K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2016

Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Người La-pông . Bắc Àu và người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. Người I-nuc ở Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng... để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.

26 tháng 1 2016

Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và quá trình đổi mới đang làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu sử dụng lao động xã hội ở nước ta. 

- Khu vực sản xuất phi vật chất (dịch vụ) chiếm tỉ trọng thấp hơn khu vực vật chất, nhưng đang có xu hướng tăng liên tục từ 21,8 % (2000) lên 24,5 % (2005).

  - Khu vực sản xuất vật chất (nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng) chiếm tỉ trọng cao hơn khu vực phi vật chất, nhưng đang có xu hướng giảm liên tục từ 78,2 % (2000) lên 76,5 % (2005). Trong đó, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, nhưng đang có xu hướng giảm mạnh từ 65,1 % (2000) xuống còn 57,3 % (2005); khu vực công nghiệp – xây dựng tuy chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng đang tăng mạnh từ 23,1 % (2000) lên 18,2 % (2005).

- Ở nước ta có sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II và III. Sự phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến.

 

26 tháng 1 2016

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đã thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tỉ lệ lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm dần từ 65,1% năm 2000 xuống còn 57,3% năm 2005 (giảm 7,8%), nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng có tỉ lệ lao động thấp nhất và đang có xu hướng tăng dần từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2005 (tăng 5,1%).

- Tỉ lệ lao động ở khu vực dịch vụ tăng từ 21,8% (năm 2000) lên 24,5% (năm 2005), tăng 2,7%.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/hay-neu-mot-so-chuyen-bien-ve-co-c95a9347.html#ixzz3yLPxtRK0

26 tháng 4 2016

Cải tạo nữa nha

26 tháng 4 2016

Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. Ông kịp thời đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội. Chiếu khuỵến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. Chỉ trong vài ba năm, "mùa màng ưỏ' lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình".
Quang Trung đã bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. Ông yêu cầu nhà Thanh "mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân". Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
Về văn hoá, giáo dục, vua Quang Trung ban bố Chiếu lập học. Ông nói : "Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc". Các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Nhiều sắc lệnh của Quang Trung được viết bằng chữ Nôm. Ông giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập.
 

8 tháng 2 2017

Câu 2: Diễn biến:

- Tháng 4/42, Mã Viện chỉ huy dẫn 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công và chiếm Hợp Phố, sau đó chia thành 2 đạo thủy bộ tiến vào nước ta.

- Hai Bà Trưng kéo quân từ Mê Linh đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

- Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi, Hai Bà lui về Cấm Khê (Ba Vì- Hà Tây) chiến đấu giữ từng tấc đất, xóm làng.

- Tháng 3/43 Hai Bà hy sinh trên đất Cấm Khê nhưng cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/43 mới kết thúc.

chúc bạn học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

31 tháng 12 2016

Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã.
Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm.
Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất.
Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất.

31 tháng 12 2016

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

15 tháng 4 2016

Tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng nhân dân 
ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc 
sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.

19 tháng 3 2016

-Lực lượng chủ yếu tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam năm 1919-1925 là tư sản,tiểu tư sản và công nhân Việt Nam
-Mục tiêu đấu tranh:
Giai cấp tư sản:chống tư bản nước ngoài,tư sản mại bản,đòi quyền lợi kinh tế là chủ yếu.
Giai cấp tiểu tư sản:đòi dân sinh,dân chủ,đòi quyền lợi kinh tế,quyền lợi chính trị,độc lập,dân chủ,dân sinh.
Giai cấp công nhân:Chống đế quốc,phong kiến tay sai,tự do dân sinh,dân chủ,giải phóng dân tộc
-Nhận xét
Các giai cấp,tầng lớp tham gia phong trào dân tộc dân chủ có những mục tiêu giống nhau là chống Pháp,đòi tự do,dân chủ.Bên cạnh đó,các giai cấp khác nhau còn có những mục tiêu đấu tranh khác nhau.Suy cho cùng thì tất cả đều là phong trào yêu nước,phong trào dân tộc,dân chủ,bước đầu cho cách mạng vô sản.

15 tháng 4 2016

thanh hóa, vinh ( nghệ an), huế, đà nẵng, quy nhơn!

19 tháng 3 2016

Những nét mới :

Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

19 tháng 3 2016

Những nét mới :

Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

Câu 1:  Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong các giai đoạn:+)   1418 - 1423            +)  1424 - 1426                +) cuối năm 1426 - 1427Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418 - 1427Câu 3: Nêu tổ chức bộ máy, quân đội luật pháp thời Lê SơCâu 4: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVI và nguyên nhân hình...
Đọc tiếp

Câu 1:  Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong các giai đoạn:

+)   1418 - 1423            +)  1424 - 1426                +) cuối năm 1426 - 1427

Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn năm 1418 - 1427

Câu 3: Nêu tổ chức bộ máy, quân đội luật pháp thời Lê Sơ

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVI và nguyên nhân hình thành Nam - Bắc triều

Câu 5: Nêu tình hình kinh tế xã hội Đàng Trong - Đàng Ngoài thế kỉ XVIII? Kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu? Nêu nhận xét

Câu 6: Trình bày chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút năm 1785 và đại phá quân Thanh năm 1789 ?Nêu nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

Câu 7: Nêu chính sách kinh tế quốc phòng và ngoại giao của vua Quang Trung

Câu 9: Nêu tình hình kinh tế thời Nguyễn ? Nêu tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhà Nguyễn ?

 

 

2
10 tháng 4 2016

de cuong ha. ngan qa zabanhze lem

10 tháng 5 2016

đề cương ở trường bn dài lắm hc hết các phần nhà le, nhà tây sơ, nhà nguyễn lun mik mún chết qá