K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 7 2018

Trong kháng chiến , Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dươngluôn đoàn kết. Điều này thể hiện cụ thể:

- 10/1930, Đảng Cộng Sản Đông Dương đặt những cơ sở tại Lào và Cam-pu-chia, lãnh đạo nhân dân 3 nước chống Pháp.

- 1936 – 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp nhân dân 3 nước tham gia vào cuộc đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

- 1936 – 1939, một số cơ sở cách mạng của Đảng Cộng Sản Đông Dương được xây dựng và củng cố tại 3 nước Đông Dương để vận động nhân dân 3 nước đứng lên đấu tranh mạng mẽ chống Pháp.

11 tháng 1 2022

tk:

 

Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện:

- 1918 - 1922, ở Lào, cuộc khởi nghĩa của người Mèo do Chậu Pa-chay lãnh đạo diễn ra ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.

- Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 10-1930, đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng Đông Dương.

- 1936 - 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh.

- Một số cơ sở cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương đã được xây dựng và củng cố ở Viêng Chăn, Phnôm Pênh…

11 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện:

- 1918 - 1922, ở Lào, cuộc khởi nghĩa của người Mèo do Chậu Pa-chay lãnh đạo diễn ra ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.

- Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (tháng 10-1930, đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng Đông Dương.

- 1936 - 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống phát xít và chống chiến tranh.

- Một số cơ sở cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương đã được xây dựng và củng cố ở Viêng Chăn, Phnôm Pênh…

 

23 tháng 2 2016

- Cuộc khởi nghĩa của người Mậu do Chậu Pa-chay lãnh đạo kéo dài trong những năm 1918-1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.

- Năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương. Những cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng đã được thành lập ở Lào và Cam-pu-chia.

- Trong những năm 1936 - 1939 một số cơ sở cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương đã được xây dựng và củng cố ở các thành phố lớn như Viêng Chăn, Phnôm Pênh... Cuộc vận động dân chủ ở Đông Dương đã kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ ở Lào và Cam-pu-chia cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

22 tháng 2 2016

- Cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866) diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới Cam-pu-chia - Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã sẵn sàng giúp đỡ A-cha Xoa chống Pháp. Biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa.

- Khởi nghĩa của Pu-côm-bô (1866 - 1867) cũng là một biểu tượng về liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân hai nước Việt Nam - Cam-pu-chia: xây dựng căn cứ ở Tây Ninh, trong hàng ngũ nghĩa quân có nhiều người Việt Nam tham gia, có sự liên kết của nghĩa quân Trương Quyền, Võ Duy Dương,…

- Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào (1901 - 1903) dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc, địa bàn hoạt động mở rộng sang cả vùng biên giới Lào - Việt…. 

 

22 tháng 2 2016

*Khái quát chung: 
VN,Lào,CpC là 3 nước nằm trên bán đảo Đông Dương có nhiều nét tương đồng về Lịch sử, văn hóa và từng gắn bó chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược từ cuối thế kỉ 19.
Năm 1930 ĐCS Đông Dương ra đời đã trực tiếp lãnh đạo 3 dân tộc VN,Lào,CPC trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ.

*Tình đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Pháp(1945-1954):
11/3/1951 Liên minh chiến đấu Việt-Miên-Lào được thành lập , biểu hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

-Tình đoàn kết giữa VN-Lào .
+8/4-15/8/1953: Bộ đội VN phối hợp cùng quân dân Lào mở chiến dịch Thượng Lào giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa,1 phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxali với trên 30 vạn dân.
+Trong chiến cuộc đông xuân 1953-1954 liên quân Việt-Lào mở nhiều chiến dịch tiến công để làm bước đầu phá sản kế hoạch NaVa .
+ Đầu t12/1953 : Liên quân Việt-Lào mở cuộc tiến công Địch ở Trung Lào tiêu diệt trên 3 tiểu đoàn Âu-Phi, giải phóng 4 vạn km2 và thi xã Thà Khẹt , bao vây uy hiếp Xavanakhet và căn cứ Xê-nô.
+Cuối t1/1954: Liên quân Việt-Lào tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu , toàn tỉnh Phongxali . Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mỏ rộng thêm gần 1 vạn km2.

Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ ở VN, Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ cho 3 nước VN-Lào-CPC.

*Trong kháng chiến chống Mĩ.
-VN-Lào:
Sau khi Pháp thất bại ở chiến trường Đông Dương , Mĩ đã thế chân Pháp để chiếm đóng Lào, biến Lào trở thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mĩ. Vì vậy, nhân dân VN lại cùng sát cánh với nhân dân Lào kháng chiến chống Mĩ xâm lược.
+Từ 24-25/4/1970 : Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp biểu thị quyết tâm đoàn kết của 3 nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+Từ 12/2-23/3/1971 : Quân đội VN có sự phối hợp của quân dân Lào đã tập tan cuộc hành quân mang tên "Lam Sơn 719" của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn ,loại khỏi vòng chiến đấu 22000 tên địch, buộc chúng phải rút khỏi đường 9-Nam Lào,giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương.
+Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN từ 1954-1973, quân dân Lào đã lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. Buộc Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn (21/2/1973) lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc Lào.
+T5-T12/1975: Hòa theo thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân VN, quân dân Lào nổi dậy đấu tranh giành chính quyền trong cả nước, thành lập nước CHDCND Lào(2/12/1975).

VN-CPC:
-Từ 30/4-30/6 quân đội VN có sự phối hợp của quân dân CPC đã đập tan cuộc hành quân xâm lược CPC của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn , loại khỏi vòng chiến đấu 17000 tên địch , giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn với trên 4,5 triệu dân.
+17/4/1975: Với sự giúp đỡ của quân tình nguyện VN , thủ đô PhnomPenh được giải phóng , nhân dân CPC kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đưa đất nước CPC bước vào 1 thời kì mới.

Trong suốt nhiều năm qua, nhiều chuyến thăm cấp cao , nhiều hiệp định về kinh tế-văn hóa được kí kết ở VN-Lào-CPC. Mối quan hệ hữu nghị giữa 3 dân tộc ngày càng phát triển khi cả 3 nước đều trở thành thành viên của ASEAN , đều phấn đấu vì lợi ích chung của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

3 tháng 11 2021

TCCSĐT - Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là ba nước có nhiều điểm tương đồng về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là có chung vận mệnh lịch sử; từ rất sớm, nhân dân ba nước đã đoàn kết bên nhau chống thù chung, góp phần bảo vệ nền độc lập, tự do của mỗi dân tộc. Theo dòng chảy thời gian, tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước ngày càng được bồi tụ, vun đắp và nhân lên mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trường kỳ.

11 tháng 3 2017

Cuộc khởi nghĩa Pu-côm-bô (Cam-pu-chia) diễn ra từ năm 1866 - 1867. Nghĩa quân gồm người Khơ-me, người Chăm, người Xtiêng, người Kinh. Trương Quyền (Con trai Trương Định) và Võ Duy Dương (Thiên hộ Dương) đã liên kết với nghĩa quân Pu-côm-bô đánh Pháp. Khi lực lượng lớn mạnh, Pu-côm-bô tiến quân về nước, kiểm soát Pa-man, tấn công U-đông (17-12-1866). Nhân dân Việt Nam ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì thường xuyên cung cấp lương thực, vũ khí cho nghĩa quân. Ngày 3-12-1867, Pu-côm-bô hi sinh trong chiến đấu.

=> Cuộc khởi nghĩa là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.

Đáp án cần chọn là: D

28 tháng 10 2021

phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương đặt dưới sự lãnh đạo của :

a.sĩ phu phong kiến, nông dân

b. tầng lớp trí thức, tiểu tư sản

c. giai cấp tư sản dân tộc

d. công nhân, nông dân

29 tháng 10 2021

sai rồi nha bạn

18 tháng 3 2019

Thưc hiện những cam kết với Pháp trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng.

=> Tính chất chống phong kiến được bắt đầu thể hiện từ sau khi triều đình Huế ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với thực dân Pháp

Đáp án cần chọn là: B