K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2021

Tham khảo:

       Ve kêu đã tự khi nào
Mà ta cứ nghĩ mới vào đầu thu
 Trường mới giờ đã thành xưa 
Ngày nào mới đến giờ xa mất rồi
     Bốn năm cứ nghĩ là dài
Cứ nghĩ học mãi học hoài chả xong
     Bây giờ lại nhớ lại mong
Mái trường xưa cũ phượng hồng mùa thi.

28 tháng 12 2021

undefined

18 tháng 11 2021

“Câu tục ngữ phản ánh mức độ khác nhau trong tình yêu thương vợ chồng. Người con gái luôn luôn thương yêu chồng bằng tình yêu đậm đà, mặn mà, đầy đặn khác nào “đương đông buổi chợ”. Còn tình cảm của người con trai chỉ đôi lúc nhưng mãnh liệt như cái “nắng quái chiều hôm” vậy.

18 tháng 11 2021

Tham Khảo

“Câu tục ngữ phản ánh mức độ khác nhau trong tình yêu thương vợ chồng. Người con gái luôn luôn thương yêu chồng bằng tình yêu đậm đà, mặn mà, đầy đặn khác nào “đương đông buổi chợ”. Còn tình cảm của người con trai chỉ đôi lúc nhưng mãnh liệt như cái “nắng quái chiều hôm” vậy. Nắng quái chiều hôm tuy ngắn ngủi nhưng sức nóng, sức cháy bỏng của ánh nắng xiên khoai này thật là ghê gớm”;

18 tháng 2 2019
Như chúng ta đã biết: năm 1427 đánh dấu sự kiện trọng đại quân ta đại thắng chống lại giặc Minh xâm lược. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã sáng tác ra “ Đại cáo bình Ngô”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “ thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. “ Bình Ngô đại cáo” đã nói lên phần nào nỗi lòng của Nguyễn Trãi cũng như của cả dân tộc Việt Nam ta: căm thù, phẫn uất trước kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện niềm tự hào về chiến công to lớn của thời đại. “ Đại cáo bình Ngô” được viết theo thể cáo, gồm bốn phần với những ý nghĩa sâu sắc khác nhau.

Chúng ta hãy cùng đến với đoạn mở của” Bình Ngô đại cáo”. Ở đoạn này, tác giả đã khẳng định luận đề chính nghĩa ngay ở những câu đầu tiên:

“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Tác giả khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống giặc Minh là để cuộc sống yên bình, là diệt trừ những thế lực tham tàn, bạo ngược, đó chính là việc làm danh nghĩa. Sau đó, Nguyễn Trãi còn khẳng định nước ta là một nước độc lập có chủ quyền, có lãnh thổ, phong tục, triều đại riêng…. Ở đây, giọng thơ nghe sao tự hào quá đỗi. Phải chăng, đây chính là những dòng thơ viết từ chính tiếng lòng hạnh phúc của Nguyễn Trãi, từ chính tấm lòng yêu quê hương, đất nước cao đẹp:

“ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

Bằng những lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa, hợp với lòng dân, hợp với quy luật là chính nghĩa. Và lẽ dĩ nhiên, những việc làm cao quý đó chỉ có thể xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân cao cả.

Vạch rõ, tố cáo những tội ác của giặc Minh chính là nội dung chính của đoạn tiếp theo. Ở đây, Nguyễn Trãi đã liệt kê ra một loạt tội ác của giặc Minh. Chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má, phuaphen nặng nề, vơ vét sản vật quý hiếm, diệt xản xuất, sự sống, tàn sát dã man dân ta, làm cho dân ta lâm vào cảnh” khốn cùng”.

“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Cuối cùng, sau khi liệt kê một loạt tội ác của giặc Minh, tác giả đã bộc lộ thái độ căm thù, phẫn uất đồng thời kết tội chúng:

“ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được ? “

Tác giả đã có cách lập luận chặt chẽ, lời văn đanh thép, sử dụng những hình ảnh rất thực và có sức khái quát cao, giọng văn linh hoạt để kết tội giặc Minh. Có thể nói, phần thứ hai là một bảng cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của giặc Minh là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ.
Đoạn tiếp theo kể về quá trình nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống lại giặc Minh bạo tàn. Tả về những ngày đầu kháng chiến đầy gian khổ, tác giả đã lấy đó làm nền để lột tả hết những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta:

“ Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đương mạnh.

Lại ngặt vì :

Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu. “

Trong lúc thế giặc mạnh thì quân ta binh lực yếu kém, có khi lương thực cạn kiệt, có khi quân ta hiếm hoi nhân tài. Thế nhưng, nhờ tài lãnh đạo của Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ địch. Đó là do người lãnh đạo có quyết tâm cao độ, có những chiến lược, chiến thuật phù hợp để nâng cao sức mạnh của tình đoàn kết của nhân dân, chú trọng mưu cơ hơn binh lực. Có thể nói, hình tượng của Lê Lợi chính là hình tượng người anh hùng áo vải sinh động và toàn diện.

Với giọng điệu hào hùng, tác giả đã kể về ba trận đánh: Trận Bồ Đằng-tro bay ; Trận Ninh Kiều-tết động ; Trận Chi Lăng-Mã An đến Xương Giang. Trong một loạt những cặp câu biền ngẫu, lối viết thậm xưng, nhạc điệu dồn dập mạnh mẽ mang đậm chất anh hùng ca, tác giả đã nhấn mạnh được sự thất bại thảm hại của giặc Minh và khí thế hào hùng của quân ta.

Đoạn cuối, tác giả đã tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chiến đấu chính nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn:

“ Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới “

Bằng giọng văn nhẹ nhàng khoan thai, tác giả đã tuyên bố nền hòa bình của dân tộc ta đã được lặp lại. Đồng thời, tác giả cũng rút ra bài học lịch sử và thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.

Với nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc, “ Đại cáo bình Ngô “ đã có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. Ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, tinh thần tự lập tự cường nêu bật sức mạnh của nhân dân ta, mở ra kỷ nguyên mới-kỉ nguyên hòa bình, độc lập tự do cho lịch sử dân tộc chính là những ý nghĩa sâu sắc mà “Bình Ngô đại cáo” mang lại.

“Đại cáo bình Ngô” tiêu biểu cho thể loại cáo, tiêu biểu cho thể loại văn chính luận của Nguyễn Trãi. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta, thể hiện được khát vọng tự chủ độc lập, yêu chuộng hòa bình.
Đọc và tóm tắt văn bản sau: Nhà sàn Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dừng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhan như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên gianh, tre, nứa, gỗ,..; Mặt sàn dừng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi...
Đọc tiếp
Đọc và tóm tắt văn bản sau: Nhà sàn Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dừng để ở hoặc dùng vào những mục đích khác nhan như để hội họp, để tổ chức sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên gianh, tre, nứa, gỗ,..; Mặt sàn dừng tre hoặc gỗ tốt bền ghép liền nhau, liên kết ở lưng chừng các hàng cột. Gầm sàn là kho chứa củi và một số nông cụ, nơi nuôi thả gia súc hoặc bỏ trống. Không gian của nhà gồm ba khoang. Khoang lớn ở giữa thuộc phần cốt lõi của căn nhà dùng để ở, nơi này có thể ngăn thành một số buồng nhỏ, ở giữa đặt một bệ đất vuông rộng, trên bệ là bếp đun (1) và sưởi ấm. Hai khoang đầu nhà, bên này gọi là “tắng quản” (2), dùng để tiếp khách, hoặc dành cho khách ở, bên kia gọi là “tắng chan” (3) lộ mái, khá rộng, đặt các ống nước dùng để rửa chân tay, chuẩn bị vật dụng đun nước, nấu ăn,… Hai đầu nhà có cầu thang làm bằng gỗ hoặc dùng một cây bương lớn đẽo thành từng khấc thay bậc thang,… Nhà sàn tồn tại ở một số nơi trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Loại hình kiến trúc này xuất hiện vào khoảng đầu thời đại Đá mới, rất thích hợp với những nơi cư trú có địa hình phức tạp như ở lưng chừng núi hay ven sông, suối, đầm lầy. Nhà sàn vừa tận dụng được nguyên liệu tại chỗ để giải quyết mặt bằng sinh hoạt, vừa giữ được vệ sinh trong nhu cầu thoát nước, lại vừa phòng ngừa được thú dữ và cấc loại côn trùng, bò sất có nọc độc thường xuyên gây hại. Trong các ngôi nhà trệt thuộc loại hình kiến trúc dân gian của người Việt và nhiều dân tộc khấc còn lưu lại dấu ấn của nhà sàn. Nhà thuỷ tạ bao giờ cũng phải là nhà sàn. Nhà sàn của các dân tộc Mường, Thái và một số dân tộc ở Tây Nguyên trên đất nước Việt Nam chúng ta đạt trình độ cao vê kĩ thuật và thẩm mĩ không chỉ đê ở, để sinh hoạt cộng đồng mà nhiều nơi đã trở thành điểm hẹn hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và thế giới. (Theo Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 3, NXB Từ điển bách khoa, 2003)
Gợi ý: a) Trước hết hãy đọc kĩ văn bản và xác định: – Văn bản Nhà sàn thuyết minh về đối tượng nào?
– Đại ý của văn bản là gì? b) Có thể chia văn bản trên thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn là gì? c) Viết tóm tắt văn bản Nhà sàn với độ dài khoảng 10 câu.
1
13 tháng 11 2018

a, Văn bản Nhà sàn thuyết minh về một ngôi nhà sàn, một công trình xây dựng gần gũi, quen thuộc, bộ phận khá lớn người miền núi nước tả, một số dân tộc khác ở khu vực Đông Nam Á

- Nội dung: thuyết minh về kiến thức, nguồn gốc, những tiện ích của nhà sàn

b, Bố cục

MB (từ đầu đến... văn hóa cộng đồng): Định nghĩa và mục đích sử dụng của ngôi nhà sàn

TB (Toàn bộ nhà sàn... bao giờ cũng phải là nhà sàn): Thuyết minh về cấu tạo, nguồn gốc, công dụng của nhà sàn.

Kết bài (còn lại): đánh giá, ngợi ca vẻ đẹp nhà sàn ở Việt Nam xưa và nay

c, Văn bản Nhà sàn có thể tóm tắt như sau:

Nhà sàn là công trình kiến trúc dùng để ở hoặc với mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được dựng bằng vật liệu tự nhiên, nhiều cột chống. Không gian nhà sàn gồm mặt sàn, gầm sàn, ba khoang lớn nhỏ, hai bên cầu thang... được sửu dụng vào mục đích sinh hoạt, ăn ở, tiếp khách... khác nhau. Nhà sàn xuất hiện ở miền núi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ thời Đá Mới. Nhà sàn có nhiều tiện ích, phù hợp với địa bàn cư trú vừa tận dụng nguyên liệu giữ vệ sinh... Nhà sàn ở miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật, thẩm mĩ cao, đã, đang là đối tượng hấp dẫn khách du lịch