K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2021

- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

- Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

25 tháng 2 2017

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

    - Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

    - Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

21 tháng 1 2022

- Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi, nhưng không thành công.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.



 

8 tháng 3 2022

Tham kahỏ :

Lập niên biểu về diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế - Hoc24

8 tháng 3 2022

Tham khảo

 

STTThời gianSự kiện chính
1Năm 1416Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người)
2Năm 1418Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.
3Năm 1421Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh
4Năm 1423Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh
5Năm 1424Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an
6Năm 1425Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa
7T9 - 1426Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc
8T11 - 1426Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
9T10 - 1427Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc
10T12 - 1427Hội thề Đông Quan diễn ra, quân Minh rút quân về nước.
5 tháng 1 2017

bạn tham khảo ở câu hỏi tương tự nha : Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến

6 tháng 1 2017

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.



24 tháng 1 2016

-Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

 

- nghĩa quân có tinh thần chiến đấu dũng cảm, bất khuất, hi sinh vượt gian khổ 

-Nguyên nhân quân Minh thua là do không am hiểu địa hình, chiến thuật quân ta rất mưu mẹo, và quân Minh đem quân qua đánh với thái độ khinh thường quân ta, nên quân Minh thất bại.

24 tháng 1 2016

3.Vì chúng không hiểu địa hình nên khó tấn công, đồng thời cũng muốn đề nghị tạm hòa để mua chuộc Lê Lợi, khiến người dân sợ quân Minh

14 tháng 4 2020

4. Em hãy cho biết câu nói “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” bắt nguồn từ sự kiện nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423?

Tháng 2/1418, nghĩa quân rút lên núi Chí Linh và bị quân địch chặn hết nguồn cung ứng lương thực, "hơn mười ngày chỉ ăn được củ nâu và mật ong, người ngựa đều khốn đốn" . Lê Lợi họp bộ chỉ huy để bàn kế. Ông nói rằng: Bây giờ ai có thể làm như Kỷ Tín ngày xưa để ta ẩn náu trong rừng núi, mưu tính cử sự về sau. Trước tình thế nghiêm trọng đó, Lê Lai khẳng khái tình nguyện hi sinh để cứu Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lai cải trang thành chúa Lam Sơn, lĩnh 500 quân kéo ra đánh quân giặc. Ông nhử cho quân giặc đuổi theo đến lúc kiệt sức, bị quân Minh bắt và sát hại.

Khi Lê Lợi lên ngôi, nhà vua phong Lê Lai làm công thần hạng nhất và cặn dặn quần thần rằng, hãy làm giỗ Lê Lai vào hôm trước lễ giỗ Lê Lợi. Vì vậy dân gian có câu: "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi"

14 tháng 4 2020

Giới thiệu hội thề Lũng Nhai

Tháng 1 năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người khác đã tổ chức Hội thề Lũng Nhai. Lũng Nhai (dịch từ tiếng Mường là Pù Mẹ, nghĩa là "núi người mẹ") là một thung lũng nằm cạnh ngọn núi ở làng Lũng Mi, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa. Tại hội thề này, Lê Lợi cùng các tướng làm lễ tế cáo trời đất; chủ tướng trịnh trọng đọc bài văn thề để thể hiện mục tiêu đoàn kết các dân tộc anh em (người Việt, người Mường, người Thái - với nhân vật cụ thể là Lê Lai, người Mường)

3 tháng 3 2020

Câu 1:

Khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt cùng với sự thành lập nhà Hậu Lê.

Khởi nghĩa chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu:Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa:

Trong giai đoạn đầu (1418–1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp rất nhiều khó khăn, thường hứng chịu các cuộc càn quét của quân Minh và quân Ai Lao, chịu tổn thất lớn. Các tướng Lam Sơn là Lê Lai và Lê Thạch tử trận. Quân Lam Sơn bấy giờ chỉ có thể thắng những trận nhỏ.

+Giai đoạn giữa:Tiến quân chiến lược vào Nam:

Nghĩa quân bắt đầu giành thế thượng phong khi Lê Lợi nghe theo Nguyễn Chích, tiến quân ra đất Nghệ An vào năm 1424. Sau nhiều trận đánh lớn với quân Minh do các tướng Minh và cộng sự người Việt chỉ huy, quân Lam Sơn giải phóng hầu hết vùng đất từ Thanh Hóa vào Thuận Hóa, siết chặt vòng vây các thành chưa đầu hàng.

+Giai đoạn cuối: Giải phóng Đông Quan

Ở giai đoạn cuối, sau khi tích lũy được lực lượng, quân Lam Sơn lần lượt chuyển đại quân ra Bắc, thực hiện chiến lược cơ động, buộc quân Minh phải co cụm để giữ các thành trì quan trọng. Đặc biệt với chiến thắng quyết định trong trận Tốt Động – Chúc Động, quân Lam Sơn giành được thế chủ động trên chiến trường và sự ủng hộ của dân chúng vốn khiếp sợ trước uy thế của quân Minh trước đó. Tiếp nối thắng lợi, cuối năm 1427, quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan tát lực lượng viện quân Minh, buộc tướng chỉ huy quân Minh trên đất Việt cũ là Vương Thông phải xin giảng hòa và được phép rút quân về nước. Sau chiến thắng, Bình Định vương Lê Lợi sai văn thần Nguyễn Trãi viết bài Bình Ngô đại cáo để tuyên cáo cho toàn quốc. Nước Đại Việt được khôi phục, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu Thuận Thiên, mở ra cơ nghiệp nhà Lê trong gần 400 năm sau đó.

3 tháng 3 2020

Câu 1:

Có thể chia làm 3 giai đoạn lớn:

- Giai đoạn 1 (1418-1423):

+ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn lấy niên hiệu là "Bình Định Vương"

+ Những năm đầu nghĩa quân hoạt động ở núi Chí Linh gặp nhiều khó khăn

+ Lê Lợi tạm hòa với quân minh.

- Giai đoạn 2(1424-1426):

+ Nghĩa quân rời Thanh Hóa vào Nghệ An.

+ Nghĩa quân giải phóng Nghệ AN, Tân Bình, Thuận hóa, và tiến quân ra bắc.

+ Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân thắng nhiều trận lớn, quân mình rơi vào thế phòng ngự rút vào thành Đông Quan cố thủ, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đọan phản công.

- Giai đoạn 3(cuối năm 1426- cuối năm 1427)

+Nghĩa quân dành thắng lợi lớn ở trận tốt động - chúc động cuối năm 1426. tiêu diệt quân địch. vây hãm quân dịch ở thành đông quan.

+ Nghĩa quân dành thắng lợi lớn ở trận chi lăng- xương giang (10-1427). buộc quân minh phải rút về nước. đất nước ta sạch bóng quân thù.

Câu 2:

* Những tấm gương đó là:

+ Nguyễn Chích

+ Trần Nguyên Hãn

+ Lê Ngân

*Suy nghĩ:

+ Quá dũng cảm

+ Dám hi sinh chính mình để bảo vệ Tổ Quốc

+ Có lập trường, có bản lĩnh.

+ Có quyết tâm, và có sáng tạo, có tư duy trong việc đánh giặc.

Chúc bạn học tốt!

28 tháng 12 2017

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

9 tháng 1 2019

Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.