K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2023

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô là mối quan hệ giữa 2 giai cấp chủ đạo trong xã hội phong kiến Tây Âu.

- Đây là mối thống trị và bóc lột giữa giai cấp thống trị là lãnh chúa phong kiến với giai cấp bị trị là nông nô.

- Hình thức bóc lột: Lãnh chúa phong kiến chi phối mọi mặt đời sống đời sống nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để canh tác và sau đó nộp tô thuế cho lãnh chúa.

- Nông nô phải thực hiện các nghĩa vụ đối với lãnh chúa từ nộp tô thuế và nghĩa vụ lao dịch, binh dịch.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 9 2023

- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:

+ Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính- kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa. 

+ Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ. 

+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh. Vùng đất đai ngoài lâu đài chủ yếu để nông nô canh tác. 

+ Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp, trừ sắt và muối được mua ở bên ngoài. 

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến:

+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra. 

+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. 

+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng. 

=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.

15 tháng 1 2023

Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:

- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập và cơ bản của Tây Âu thời kì này. Đứng đầu mỗi lãnh địa phong kiến là một lãnh chúa – “ông vua” cai quản lãnh địa của mình.

- Cấu trúc lãnh địa:

+ Là một khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

+ Bao quanh lãnh địa là hào nước và tường thành chắc chắn. Bên ngoài tường thành là nhà ở của nông nô, nhà kho,…

+ Bên trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa ở vị trí trung tâm, nhà thờ,..

- Lãnh chúa lập ra quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ và đo lường riêng. Thậm chí nhà vua còn không có quyền can thiệp vào lãnh địa bởi quyền “miễn trừ”.

- Kinh tế lãnh địa:

+ Mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

+ Nông nô sản xuất mọi thứ đáp ứng nhu cầu trong lãnh địa từ lương thực, đồ dùng,...

+ Chỉ những thứ không sản xuất được mới mua từ bên ngoài: muối, sắt, hàng xa xỉ phẩm phương Đông,…

- Lãnh chúa sống xa hoa trên sự bóc lột sức lao động nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp rất nhiều loại thuế khác nhau: thuế cưới xin, ma chay,…

4 tháng 2 2023

- Những việc làm của người Giéc-man (German) khi tràn vào lãnh thổ đế chế La Mã:

+ Chiếm đất đai, phế truất hoàng đế La Mã. 

+ năm 476, chế độ chiếm nô La Mã sụp đổ. Nhiều vương quốc Giéc-man lần lượt ra đời ở Tây Âu, trên vùng đất trước đó vốn thuộc Tây La Mã. 

- Những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu:

+ Từ thế kỉ VI đến thế kỉ IX, xã hội phong kiến Tây Âu dần hình thành với sự ra đời của hai giai cấp mới là lãnh chúa phong kiến và nông nô. 

+ Lãnh chúa phong kiến gồm các quý tộc quân sự, quý tộc tăng lữ hợp thành giai cấp thống trị, giàu có và nhiều quyền lực. 

+ Nông nô gồm nô lệ được giải phóng và nông dân tự do bị cướp ruộng đất. 

+ Đến thế kỉ IX, về cơ bản xã hội phong kiến Tây Âu đã hình thành.

4 tháng 2 2023

Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII:

+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan đã phát triển và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

+ Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, Vương quốc Campuchia của người Khơ-me trở nên cường thịnh.

 

- Vào thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người để chiến đấu chống ngoại xâm đã dẫn đến sự hình thành các quốc gia phong kiến thống nhất.

+ Người Thái lập ra các vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a. Sau đó A-út-thay-a chinh phục Su-khô-thay thành lập quốc gia thống nhất (Thái Lan ngày nay).

+ Vương quốc Lan Xang được thành lập (Lào ngày nay).

16 tháng 8 2023

Môi trường nhiệt đới ở châu Phi bao gồm:

+ Khu vực nằm hai bên đường xích đạo.

+ Khu vực bồn địa Nin Thượng.

+ Sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a, sơn nguyên Đông Phi.

+ Phía bắc bồn địa Ca-la-ha-ri.

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

+ Tại những khu vực khô hạn, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến; chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả.

+ Những khu vực nhiệt đới ẩm đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp để xuất khẩu

+ Chú trọng hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản; xây dựng các công trình thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Thành lập một số khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và phát triển du lịch.

17 tháng 1 2023

Phạm vi:

- Gồm bồn địa Công Cô và duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê

Cách thức khai thác:

- Trồng gối vụ, xen canh, nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao giúp cây trồng phát triển quanh năm 

- Hình thành vùng trồng cây công nghiệp như cafe, cacao, casu, cọ dầu để xuất khẩu

- Khai thác và xuất khẩu khoáng sản như dầu mỏ và boxit

17 tháng 1 2023

Phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi:

-  Dải hẹp ở vùng cực Bắc và cực Nam của Châu Phi 

- Gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi

Cách thức khai thác:

- Trồng cây ăn quả nhiệt đới như cam, chanh, nho và ô liu

- Trồng cây lương thực, lúa mì và ngô

- Khai thác và xuất khẩu khoáng sản : phốt phát, khí đốt và dầu mỏ

Lãnh chúa được hình thành bởi:

- Quý tộc thị tộc người Giéc-Man

- Quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới

Nông nô được hình thành bởi:

- Nô lệ (được giải phóng)

- Nông dân tự do (bị mất ruộng đất)

15 tháng 1 2023

2 tầng lớp chính hình thành lãnh chúa phong kiến là:

+ Quý tộc La Mã cũ đã quy thuận chính quyền mới của người Giéc-man và trở nên giàu có, được phép giữ lại ruộng đất.

+ Sau quá trình chinh phạt đế quốc La Mã, quý tộc người Giéc-man đã chiếm đoạt ruộng đất của các chủ nô La Mã sau đó được phong tước vị và trở thành lãnh chúa phong kiến.

2 tầng lớp hình thành nông nô là:

+ Nông dân tự do sau khi mất hết ruộng đất và phải làm thuê, nộp tô, thuế cho lãnh chúa.

+ Sau khi đế quốc La Mã bị sụp đổ, nô lệ trong xã hội La Mã cũ được giải phóng nhưng không có ruộng đất. Họ trở thnahf nông nô và chịu sự chi phối của lãnh chúa về mọi mặt đời sống.

17 tháng 1 2023

- Môi trường hoang mạc ở châu Phi, bao gồm:

+ Hoang mạc Xa-ha-ra

+ Hoang mạc Ca-la-ha-ri.

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:

+ Tạo các ốc đảo: người dân trồng cây ăn quả và một số cây lương thưc; chăn thả gia súc theo hình thức chăn nuôi du mục.

+ Chú trọng hoạt động khai thác dầu khí và du lịch

+ Thành lập “vành đai xanh” để chống lại tình trạng hoang mạc hóa