K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc kĩ bài thơ và thực hiện các yêu cầu:

                                               LỜI RU CỦA MẸ

                            Xuân Quỳnh

 

Lời ru ẩn nơi nào

Giữa mênh mang trời đất

Khi con vừa ra đời

 Lời ru về mẹ hát.

 

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn

Trong giấc ngủ êm đềm

Lời ru thành giấc mộng.

 

Khi con vừa tỉnh giấc

Thì lời ru đi chơi

Lời ru xuống ruộng khoai

Ra bờ ao rau muống.

 

Và khi con đến lớp

Lời ru ở cổng trường

 Lời ru thành ngọn cỏ

 Đón bước bàn chân con.

 

Mai rồi con lớn khôn

 Trên đường xa nắng gắt

 Lời ru là bóng mát

 Lúc con lên núi thẳm

 Lời ru cũng gập ghềnh

 Khi con ra biển rộng

 Lời ru thành mênh mông.

 

(Nguồn: Thơ Xuân Quỳnh, Kiều Văn chủ biên, NXB Đồng Nai, 1997)

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8, mỗi câu đúng được 0,5 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ “Lời ru của mẹ” được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.     B. Lục bát.    C. Bốn chữ.          D. Năm chữ.

Câu 2 (0,5 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt của bài thơ trên?

A. Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

B. Tự sự kết hợp miêu tả, nghị luận

C. Biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự

D. Biểu cảm kết hợp nghị luận

Câu 3 (0,5 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

Lúc con nằm ấm áp

Lời ru là tấm chăn.

A. Nhân hoá.        B.So sánh       C. Điệp ngữ                        D. Hoán dụ

Câu 4 (0,5 điểm): Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người con.

A. Đúng                                             B. Sai

Câu 5 (0,5 điểm):Tìm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu thơ: “Trên đường xa nắng gắt”?

Top of Form

A. Trên đường xa nắng gắt                  B. Trên đường xa

C. Nắng gắt                                          D. Đường xa nắng gắt                 

Câu 6 (0,5 điểm): Hình ảnh lời ru gắn liền với các sự vật (tấm chăn, ngọn cỏ, bóng mát…) cho em biết “lời ru” được nhìn dưới con mắt của ai?

          A. Bà nội.

          B. Người mẹ.

          C. Cô giáo.

          D. Người con.

Câu 7 (0,5 điểm): Trong bài thơ, tác giả so sánh “lời ru” với những hình ảnh nào?

          A. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, cánh đồng.

B. Tấm chăn, giấc mộng, ngọn cỏ, bóng mát

          C. Biển rộng, giấc mộng, ngọn cỏ, bầu trời

          D. Tấm chăn, giấc mộng, dòng sông, bóng mát

Câu 8 (0,5 điểm):  Xác định chủ đề của bài thơ  Lời ru của mẹ”.

A.   Tình yêu thiên nhiên

B.    Tình yêu đất nước

C.    Tình mẫu tử

D.   Tình cảm gia đình

  Câu 9 (1,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, hãy nêu ý nghĩa lời ru của mẹ (trình bày thành đoạn văn từ 5-7 câu).

Câu 10 (1,0 điểm): Kể ít nhất 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với mẹ của mình.

3
2 tháng 5 2023

miik cần gấp

 

2 tháng 5 2023

mik cần câu 9 à câu 10

 

17 tháng 10 2021

Cho tớ hỏi là mấy bn hok đến bài nào rùi ?

17 tháng 10 2021

nghệ thuật nhân hóa 

 

19 tháng 12 2021

Thơ sáu chữ

19 tháng 12 2021

Tự sự

Bài  tập 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:Đi dọc lời ruÀ ơi… đi suốt cuộc đờiVẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru.Câu ca từ thuở ngày xưa,Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.Chông chênh hạnh phúc xa vời,Lắt lay số phận những lời đắng cay.Mẹ gom cả thế gian này,Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm.Nẻo xưa nước mắt âm thầm,Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.À...
Đọc tiếp

Bài  tập 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Đi dọc lời ru
À ơi… đi suốt cuộc đời
Vẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru.
Câu ca từ thuở ngày xưa,
Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.
Chông chênh hạnh phúc xa vời,
Lắt lay số phận những lời đắng cay.
Mẹ gom cả thế gian này,
Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm.
Nẻo xưa nước mắt âm thầm,
Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.
À ơi… Bóng cả mây bay
Lời ru đi dọc tháng ngày trong con
                                           (Chu Thị Thơm, Bờ sông vẫn gió, NXB Giáo dục  1999, tr 41)
 Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
 Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau:
Câu ca từ thuở ngày xưa
Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.
Chông chênh hạnh phúc xa vời,
Lắt lay số phận những lời đắng cay.
 Câu 3. Ngẫm về lời ru của mẹ, người con đã hiểu ra điều gì?
 Câu 4. Viết đoạn văn (4-6 câu) cảm nhận về đoạn thơ trên

GIÚP E VỚI Ạ

0
ĐỀ 1 I.ĐOC-HIỂU: (4điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Mẹ, Trần...
Đọc tiếp

ĐỀ 1 I.ĐOC-HIỂU: (4điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. Nhà em vẫn tiếng ạ ời, Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về. Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” (Mẹ, Trần Quốc Minh, Theo Thơ chọn với lời bình, NXB GD, 2002, tr 28 – 29) Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì? Câu 2: (0,5 điểm) Ghi lại 2 từ ghép có trong bài thơ trên? Câu 3: (0,5 điểm) Xác định biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau. Đêm nay con ngủ giấc tròn, Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Câu 4: (0,75 điểm) Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ em vừa tìm được ở câu 3: Câu 5 . (0,75 điểm) Bài thơ trên thể hiện tình cảm gì? Câu 6. (1.0 điểm) Bài học rút ra cho bản thân em qua bài thơ?

2
7 tháng 2 2022

1, PTBĐ chính : biểu cảm

2, 2 từ ghép: con ve,ngôi sao

3, Biện pháp tu từ : so sánh

4, Tác dụng : So sánh "Mẹ" với "ngọn gió" vì ngọn gió luôn mang những điều mát mẻ, như nói lên được những điều mới mẻ mà mẹ dạy cho con và đồng thời nói lên sự hi sinh cao cả của mẹ dành cho con

5, Bài thơ trên thể hiện tình yêu thương của người mẹ dành cho con.

Bài học rút ra cho bản thân em qua bài thơ : Phải biết trân trọng, biết ơn những thứ mà mẹ mang đến cho chúng ta .

7 tháng 2 2022

Đây là bài thi hay gì đây?

1. PTBĐ: Biểu cảm

2. Hai từ ghép: lời ru, bàn tay

3. BPTT : So sánh

4. Tác dụng: Làm cho câu văn thêm sinh động

Cho thấy tình yêu thương, mong muốn con có giấc ngủ ngon của mẹ.

5. Tình cảm của mẹ dành cho con.

6. Hãy yêu thương, kính trọng và ghi nhớ công ơn của mẹ. 

1, Biểu Cảm

2 , NGhĩa gốc

3 , Người mẹ trong bài thơ được ví " Ngọn gió của suốt dời " Cho ta thấy người mẹ thật là vĩ đại

4 , Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. Sức khái quát của câu thơ thật chắc chắn nhờ vào một hình ảnh dung dị, gần gũi. Câu thơ không chỉ nói về công lao vô bờ của Mẹ mà còn bày tỏ rất chân thành con đối với Mẹ!

Hok tốt !!!

Câu 1 : Phương thức biểu đạt là biểu cảm

Câu 2 : " Mẹ " được dùng theo nghĩa gốc

Câu 3 : em hiểu được rằng ngưười mẹ đã phải vất vả quần quật làm việc vì con

Câu 4 : Nhằm thể hiện sự yêu thương , chăm sóc của người mẹ đối với người con . Làm việc vất vả vì con , vì những ước muốn  của mẹ muốn con khôn lớn thành người .

#Nhi#

HẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:    MÙA THU (1) Gió mùa thu đẹp thêm rằmmẹ ru con gió ru trăng sáng ngờiru con, mẹ hát ầu ơiru trăng gió hát bằng lời cỏ cây(2) Bồng bồng cái ngủ trên taynghe trong gió có gì say lạ lùngnghe như cây lúa đơm bôngchừng như trái bưởi vàng đung đưa cành(3) Thì ra giòng sữa ngực mìnhqua môi con trẻ cất thành men sayhiu hiu cái ngủ trên taygiấc mơ có cánh nhẹ...
Đọc tiếp

HẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

    MÙA THU

 (1) Gió mùa thu đẹp thêm rằm
mẹ ru con gió ru trăng sáng ngời
ru con, mẹ hát ầu ơi
ru trăng gió hát bằng lời cỏ cây

(2) Bồng bồng cái ngủ trên tay
nghe trong gió có gì say lạ lùng
nghe như cây lúa đơm bông
chừng như trái bưởi vàng đung đưa cành

(3) Thì ra giòng sữa ngực mình
qua môi con trẻ cất thành men say
hiu hiu cái ngủ trên tay
giấc mơ có cánh nhẹ bay lên trời

(4) Ru con, mẹ hát ... trăng ơi
con ru cho mẹ bằng hơi thở mình.

(Nguồn: Thơ Nguyễn Duy – Quê nhà ở phía ngôi sao, NXB Thanh Hóa – 2012

Câu 1 (1.0 điểm): Bài thơ trên được làm theo thể thơ nào? Nêu nội dung bài thơ.

Câu 2(1.0 điểm):  Nêu cách gieo vần ở khổ thơ thứ nhất và cách ngắn nhịp ở khổ thứ 2.

Câu 3 (1.0 điểm). Tìm 1 biện pháp tu từ so sánh ở khổ 2 và cho biết tác dụng  của biện pháp đó với việc thể hiện nội dung bài thơ.

Câu 4 (1.0 điểm). Nội dung của bài thơ khơi gợi ở em tình cảm gì đối với mẹ của mình?

II/ LÀM VĂN : (6 ĐIỂM)

Kể lại một trải nghiệm của  em với người thân trong gia đình.

 

............................................Hết.........................................

 

 

0
7 tháng 1

Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.

8 tháng 1

Bài thơ "Mẹ" của Trần Quốc Minh như lời hát ru ngọt ngào về tình mẹ, mẹ tần tảo sớm hôm chăm sóc cho con. Lời thơ giản dị mộc mạc nhưng thắm đượm nghĩa tình. Lời hát ru của mẹ cứ chất chứa nhẹ nhàng và âu yếm thấm sâu vào hồn ta, bàn tay mẹ quạt mát để con có giấc ngủ yên lành. Tình mẹ được ví với những ngôi sao sáng: "Những ngôi sao ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con", ngôi sao là hình ảnh của vũ trụ, tượng trưng cho sự vĩ hằng, vĩnh cửu thì tình mẹ cũng như vậy, luôn trường tồn bất diệt, không có gì có thể thay thế được. Với con mẹ là tất cả, là ánh sáng, niềm tin thắp nên cho con những hy vọng, hoài bão ở tương lai.