K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
14 tháng 12 2022
1. Mở bài 

- Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (là những loài cây thân thuộc ở làng quê Việt Nam như: tre, dừa, chuối, gạo, đa,...) hay cây chỉ có ở nước khác em đã có dịp nhìn thấy.
 

2. Thân bài

- Đặc điểm của cây
+ Đặc điểm hình dáng, kích thước của cây (ví dụ: em thích những cây tre cao vút thẳng tắp)
+ Đặc điểm cành, lá, hoa, quả (ví dụ: nhìn chiếc lá đa to như những chiếc quạt nan)
- Những giá trị của cây
+ Cây cho hoa, quả, gỗ, củi (ví dụ: quả chuối vừa ăn ngon lại rất bổ dưỡng)
+ Cây cho bóng mát (ví dụ: em yêu những rặng tre xanh rì che nắng những trưa hè)
- Tình cảm của em với loài cây mà em yêu thích
+ Kể một kỉ niệm của em với loài cây đó (ví dụ: đã có lần em trèo lên cây dừa hái quả)
+ Em luôn chăm sóc và bảo vệ cây
 

3. Kết bài

- Khẳng định tình cảm của em với loài cây mà em yêu thích.

3 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Cuộc sống là một dòng chảy với những tiến bộ, những đổi mới không ngừng với những sáng tạo, phát minh giúp ích cho con người trong mọi công việc. Với cuộc sống hiện đại, vật dụng làm từ cao su chẳng còn quá xa lạ nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về cây cao su, nguyên liệu tạo ra những sản phẩm ấy. Liệu chăng các bạn đã thực sự hiểu rõ về loài cây này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cây cao su được biết đến là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích. Cao su đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế lớn, phần nhiều là do nhựa cây, hay còn được gọi là mủ cao su. Một cây cao su trưởng thành có thể cao tới 30 mét. Chỉ khi mới đạt đến độ tuổi 5,6 năm, cây cao su đã được người ta khai thác để lấy mủ. Nếu như các mạch nhựa mủ ở vỏ cây thường tạo thành một vòng xoắn ốc thì khi khai thác, người ta rạch những vết cắt vuông góc với mạch nhựa mủ với một độ sâu hợp lí để vừa làm nhựa mủ chảy ra nhưng đồng thời không gây tổn hại đến sự phát triển của cây. Hoạt động khai thác này nhiều khi được gọi là cạo mủ cao su. Dựa vào giống, địa điểm trồng, cách chăm sóc và khai thác, ta có thể nhận biết được lượng mủ cao su khai thác được. Một cây cao su trung bình có chu kỳ khai thác kéo dài từ 20 đến 25 năm.

 

Tìm hiểu về đặc tính của cây cao su, ta cũng bắt gặp rất nhiều thông tin thú vị. Ngoại trừ ba tháng cây thay lá, khoảng thời gian còn lại trong năm ta đều có thể thu hoạch được nhựa mủ cao su. Vốn dĩ thời gian cây thay lá có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến sinh lý cây cũng như năng suất, nên cây thường được người ta khai thác từ tháng ba năm trước và kết thúc vào tháng một năm sau. Cây cao su mang bộ rễ cọc cắm sâu vào lòng đất để chống sự khô hạn, giữ vững thân cây và hấp thụ dinh dưỡng từ đất. Vỏ cây nhẵn, có màu nâu nhạt. Lá cao su thuộc loại lá kép, mỗi năm thay lá một lần nhưng lại có hoa đơn. Vùng nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình cao, mưa nhiều chính là nơi phù hợp nhất cho loài cây này phát triển. Trước đây, cây cao su thường được trồng và sinh trưởng tự nhiên bằng hạt nhưng do yêu cầu về chuyên canh, nhiều cây cao su hiện nay được nhân bản vô tính bằng phương pháp ghép mắt trên gốc cây sinh trưởng bằng hạt tự nhiên.

Một điểm đặc biệt cần lưu ý về cao su là đây là một loài cây độc. Ban ngày hay ban đêm, việc trao đổi khí đều đem lại nguy hiểm cao nên mọi người thường tránh xây dựng, sinh hoạt trong rừng hoặc những khu gần rừng trồng cao su bởi vì cây hấp thụ oxi cao, dễ gây hiện tượng hiếm khí. Bên cạnh đó, mủ của cây cao su cũng là một chất lỏng rất độc có thể gây hại với môi trường, đặc biệt là nguồn nước tại những nơi khai thác hoặc gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bất cứ những ai tham gia khai thác lấy mủ cao su.

Cây cao su cũng khá phổ biến ở Việt Nam, cây được trồng nhiều nhất tại vùng Tây Nguyên với khí hậu, đất đai phù hợp. Cây cao su là mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam, đem lại những giá trị kinh tế cao. Hiện nay, những sản phẩm làm từ cao su rất phổ biến và mủ cao su là nguyên liệu chủ lực để sản xuất nên cao su tự nhiên. Găng tay, lốp xe, đồ chơi…đó đều là những mặt hàng được làm rất nhiều từ cao su, đem lại lợi ích kinh tế cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Cho dù cây cao su có một vài những điểm trừ có thể gây hại cho con người, song sản phẩm làm từ nguyên liệu này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, đồng thời góp phần vào quá trình phủ xanh đất trống đồi trọc không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều vùng khác trên thế giới.

 

Cao su là một loài cây quen thuộc đem lại nhiều giá trị kinh tế cao. Thực trạng lâm tặc khai thác rầm rộ hiện nay yêu cầu một giải pháp kịp thời để có thể bảo vệ loài cây này. Trồng, chăm sóc và khai thác hợp lí cũng là cách hữu hiệu mà mỗi chúng ta cần cân nhắc và kiên trì thực hiện.

3 tháng 1 2022

Tham khảo:

Cây bưởi là một trong những cây ăn quả quen thuộc và có lợi ích rất lớn trong kinh tế với con người. Vì thế theo một lẽ tự nhiên cây bưởi trở nên gắn bó và được mọi người yêu thích.

    Bưởi có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, Đông Dương, Trung Quốc, Ấn Độ có tên khoa học là Citrus Grandis thuộc họ Cam quýt, ưa khí hậu nóng ẩm nên chỉ trồng được ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nóng. Các quần đảo Angti (thuộc vùng biển Caribê - Châu Mỹ) cũng có bưởi nhưng là bưởi chùm, tên khoa học là Citrus pradisi, còn gọi là bưởi Pômelô. Phương Tây ưa bưởi chùm ngược lại với phương đông chúng ta ưa bưởi ta vì mọng nước hơn.

    Cây bưởi thuộc loại cây thân nhỏ, sống đa niên, có thể sống hơn 30 năm tuỳ vào giống cây và chăm sóc. Bưởi là loài cây to, cao trung bình khoảng 3-4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Từ thân cây chia thành ba cành lớn, từ ba cành lớn chia thành nhiều cành, cành có gai dài, nhọn. Lá bưởi có gân hình mạng, phiến lá hình trứng, dài 10 -12 cm, rộng 5-6 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to. 

    Hoa bưởi rất đẹp. Hoa bưởi màu trắng ngà ngà, là loại hoa kép có năm cánh nở uốn cong bao quanh nhị vàng như màu nắng mùa thu. Hoa bưởi không mọc đơn lẻ mà mọc thành từng chùm với nhau. Mỗi chùm có khoảng sáu đến mười bông hoa. Hoa bưởi rất thơm. Mùi hương nhè nhẹ không gắt mà thoang thoảng trong gió rất dễ chịu.

    Quả bưởi hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống. Da bưởi trơn, bóng. Nhìn xa trông những quả bưởi lúc lỉu thích mắt. Hạt bưởi màu trắng, dẹt, rất có lợi trong nhiều bài thuốc tốt.

    Họ hàng nhà bưởi rất phong phú và đa dạng. Việt Nam là một trong những vùng nguồn gốc cây bưởi nên có rất nhiều giống bưởi, có nhiều giống bán hoang dại chua đắng, nhưng cũng có nhiều giống ngon như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, bưởi Biên Hoà...

    Cây bưởi có rất nhiều lợi ích đối với đời sống chúng ta. Hoa bưởi thơm thường được dùng để tết thành vòng hoa, ướp chè. Chè ướp hương hoa bưởi trở thành thức uống đặc sản dân giã của con người Việt Nam. Hoa bưởi cũng được dùng cùng vỏ bưởi để nấu thành nước gội đầu cho các bà các mẹ các chị vì không chỉ gội rất sạch mà còn rất thơm.

    Tháng Tám hàng năm là mùa bưởi chín. Những quả bưởi chín lúc lỉu được hái xuống mang lên thắp hương ngày Rằm. Những múi bưởi dưới bàn tay trang trí khéo léo được tạo thành những hình thù ngộ nghĩnh cho mâm hoa quả Trung Thu. Bởi vậy mùa thu nhắc tới gắn liền với cây bưởi.

    Ngoài ra bưởi còn được chế biến thành nhiều thức ăn tốt cho sức khoẻ như salad, chè bưởi, nước ép bưởi,… Những món ăn đó có chứa nhiều vitamin có lợi cho da và hệ tiêu hoá. Vì thế bưởi còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh như đau bụng, ăn không tiêu, vàng da,…

    Những người dân trồng bưởi muốn thu được vụ mùa cao phải có những bí quyết riêng của mình. Họ cần chú ý đến những yếu tố sau : Giống cây phải chuẩn, kỹ thuật chăm sóc cây phải khéo léo, chính xác,…Ngoài ra để cây sinh trưởng và phát triển tốt còn phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên như : Đất ẩm, kết cấu xốp, khí hậu ôn hoà, nguồn nước cung cấp cho cây phải sạch, phân bón vừa đủ, đúng lúc…

    Cây bưởi có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống chúng ta. Nó là loại cây đa năng góp phần tăng nguồn vốn sinh hoạt cho người dân. Vì thế cây bưởi luôn được mọi người yêu quý và trân trọng.

31 tháng 10 2019

dàn ý thuyết minh về cây Dừa số 1

Mở bài

Giới thiệu cây dừa

Thân bài

– Tả và biểu cảm cây dừa

  •  Lựa chọn: Tả thân, lá, hoa, quả

– Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

  • Đua xe bằng tàu dừa.
  • Làm cào cào bằng lá dừa.
  • Trèo dừa bắt tổ chim.
  • Mỗi buổi chiều học bài dưới gốc dừa
  • Có những niềm vui, nỗi buồn gì cũng tâm sự với cây dừa.

– Lợi ích kinh tế

  •  Nước dừa tươi
  • Mứt dừa.
  • Các bà, các mẹ, các chị khi nấu chè hay xôi không thể thiếu nước cốt dừa.
  • Trong các món ăn làm từ dừa, tôi thích nhất là món thịt kho dừa.
  • Kẹo dừa là đặc sản Bến Tre.
  • Dừa làm đũa, muỗng, dép trong nhà.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

31 tháng 10 2019

dàn ý thuyết minh về cây dừa sô 1

Mở bài 

Giới thiệu cậy dừa

Thân bài

-Tả và biểu cảm cây dừa 

.Lựa chọn: Tả thân ,lá,hoa,quả

-Kể các kỉ niệm gắn bó với cây dừa

. Đua xe bằng tàu dừa

. tự làm nha

Kết bài 

nêu cảm nghĩ của bạn về cây dừa

13 tháng 1 2022

hừm cần gấp không?

13 tháng 1 2022

gấp

9 tháng 5 2022

tham khảo :

1.MỞ BÀI:

-Giới thiệu vài nết về tác giả Tố Hữu:

  +TH(1920-2002)

   +Tên khai sinh là Nguyến Kim Thành ,quê ở làng Phù Lai,xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế

   +Ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời và cách mạng

   +TH được nhà nc trao tặng giải thưởng Hồ chí minh về văn học và nghệ thuật năm 1996

-Giới thiệu bài thơ Khi con tu hú:

  +hoàn cảnh sáng tác:khi TH bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ(Huế)

   +cảm nhận chung về tác phẩm

2.THÂN BÀI 

-Bài thơ được viết theo thể lục bát với phương thức biểu đạt là miêu tả và biểu cảm. Trong đoạn thơ tác giả đã chỉ ra những cảm nhận về mùa hè qua từng giác quan để từ đó thể hiện khao khát vượt ra khỏi phòng giam để cảm nhận được không gian mùa HÈ

  _luận điểm 1:bức tranh mùa hè:

+Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, đầy màu sắc rực rỡ hài hòa với những âm thanh sống động. Tác giả đã vẽ lên được bức tranh mùa hè thật sống động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng có sức gợi hình, gợi cảm :(trích 6 câu thơ đầu)

    Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”

“Khi con tu hú”.
  +Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống – mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài

   +Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông luá chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân… Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu

-luận điểm 2: tâm trạng của người tù cách mạng:

  +Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ – chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.
Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:
“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do. Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tiûnh của lí trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.
Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.

3.KẾT BÀI  

  -khái quát chung về TH và bài thơ khi con tu hú;Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

-chứng minh ý kiến cho rằng Sáu câu thơ đầu của bài Khi Con Tú Hú thể hiện sâu sắc tình yêu cuộc sống.

 

Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Lúc này, khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài:

“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không.”

Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông lúa chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...

Phải có một sự tưởng tượng lãng mạn, bay bổng và một tâm hồn mến yêu sự sống sâu sắc mới có thể vẽ lại toàn bộ bức tranh phong cảnh mùa hè sống động đến vậy. Thiên nhiên hiện lên tuyệt đẹp kia không phải là hiện thực, tất cả chỉ là sự tưởng tượng của một tâm hồn mơ mộng khi căng tất cả các giác quan để nghe, để nhìn, để ngửi, để cảm nhận không khí hè qua tiếng gọi bầy của tu hú. Chỉ bằng vài đường nét, màu sắc, âm thanh, nhà thơ đã phơi bày một bức tranh đầy nhựa sống với cánh đồng lúa chiêm quen thuộc của quê hương đã bao lần đi vào thơ Tố Hữu:

“Đây từng ô mạ xanh mơn mởn
(...)
Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!”

Giờ đây lại hiện về trong trạng thái căng đầy nhất, viên mãn nhất, lúa ngả vàng, ngả sang màu niềm vui, là màu vàng rực rỡ của mùa hè, của mồ hôi kết tinh thành hạt thóc.

Với một tâm hồn lãng mạn tinh tế, Tố Hữu đã cảm nhận sự thay đổi của màu nắng với nhiều góc độ: từ ánh nắng của “đôi ánh lạt ban chiều” (Tâm tư trong tù), ánh nắng yếu ớt dễ bóp nghẹt bởi bóng tối tới một “ánh nắng đào” giữa mùa hè, lấp đi dấu ấn của “vườn râm”. Câu thơ là một không gian thoải mái với sắc hồng kì lạ. Đó là thứ ánh sáng êm dịu, hiền hậu, vỗ về cho con người trước những mất mát, đau khổ trong cuộc đời. Có lẽ từ chính sự gặp gỡ tuyệt diệu của chàng thanh niên trẻ tuổi:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”

đã khiến cho ánh nắng mùa hè có sự thay đổi tinh tế đến vậy. Và sự xuất hiện của bầu trời trong vắt như mặt nước yên bình nâng tầm bay cho các cánh diều đã đẩy tầm nhìn, tầm nhận thức của nhà thơ lên đến độ sâu nhất, xa nhất, cao nhất:

“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

 

Thấp thoáng trong ánh nhìn người tù, là một không gian mở rộng đến vô cùng vô tận. Mặc dù có thể lúc ấy ánh nhìn của nhà thơ - chiến sĩ có phần bị che khuất đi bởi chấn song nhà tù chật hẹp. Trên bầu trời lúc này không phải là một mình lẻ loi, con sáo diều cũng có đôi, có cặp, có được sự tự do bay lượn trong vùng trời riêng kia. Huống chi là con người. Vậy mà, thực tế thì sao? Con người cô đơn, cô đơn hơn bao giờ hết, và mất tự do.

Không ngẫu nhiên mà bài thơ có sự bổ đôi của hai câu thơ lục bát. Nhà thơ diễn tả bức tranh mùa hè sống động đối lập với cảnh mùa đông trong ngục tối đã làm nổi bật lên khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ trên con đường tìm đến tự do. Bốn câu thơ kết đã lắng lại cho tiếng lòng náo nức bật lên:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”

Khổ thơ là lời bộc lộ trực tiếp cho tâm tư con người. Bốn câu cảm thán là sự dồn nén những cảm xúc mãnh liệt của một trái tim đau khổ, uất hận vì mất tự do. Nhà thơ nghe hè, cảm nhận hè chỉ qua tiếng chim tu hú gọi bầy. Hè đã đến, ba tháng trong ngục tối cũng đã trôi qua, lòng người thanh niên đầy nhiệt huyết càng trỗi dậy mạnh mẽ hơn tiếng gọi lên đường, tiếng gọi của tự do.

Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống náo nức, vui tươi bên ngoài lúc chỉ là tưởng tượng, bởi đó là tất cả những hình ảnh tồn tại trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là những cánh đồng, những vườn cây trái, những vườn râm. Còn hiện tại, kẻ thù đang giày xéo quê hương, đã biến bao đồng quê thành hoang mạc và thực chất không gian tự do mà nhà thơ khát khao bên ngoài kia cũng chỉ là một không gian tù hãm, một cái lồng to giam chí lớn, như chụp lên cuộc sống con người, lên quê hương. Cho nên, khổ thơ là sự bừng tỉnh của lý trí, là tâm trạng uất ức, ngột ngạt muốn đạp bỏ tất cả, tìm đến không gian tự do, tự tại thật sự. Bằng cách ngắt nhịp mạnh kết hợp với những từ ngữ mạnh mẽ: “đạp tan”, “chết uất”, câu thơ đã tập trung cao độ tinh thần yêu đời, yêu người cháy bỏng.

Tiếng kêu tu hú cứ day đi day lại cả bài thơ, như thúc giục, như lời thôi thúc người tù vượt thoát cảnh giam cầm, tìm về với tự do. Có lẽ vì vậy mà ba năm sau, Tố Hữu đã vượt ngục và quay về đội ngũ, để làm tròn ước nguyện cống hiến tất cả cuộc đời cho cách mạng.

“Khi con tu hú” là một bài thơ kết hợp hài hoà của cảnh và tình. Cảnh mở ra rạo rực, tha thiết, tình lắng đọng da diết, trầm buồn. Với tâm hồn dân tộc, ngòi bút linh hoạt, mềm mại, Tố Hữu xứng đáng với danh hiệu con chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

9 tháng 5 2022

U là trời dài quá, nhưng cũng cảm ơn bn😊

5 tháng 12 2021

Mình tham khảo nha! vui

I. Mở bài

    – Giới thiệu chung về cái bút bi, tầm quan trọng của bút bi đối với học tập, công việc.

Ví dụ:

    Đối với tất cả chúng ta thì một đồ dùng không thể thiếu mọi lúc mọi nơi chính là chiếc bút bi. Chiếc bút từ lâu đã trở thành một đồ dùng rất hữu ích đối với chúng ta trong tất cả các công việc để chúng ta có thể ghi chép lại tất cả mọi thứ.

II. Thân bài

1. Lịch sử ra đời, nguồn gốc, xuất xứ của bút bi (ai phát minh ra? năm bao nhiêu? …)

– Bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, ông quyết định nghiên cứu và phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

2. Cấu tạo cây bút bi:

Trong phần nội dung chính thuyết minh về cấu tạo cây bút bi, cần nêu được chiếc bút bi có 2 bộ phận chính:

– Vỏ bút: là một ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.

– Ruột bút: nằm bên trong vỏ bút, làm từ nhựa dẻo, là nơi chứa mực (mực đặc hoặc mực nước).

– Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại các loại bút bi

– Bút bi có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng (bút bi bấm, bút bi có nắp, …)

– Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng như: Hồng Hà, Thiên Long, …

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản

– Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết sẽ lăn ra mực để tạo chữ.

– Bảo quản: giữ gìn cẩn thận, cất giữ trong hộp bút, không vứt bút linh tinh, khi dùng xong phải để vào nơi quy định.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:

– Ưu điểm:

+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.

+ Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

– Khuyết điểm:

+ Vì viết được nhanh nên dễ rây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

6. Ý nghĩa của cây bút bi:

– Bút bi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người: Dùng để viết, để vẽ, ký hợp đồng, ghi chép, …

– Bút bi viết lên những ước mơ của các cô cậu học trò, những bản hợp đồng quan trọng, …

III. Kết bài

– Kết luận, nêu cảm nghĩ và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống.

Bạn có thể tham khảo thêm ở nguồn này nha: https://documen.tv/question/lap-dan-y-cho-de-van-sau-gioi-thieu-ve-chiec-but-bi-van-thuyet-minhid1411628-65/

31 tháng 12 2022

 

Bạn tham khảo nha :

1) Mở bài: Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ xuân về người ta thường thấy hoa đào nở rộ, một loài hoa đặc trưng cho Hà Nội.

2) Thân bài

a. Nguồn gốc: Phân loại: Ở Việt Nam, đào có rất nhiều loại, nhưng được biết đến nhiều nhất là đào bích, đào phai, đào bạch,... Một số người thích chơi đào vì cho rằng màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc đầu năm. Ở Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà. Một số người chơi đào lại thích đào Sapa vì cái vẻ xù xì, rêu mốc của cành, loáng thoáng nụ và hoa được ẩn trong lá một sức sống mãnh liệt thắng mọi thử thách.

b. Đặc điểm, hình dáng: Hoa đào có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn. Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt mang một vẻ đẹp trang nhã, kín đáo.

c. Cách gieo trồng, chăm sóc: Cây đào chỉ trồng ở miền Bắc, là loài hoa chỉ nở vào mùa xuân. Nhưng muốn cho hoa nở đúng vụ lại là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm của người trồng hoa. Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.

3) Kết bài: Hoa đào dịu hiền, hoa mai tươi thắm. Các loài hoa đều đua nhau khoe sắc với đất trời. Mỗi loài đều có màu sắc riêng, hương thơ riêng, vẻ đẹp riêng. Nhưng tất cả đều góp phần tô thắm cho sắc xuân thêm tươi vui, đầm ấm và mang niềm vui hạnh phúc đến cho muôn nhà vào ngày tết cổ truyền.

25 tháng 9 2023

(1) Mở đầu: Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.
(2) Triển khai: Trình bày các nội dung chính; nêu một vài nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.
(3) Kết luận: Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.