặt. Mẹ luôn là bờ vai ấm áp để cho con tựa vào, mỗi lúc con vui mẹ vui cùng con, lúc buồn con sà vào lòng mẹ để được mẹ ôm ấp, vỗ về, động viên: ***** hãy mạnh mẽ lên và tiếp bước trên con đường tương lai. Những gì mẹ dành cho con, những gì mẹ dạy cho con sẽ là hành trang con mang theo suốt cuộc đời. Mẹ là người thầy đầu tiên và cũng là người thầy suốt đời của con.Ngày nay, vai trò của người mẹ càng được đề cao. Mẹ không chỉ là người mẹ hiền đảm đang, gìn giữ hạnh phúc gia đình mà còn là những nhà khoa học, những vị lãnh đạo, những cán bộ có năng lực…Chính vì thế, ảnh hưởng của người mẹ đối với việc giáo dục con cái cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.

4)Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.
 

15 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Bạn Komako thân mến!

 

Tớ tên là Nguyễn Nhật Linh học sinh lớp 7 tớ đến từ đất nước Việt Nam. Tuần vừa qua tớ được du ngoại cùng đất nước bạn với nhiều ấn tượng đẹp và đáng nhớ nhưng chỉ là qua màn ảnh nhỏ.

 

Tớ ao ước rằng một ngày gần đây tớ sẽ được đến thăm đất nước đất nước Nhật Bản thân yêu của bạn để được trượt trên nền tuyết trắng, được khoác trên mình bộ kimono duyên dáng của đất bạn. Được thưởng thức cái lạnh buốt giá.

 

Bạn Komako thân mến!

 

Đất nước Việt Nam của tớ là có hình chữ S với khí hậu ôn đới. Một năm có bốn mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu khá ấm áp và dễ chịu.

 

Mùa xuân là mùa của những lễ hội và vui chơi. Mùa của cây cối trăm hoa đua nở, vươn chồi nảy lộc, mùa của những tuổi trẻ và tình yêu con người căng tràn sức sống. Mùa thu với cơn gió heo may với gió se se lạnh làm cho con người ta như muốn hít thở tất cả vào lòng. Mùa của lá vàng rụng đầy đường phố cả thành phố như tràn ngập sắc vàng.

 

Mùa hè là mùa của du lịch vì đất nước tớ bao bọc xung quanh đều là biển cả. Mùa đông ở đây không quá lạnh, là mùa của những lễ cưới con người như chờ đợi từng ngày để đến mùa đông sưởi ấm cho nhau. Mùa hạ với cái thời tiết khô hanh, mùa của những cơn mưa rào trời như đổ nước xuống tưới tiêu cho hoa màu xanh mơn mởn.

 

Bạn Komako thân mến!

 

Đất nước tớ là một đất nước rất giàu và đẹp bạn à. Có rất nhiều những khu du lịch đã được unesco công nhận là di sản thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng, Phố Cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế……

 

Nếu có dịp bạn sang Việt Nam tớ sẽ sẵn sàng làm hướng dẫn viên du lịch cho bạn. Chúng ta sẽ có cuộc vi hành từ Bắc vào Nam. Điểm đầu tiên chúng ta dừng chân đó sẽ là quê hương của người Bác kính yêu của đất nước tớ đó là Nghệ An. Tớ muốn bạn biết rằng tuy Bác là một vị lãnh tụ của đất nước nhưng Bác vẫn có cuộc sống giản dị mà thanh cao.

 

Điểm tiếp theo chúng ta đến sẽ là Huế mộng mơ. Bạn sẽ được ngắm dòng sông hương lặng lờ trôi nó đang vươn mình chuyển hướng nhưng không hề có một tiếng động nào cả. Vẫn cứ im lìm lặng yên. Rồi những cô gái Huế mặc áo tím thủy chung với giọng Huế ngọt ngào dễ đi và lòng người.

 

Và điểm ta không thể bỏ qua đó là Đà Nẵng với cái tên thành phố đáng sống. Bạn sẽ được nằm dài dưới bãi biển Mỹ Khê cắt trắng, ngắm nhìn những lớp sóng xô bờ. Điểm đến cuối cùng đó là Hội An. Với những phố cổ dài, kiến trúc hoàn mĩ không chê vào đâu được, con người ở đây bình yên lặng lẽ.

 

Việt Nam quê tớ còn nhiều thứ đẹp lắm tớ sẽ giới thiệu bạn dần dần. Có lẽ bạn đã hình dung được một phần đất nước Việt Nam của tớ và hiểu vì sao con người Việt Nam cần cù và anh dũng lại yêu quê hương đất nước mình đến thế.

 

 

15 tháng 10 2021

cảm ơn ạ

 

 

 

19 tháng 2 2017

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Để tìm hiểu đề cần tìm hiểu kĩ yêu cầu của đề bài, phải xác định được nội dung chính

- Viết bức thư giao tiếp (chú ý tới hình thức viết thư: lí do viết thư, nội dung thư, lời tạm biệt cuối thư, kí tên)

- Cho một người bạn (đối tượng giao tiếp)

+ Để bạn hiểu về đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, góp phần xây dựng tình bạn, tình hữu nghị giữa tuổi trẻ hai nước nói riêng và người dân hai nước nói riêng

- Đề cập tới đất nước mình (nội dung giao tiếp)

Viết về lịch sử, địa lý, lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền thống tốt đẹp…của Việt Nam

2. Lập dàn ý

Mở bài

+ Thời gian viết thư

+ Người nhận thư

+ Lý do viết thư

Thân bài

- Kể về truyền thống lịch xây nước và giữ nước

- Kể về truyền thống văn hóa tinh thần

 

- Kể về danh lam thắng cảnh nổi tiếng

- Kể về tình hình phát triển hiện tại

Kết bài

- Lời chào tạm biệt

- Lời hứa hẹn

 

 
12 tháng 12 2018

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Để tìm hiểu đề cần tìm hiểu kĩ yêu cầu của đề bài, phải xác định được nội dung chính

- Viết bức thư giao tiếp (chú ý tới hình thức viết thư: lí do viết thư, nội dung thư, lời tạm biệt cuối thư, kí tên)

- Cho một người bạn (đối tượng giao tiếp)

+ Để bạn hiểu về đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, góp phần xây dựng tình bạn, tình hữu nghị giữa tuổi trẻ hai nước nói riêng và người dân hai nước nói riêng

- Đề cập tới đất nước mình (nội dung giao tiếp)

Viết về lịch sử, địa lý, lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền thống tốt đẹp…của Việt Nam

2. Lập dàn ý

Mở bài

+ Thời gian viết thư

+ Người nhận thư

+ Lý do viết thư

Thân bài

- Kể về truyền thống lịch xây nước và giữ nước

- Kể về truyền thống văn hóa tinh thần

 

- Kể về danh lam thắng cảnh nổi tiếng

- Kể về tình hình phát triển hiện tại

Kết bài

- Lời chào tạm biệt

- Lời hứa hẹn