K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hình ảnh “cánh chim buồn nhớ gió mây” biểu đạt khao khát được giống như cánh chim tung bay với gió mây ngoài trời, được thoát ra bên ngoài cánh cửa nhà lao để về với đồng đội đồng chí.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Hình tượng “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc bồi hồi, hi vọng rồi lại thất vọng khi không nhìn thấy bóng hình "em" đứng bên sông đợi mình. Kí ức về sông Đáy không chỉ là kí ức về người mẹ, mà còn là kí ức về tình yêu. Sông Đáy và "em" trở thành chuyện của quá khứ, cả hai đã đi rất xa trong kí ức tác giả. Nhưng giờ đây, nó một lần nữa sống dậy, sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Ngày tác giả trở về, mẹ vẫn đứng đó đợi nhưng hình bóng "em", nay đã không còn.

16 tháng 11 2019

Ở khổ thơ tâm trí Hàn Mặc Tử hướng về hình ảnh không thể tách rời thôn Vĩ Dạ, đó là sông Hương với nét tiêu biểu cho xứ Huế êm đềm, thơ mộng

+ Ẩn sâu bên trong là nhiều cảm xúc, suy tư của nhà thơ

- Trong hai câu thơ đầu, Hàn Mặc Tử tả thực vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế: gió mây bay nhè nhẹ, dòng chảy lững lờ, cây cỏ khẽ đung đưa

- Tác giả nhân hóa, diễn tả sự chia lìa, tan rã

+ Dòng nước: buồn thiu. Dòng sông lặng lờ bất động, không muốn chảy như đánh mất đi sự sống của mình

+ Hoa bắp lay: sự lay động nhẹ nhàng

- Cảnh vật buồn, lòng người buồn

- Hình ảnh sông trăng, con thuyền lung linh, kì ảo

+ Bút pháp tượng trưng thể hiện sự khao khát hạnh phúc

+ Câu hỏi: thể hiện sự mong ngóng, hi vọng và cả nỗi đau thương, tuyệt vọng

→ Câu thơ đẹp, gợi cảm, gợi cảm giác bâng khuâng, xót xa

4 tháng 4 2017

=> Đáp án A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Không gian: bên lò lửa đỏ

- Thời gian: ngày mai, đêm đông

- Nhân vật trữ tình không tuyệt vọng, không bi lụy, nhưng tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn bằng cách gọi tên người yêu. Trong tuyết lạnh mà bất giác nghĩ về lò lửa đỏ, về mái ấm hạnh phúc gia đình, hy vọng được trở về gặp lại người yêu và quây quần bên gia đình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tình cảm, cảm xúc

Từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ

Lo lắng, bồn chồn mong đợi người yêu đi tỉnh về.

Cụm từ “đợi mãi”, không gian “con đê đầu làng”.

Ngỡ ngàng, đau khổ trước sự thay đổi của cô gái cả về cách ăn mặc lẫn hành động, cử chỉ.

Hình ảnh “khăn nhung quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm” (trang phục của người thành thị) đối lập với sự giản dị, chân chất người thôn quê. Từ “rộn ràng” – sự thay đổi trong thái độ, cử chỉ.

Trách móc, xót ca, tiếc nuối vì những vẻ đẹp chân quê, bình dị, dân giã của cô gái bị đánh mất.

Biện pháp đảo ngữ “nào đâu”, câu hỏi tu từ và hàng loạt hình ảnh liệt kê quen thuộc, mang đặc trưng thôn quê như “yếm lụa sồi”, “dây lưng đũi”, “áo tứ thân”, “khăn mỏ quạ”, “quần nái đen”,…

Tha thiết, chân thành, van nài, khuyên nhủ người yêu giữ lấy những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Sự thay đổi trong cách xưng hô (từ “tôi” ở khổ đầu → “anh” khổ 3,4, cách nói “van em”, hình ảnh ẩn dụ “hoa chanh nở giữa vườn chanh” (mình là người thôn quê thì ở giữa xóm làng, quê hương càng nên giữ gìn, trân trọng những nét “quê mùa”, dân dã, mộc mạc vốn có ấy.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.

- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.

29 tháng 6 2018

1. MB: Giới thiệu tác giá, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí, trích dẫn đoạn thơ.

Nêu luận đề: Bức tranh tràng giang mênh mang, vô tận, hùng vĩ, sự vật bé nhỏ, lạc loài. Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cô đơn, bơ vơ, nỗi sầu nhân thế và tình thương nhớ quê hương da diết.

2. TB: HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng những nội dung cơ bản sau:

1. Khổ 1

- Bức tranh thiên nhiên: không gian sông nước mênh mang ( Sóng gợn tràng giang, nước... trăm ngả); Hình ảnh cõi nhân thế (Con thuyền xuôi mái, thuyền về nước lại, củi ... lạc mấy dòng). Tương quan đối lập: Không gian tràng giang bao la >< thế giới của cõi nhân sinh bé nhỏ, đơn côi.

- Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, mối sầu trăm ngả của nhân vật trữ tình giữa trời đất.

- Nghệ thuật: Đối lập, đăng đối cấu trúc, thanh điệu, từ láy, đảo cú pháp, phép bồi thấn (sử dụng từ ngữ tăng cấp), hình ảnh cổ điển và hiện đại...

2. Khổ 2

- Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ (Lớp lớp mây chất chồng thành núi bạc, cánh chim nhỏ làm cho bầu trời thêm mênh mang.)

- Tâm trạng của cái tôi trữ tình: cảm giác bơ vơ, nhỏ nhoi đến tội nghiệp, lòng nhớ quê dâng trào theo con nước triều dâng mà không cần khói sóng.

- Nghệ thuật: Phép đối, dấu hai chấm giữa dòng thơ, từ láy, thi liệu và bút pháp mang đậm màu sắc cổ điển nhưng có sáng tạo, mang màu sắc độc đáo của thơ Mới.

3. Đánh giá chung

- Bức tranh thiên nhiên mênh mang, đậm nét cổ kính, chất Đường thi nhưng gần gũi, gợi linh hồn quê hương xứ sở.

- Đi suốt hai khổ thơ là nỗi buồn triền miên vô tận của cái tôi trữ tình. Nỗi buồn đó là tiêu biểu của cả thế hệ trí thức sống trong những tháng năm ngột ngạt dưới thời Pháp thuộc, sống trên quê hương mà vẫn nhớ quê hương, là biểu hiện tình cảm yêu nước thầm kín mà tha thiết của nhà thơ. Vì thế, đó là nỗi buồn trong sáng, góp phần làm phong phú thêm cho tâm hồn bạn đọc mọi thời đại.

- Nghệ thuật: Yếu tố cổ điển kết hợp màu sắc hiện đại.

4. KB: - Khẳng định vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mang dấu ấn của một nhà Thơ Mới, thấm đẫm nỗi buồn của cái tôi Thơ Mới.

- Tình yêu thiên nhiên, yêu non sông đất nước, nỗi sầu nhân thế của Huy Cận mãi mãi chạm tới trái tim của độc giả mọi thời đại.

Tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong việc khắc hoạ hình tượng sông Hương và thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” được thể hiện rõ nét qua đoạn văn tiêu biểu trong văn bản miêu tả lại vẻ đẹp của con sông Hương từ khi ở Thượng Nguồn đến khi chảy qua Huế.

+ Việc miêu tả sông Hương ở nhiều phương diện đã cho thấy sự quan sát tinh tế và tình yêu thương của tác giả với nơi đây.

+ Chất trữ tình được vận dụng rõ nét bởi sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.