K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2016

Đề: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện (giờ kiểm tra).
TB:
a. Các lớp đang làm tiết KT
- Đề tương đối dễ, nếu có học và đầu tư.
- Cả lớp tập trung làm bài (miêu tả).
- Em luống cuống vì đề đối với em quá khó (em đã quên không học vì lo chơi cùng các bạn vào ngày chủ nhật vừa rồi).
b. Hành động của em
- Lén lút lật sách (tập) ra xem.
- Cô phát hiện, nhắc nhở.
- Không xem đc tài liệu, lại xem bài của bạn bên cạnh.
- Cô nhắc nhở tiếp tục.
c. Thái độ của em
- Vẫn ngoan cố hỏi bài bạn.
- Bạn không cho, giật bài của bạn để chép vào.
- Cô gọi đứng lên, lại có thái độ nghênh ngang, bất cần, không biết hối lỗi.
- Cô không nói gì nhưng rất buồn vì thái độ của em.
d. Hối hận về việc làm của mình
- Ngồi suy nghĩ và cảm thấy hổ thẹn, xấu hổ trước việc làm của mình.
- Hết giờ đến xin lỗi cô, nhận khuyết điểm của mình.
- Cô tha thứ, khuyên bảo, hứa với cô.
KB:
- Cảm nghĩ của em về việc làm của mình.
- Rút ra bài học từ việc làm trên.

Đề: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện.
- Mẹ đi vắng, giao việc nhà.
- Bạn đến rủ đi chơi.
TB:
a. Tâm trạng của em trước lời mời mọc
- Vui mừng, háo hức muốn đi ngay với bạn vì đây là cuộc đi chơi rất lí thú, có nhiều bạn tham gia.
- Lo lắng vì công việc nhà làm chưa xong, đồ đạc còn bề bộn.
- Đắn đo cân nhắc có nên đi hay không? Vì nếu đi việc nhà còn lại mẹ sẽ về làm (mẹ đã cực nhọc, lại mệt mỏi làm kiếm tiền nuôi em).
- Không đi chơi thì bỏ lỡ cơ hội vui chơi thỏa thích cùng bạn bè (miêu tả cảnh vui chơi).
- Quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa, trả lời với bạn là không đi.
- Nhìn bạn giận dỗi ra về mà lòng tiếc rẻ nhưng quyết định vẫn không đi.
b. Tâm trạng sau khi làm xong công việc
- Nhà cửa sạch sẽ, tươm tất.
- Nhìn ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp, lòng vui sướng, phấn khởi.
- Sung sướng vì mình đã chiến thắng bản thân.
- Cha mẹ rất tự hào về em.
KB: Nêu suy nghĩ và cảm nghĩ của bản thân.

 

21 tháng 10 2016

Đề: Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.
MB: Giới thiệu thời gian, không gian bắt đầu câu chuyện.
- Mẹ đi vắng, giao việc nhà.
- Bạn đến rủ đi chơi.
TB:
a. Tâm trạng của em trước lời mời mọc
- Vui mừng, háo hức muốn đi ngay với bạn vì đây là cuộc đi chơi rất lí thú, có nhiều bạn tham gia.
- Lo lắng vì công việc nhà làm chưa xong, đồ đạc còn bề bộn.
- Đắn đo cân nhắc có nên đi hay không? Vì nếu đi việc nhà còn lại mẹ sẽ về làm (mẹ đã cực nhọc, lại mệt mỏi làm kiếm tiền nuôi em).
- Không đi chơi thì bỏ lỡ cơ hội vui chơi thỏa thích cùng bạn bè (miêu tả cảnh vui chơi).
- Quyết định ở nhà dọn dẹp nhà cửa, trả lời với bạn là không đi.
- Nhìn bạn giận dỗi ra về mà lòng tiếc rẻ nhưng quyết định vẫn không đi.
b. Tâm trạng sau khi làm xong công việc
- Nhà cửa sạch sẽ, tươm tất.
- Nhìn ngôi nhà gọn gàng, ngăn nắp, lòng vui sướng, phấn khởi.
- Sung sướng vì mình đã chiến thắng bản thân.
- Cha mẹ rất tự hào về em.
KB: Nêu suy nghĩ và cảm nghĩ của bản thân.

Chúc bạn học tốt! hihi

13 tháng 10 2019

Mở bài:1 năm về trước.......lỗi lầm

Thân bài:

-Trong khi đang chơi đá bóng

-Khi bạn chuyền bóng cho em

-Em lỡ chân đá vào chậu cây yêu quý của thầy hiệu trưởng

-Khi cô giáo đến cô chỉ khuyên em lần sau không được chơi gần bồn hoa

-Cho dù mọi người đều mắng em nhưng cô chỉ khuyên em

-Mặt cô trông rất buồn

-Em rất hối hận

Kết bài:Từ sau chuyện đó em rút ra bài học............không tái phạm nữa và trở thành 1 người tốt

Mình chỉ lập dàn ý thôi còn lại bạn tự làm thành bài văn nha

Còn nếu bạn là con gái thì đừng chép vào coi chừng bị thầy(cô) gọi là không đúng giới tính

22 tháng 7 2019

Mình nghĩ là hơi dài nhưng trước mk cũng làm bài này nhưng khó khăn lắm đó bn tham khảo ở đây nhé

https://lazi.vn/edu/exercise/cho-de-bai-sau-ke-ve-1-lan-em-mac-khuyet-diem-lam-cho-co-giao-buon

~Study well~ :)

Mọi thông tin đầy đủ đều có trong đó

11 tháng 10 2018

I. MỞ BÀI

-     Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

-     Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

-     Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại nghĩ là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

-     Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

2. Trong giờ kiểm tra

-     Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

-     Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

-     Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

-     Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

-     Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biết nó ra thế nào.

-     Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

-     Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

-     Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

-     Tôi đi khoe khắp nơi: bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

-    Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

-     Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

-     Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

-     Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lỗi, đó là điều đáng trân trọng.

-     Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

-     Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

-     Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

chúc bn hok tốt

 
11 tháng 10 2018

a) Mở bài:

— Đặt vấn đề: Để trở thành một người con ngoan, trò giỏi em đã rút kinh nghiệm từ một số lần mắc lỗi, trong đó có một lần em đã mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn;

— Giới thiệu một cách khái quát về sự việc: Đó là lần em mắc khuyết điểm gì?

— Lần mắc khuyết điểm đó đã để lại một bài học lớn trong em.

b) Thân bài:

(1) Giới thiệu vài nét về bản thân, những đặc điểm có liên quan đến việc em mắc khuyết điểm (chẳng hạn, em mắc lỗi chép bài bạn thì cần khái quát những nét về học lực của em, đặc biệt là khả năng học môn mà em chép bài của bạn).

(2) Hoàn cảnh của sự việc đó: Nhà trường tổ chức một cuộc thi sáng tác, các thầy cô giáo và bạn bè rất kì vọng vào em/lớp em có bài kiểm tra đột xuất mà hôm trước em không học bài...

(3) Tình huống dẫn đến hành động sai trái của em: Em đã viết nhiều lần, nhiều bài nhưng cô giáo đều lắc đầu nói không đạt yêu cầu / em đau khổ cố nhớ lại những kiến thức cũ mà không thể nào nhớ được, các bạn mải làm bài, thầy cô tin tưởng nên không trông coi chặt chẽ lắm,...

(4) Diễn biến hành động sai trái của em: Chép lại thơ, văn từ một tờ báo rồi đề tên mình / nhờ anh, chị sáng tác giúp rồi đề tên mình; chép bài bạn / quay cóp bài từ sách, vở,...

(5) Thầy cô giáo đã phát hiện ra khuyết điểm của em như thế nào và nhắc nhở, chỉ bảo em ra sao?

(6) Kết thúc: Em đã nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình như thế nào?

c) Kết bài:

— Sự việc đó đã theo suốt em những năm sau đó như thế nào và nó đã giúp em nhận ra điều gì về cuộc sống, về sự học tập và vai trò của thầy cô;

— Bài học em rút ra cho cuộc sống của mình?

9 tháng 12 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài

Giới thiệu chiếc cặp sách là người bạn đồng hành lâu dài với lứa tuổi học trò trong suốt thời gian cắp sách đến trường.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ:

Xuất xứ: Vào năm 1988, nước Mỹ lần đầu tiên sản xuất ra chiếc cặp sách mang phong cách cổ điển.

Từ sau 1988, cặp sách đã được sử dụng phổ biến nhiều nơi ở Mỹ và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.

2. Cấu tạo:

– Chiếc cặp có cấu tạo rất đơn giản.

Phía ngoài: Chỉ có mặt cặp, quai xách, nắp mở, một số cặp có quai đeo,.

Bên trong: Có nhiều ngăn để đựng sách vở, bút viết, một số cặp còn có ngăn để đựng áo mưa hoặc chai nước,.

3. Quy trình làm ra chiếc cặp:

Có nhiều loại cặp sách khác nhau như: Cặp táp, cặp da, balo. Với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: Của Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc: Tian Ling, Ling Hao, mang những phong cách thiết kế riêng biệt. Tuy nhiên cách làm chúng đều có phần giống nhau.

Lựa chọn chất liệu: Vải nỉ, vải bố, da cá sấu, vải da,.

Xử lý: Tái chế lại chất liệu để sử dụng được lâu dài, bớt mùi nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của chất liệu đó.

Khâu may: Thông thường các xí nghiệp sử dụng máy may để may từng phần của chiếc cặp lại với nhau theo thiết kế.

Ghép nối: Ghép các phần đã được may thành một chiếc cặp hoàn chỉnh rồi được tung ra thị trường với những giá cả khác nhau.

4. Cách sử dụng:

– Tùy theo từng đối tượng mà con người có những cách sử dụng cặp khác nhau:

+ Học sinh nữ: Dùng tay xách cặp hoặc ôm cặp vào người.

=> Thể hiện sự dịu dàng, thùy mị, nữ tính.

+ Học sinh nam: Đeo chéo sang một bên

= > Thể hiện sự khí phách, hiên ngang, nam tính.

 

+ Học sinh tiểu học: Đeo sau lưng để dễ chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn.

=> Thể hiện sự nhí nhảnh, ngây thơ của lứa tuổi cấp 1.

Các nhà doanh nhân: Sử dụng các loại cặp đắt tiền thường thì họ xách trên tay.

=> Thể hiện họ thật sự là những nhà doanh nhân thành đạt và có được nhiều thành công cũng như sự giúp ích của họ dành cho đất nước.

– Nhìn chung, khi mang cặp cần lưu ý không nên mang cặp quá nặng, thường xuyên thay đổi tay xách và vai đeo.

5. Cách bảo quản:

– Học sinh chúng ta thường khi đi học về thì quăng cặp lên trên cặp một cách vô lương tâm khiến cặp dễ bị rách hay hư hao. Nên bảo quản cặp bằng những phương pháp sau đây để giữ cho cặp bền tốt và sử dụng được lâu:

Thường xuyên lau chùi hoặc giặt cặp để giữ độ mới của cặp.

Không quăng cặp hay mạnh tay để tránh làm rách cặp hay hư hao.

Cứ khoảng 1 – 2 lần mỗi năm, hãy làm mới cặp bằng xi đánh giày không màu.

Để sửa chữa cặp khi bị rách, đừng nên mang đến hàng sửa giày hay giặt khô vì như vậy sẽ có nguy cơ bị hỏng do dùng sai công cụ. Hãy đưa đến thợ sửa cặp chuyên nghiệp.

Đừng bao giờ cất cặp da trong túi nilon, nó có thể làm khô túi hoặc bị chất dẻo dính vào da.

Thường xuyên nhét giấy vụn hoặc áo phông cũ vào cặp để giữ hình dáng.

Đặt cặp trong túi nỉ của cửa hàng hoặc vỏ gối để giữ khả năng đứng thăng bằng của cặp.

6. Công dụng:

Cặp là vật để chúng ta đựng sách vở, bút viết mỗi khi đến trường.

Cặp cũng là vật để che nắng, che mưa cho sách vở. Một số bạn cũng sử dụng cặp để che mưa cho chính bản thân.

Cặp cũng là vật đã để lại không biết bao nhiêu kỷ niệm vui, buồn, đồng thời cũng tô lên nét đẹp của tuổi học trò – cái tuổi đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

III. Kết bài

Cùng với những vật dụng tiện lợi khác, chiếc cặp sách đã trở thành một người bạn trung thành và luôn đồng hành với mỗi con người, đặc biệt là đối với những học sinh – chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam.