K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 5 2016

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, báo chí xuất bản hôm đó đều dành vị trí trang trọng nhất, giới thiệu cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Báo Sự Thật ghi lên đầu trang nhất dòng chữ đậm nét: "Tất cả hãy đến thùng phiếu". Báo Quốc hội in hình Hồ Chủ tịch với lời khuyên của Người: "Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên, hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những đại biểu xứng đáng vào hội đầu tiên của nước ta Chỉ hơn 4 tháng sau ngày Độc Lập, toàn thể nhân dân ta đón chào ngày hội lớn - ngày Tổng tuyển cử. Dưới ách thống trị tàn bạo của đế quốc và phong kiến, người dân Việt Nam bị tước đoạt mọi quyền dân chủ. Cách mạng tháng Tám đã thổi một luồng gió mới vào mọi mặt của đời sống xã hội, đem lại quyền làm chủ cho mỗi công dân. Lần đầu tiên, mọi người được tự do thảo luận, bàn bạc và chọn lựa những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng cuộc bầu cử diễn ra trong một hoàn cảnh chính trị rất phức tạp. ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp đã mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Chúng âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, dựng lên chế độ "Nam Kỳ tự trị" với một chính phủ bù nhìn tay sai. ở phía Bắc, 18 vạn quân Tưởng lấy danh nghĩa đồng minh tràn vào tước vũ khí quân Nhật. Chúng kéo theo bè lũ tay sai Việt Nam quốc dân đảng, ViệtNam cách mệnh đồng minh hội... về nước, hòng chiếm lấy chính quyền. ỷ thế bọn Tưởng, những tên Việt gian hoành hành dữ dội, nói xấu chính phủ lâm thời, phá hoại tổng tuyển cử và gây ra nhiều vụ cướp của, giết người rất dã man. Mặc dầu bọn chúng dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi để đe dọa và xuyên tạc, nhân dân các nơi vẫn phân biệt được trắng đen, bày tỏ niềm tin tưởng vào những đại biểu Việt Minh và những người yêu nước chân chính. Nhân dân Hà Nội rất phấn khởi khi được tin Hồ Chủ tịch ứng cử ở Thủ đô; 118 vị đại biểu các tầng lớp ở ngoại thành Hoàng Diệu (tức là Hà Nội) đã gửi thư "đề nghị cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử này và suy tôn cụ là Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Hồ Chủ tịch đã gửi lời cảm tạ và nói: "Tôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên không thể vượt qua thể lệ tổng tuyển cử đã định". Trong lời phát biểu ngày 5 tháng 1, Người kêu gọi "Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta đến con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân bắt đầu được hưởng quyền dân chủ của mình". Từ sáng sớm ngày 6 tháng 1, nhân dân Hà Nội đã nô nức đi bỏ phiếu với nét mặt hân hoan, áo quần tươi sắc. Hồ Chủ tịch và các vị trong chính phủ cùng đi bỏ phiếu với nhân dân tại các trụ sở khu phố. ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, cuộc bầu cử được tiến hành trong khói lửa chiến tranh. Giặc Pháp cho máy bay oanh tạc, mở những cuộc hành quân càn quét, tung tay sai đi phá hoại bầu cử. Chỉ tính riêng những người làm công tác vận động, đã có hơn bốn chục cán bộ hy sinh anh dũng. Lá phiếu trong cuộc bầu cử này được gọi là "lá phiếu máu" vì nó thấm máu của những chiến sĩ đã quên mình cho nền Độc lập của Tổ quốc, vì sự nghiệp Kháng chiến cứu nước, vì công cuộc xây dựng chính quyền cách mạng. Với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ Nhà nước dân chủ cộng hòa, toàn thể nhân dân từ Nam chí Bắc đã tham gia bỏ phiếu. Hồ Chủ tịch trúng cử với tỷ lệ cao nhất 98,4% số phiếu bầu. Trong cuộc mít tinh của 40 ngàn đồng bào thủ đô chào mừng các đại biểu đã trúng cử, Hồ Chủ tịch tuyên bố: "Trong cuộc tranh thủ hoàn toàn độc lập, chúng tôi thề xin đi trước!". Ngày 2 tháng 3, Quốc hội họp kỳ thứ nhất. Đây là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm 403 đại biểu, trong đó 87 phần trăm là những người xuất thân từ công nhân, nông dân, viên chức và quân nhân cách mạng. Lần đầu tiên ở nước ta, và ở cả vùng Đông Nam á, xuất hiện một quốc hội thật sự dân chủ, được bầu theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử thể hiện niềm tin sắt đá của toàn dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch. Nó biểu dương sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, đập tan bọn phản động, xây dựng chế độ xã hội mới. Quốc hội đã công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chủ tịch đứng đầu. Trong lời bế mạc kỳ họp thứ nhất. Người nói: "Chúng ta cùng hứa với nhau rằng Quốc hội họp lần này là Quốc hội Kháng chiến và Chính phủ cử ra là Chính phủ Kháng chiến. Tôi mong rằng Quốc hội họp lần sau sẽ là Quốc hội Thắng lợi và Chính phủ sẽ là Chính phủ Thắng lợi". Người đại biểu quốc hội mang tấm thẻ số 305 đã xứng đáng với niềm tin của nhân dân, đã hoàn thành vẻ vang trách nhiệm của người công dân số Một, đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp quang vinh của cách mạng, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đúng như lời Hồ Chủ tịch, Quốc hội khóa I đã làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống thực sân Pháp. Trong thời gian từ 1946 đến 1960 (vì điều kiện chiến tranh không tổ chức bầu cử theo đúng nhiệm kỳ 4 năm một lần), Quốc hội đã thông qua hiến pháp đầu tiên của nước ta, đã ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất và phê chuẩn hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam. Quốc hội đã thông qua luật công đoàn, xác định địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân; ban hành các đạo luật bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân, luật hôn nhân và gia đình. Quốc hội đã ra các nghị quyết cải tạo và xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và cuối năm 1959, thông qua bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa của nước ta.

Quốc hội khóa II (1960 - 1964) có 453 đại biểu. Vì điều kiện đất nước tạm thời bị chia làm 2 miền, 91 đại biểu miền Nam của khóa I vẫn tiếp tục tham gia khóa II, không phải thông qua bầu cử. Quốc hội khóa II không ngừng tăng cường và củng cố chuyên chính vô sản, động viên toàn dân đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Quốc hội khóa II (1964-1971) và khóa IV (1971-1975) đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ buộc phải ký hiệp định Paris, quân Mỹ buộc phải cút khỏi Việt Nam, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược hai miền đất nước ta.

Quốc hội khóa V được bầu ra ngày 6-4-1975. Không đầy một tháng sau, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, cả miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Quốc hội ra sức chuẩn bị cho công tác thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. Một năm sau, tháng 4-1976, nhân dân cả nước đã sôi nổi đi bầu một Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Trong ngày hội lịch sử của non sông, ý chí của toàn dân tộc thể hiện trên những lá phiếu thiêng liêng; 98,77% số cử tri đi bầu đã chọn lựa 492 đại biểu ưu tú của toàn dân. Ngày 24 tháng 6 năm 1976, Quốc hội chung cả nước đã khai mạc kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội.

Trên suốt chặng đường 30 năm đấu tranh anh dũng của toàn dân tộc, Quốc hội đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng là người đại biểu đáng tin cậy của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, là nơi tập trung trí tuệ của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Quốc hội đã thể hiện tinh thần đại đoàn kết, ý chí thống nhất đất nước và lòng quyết tâm xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu rực rỡ, những trang sử vẻ vang của Quốc hội nước ta gắn liền với từng bước đi của dân tộc được bắt đầu từ ngày 6 tháng 1 năm 1946, ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nhân dân Việt Nam.

27 tháng 5 2016

06/01/1946

       TỔNG TUYỂN CỬ BẦU QUỐC HỘI ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ.

Ngày 6 tháng 1 năm 1946, báo chí xuất bản hôm đó đều dành vị trí trang trọng nhất, giới thiệu cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Báo Sự Thật ghi lên đầu trang nhất dòng chữ đậm nét: "Tất cả hãy đến thùng phiếu". Báo Quốc hội in hình Hồ Chủ tịch với lời khuyên của Người: "Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên, hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu để bầu những đại biểu xứng đáng vào hội đầu tiên của nước ta

Chỉ hơn 4 tháng sau ngày Độc Lập, toàn thể nhân dân ta đón chào ngày hội lớn - ngày Tổng tuyển cử. Dưới ách thống trị tàn bạo của đế quốc và phong kiến, người dân Việt Nam bị tước đoạt mọi quyền dân chủ. Cách mạng tháng Tám đã thổi một luồng gió mới vào mọi mặt của đời sống xã hội, đem lại quyền làm chủ cho mỗi công dân. Lần đầu tiên, mọi người được tự do thảo luận, bàn bạc và chọn lựa những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhưng cuộc bầu cử diễn ra trong một hoàn cảnh chính trị rất phức tạp. ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp đã mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược. Chúng âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, dựng lên chế độ "Nam Kỳ tự trị" với một chính phủ bù nhìn tay sai. ở phía Bắc, 18 vạn quân Tưởng lấy danh nghĩa đồng minh tràn vào tước vũ khí quân Nhật. Chúng kéo theo bè lũ tay sai Việt Nam quốc dân đảng, ViệtNam cách mệnh đồng minh hội... về nước, hòng chiếm lấy chính quyền. ỷ thế bọn Tưởng, những tên Việt gian hoành hành dữ dội, nói xấu chính phủ lâm thời, phá hoại tổng tuyển cử và gây ra nhiều vụ cướp của, giết người rất dã man. Mặc dầu bọn chúng dùng nhiều thủ đoạn bỉ ổi để đe dọa và xuyên tạc, nhân dân các nơi vẫn phân biệt được trắng đen, bày tỏ niềm tin tưởng vào những đại biểu Việt Minh và những người yêu nước chân chính. Nhân dân Hà Nội rất phấn khởi khi được tin Hồ Chủ tịch ứng cử ở Thủ đô; 118 vị đại biểu các tầng lớp ở ngoại thành Hoàng Diệu (tức là Hà Nội) đã gửi thư "đề nghị cụ Hồ Chí Minh không phải ứng cử trong cuộc tổng tuyển cử này và suy tôn cụ là Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Hồ Chủ tịch đã gửi lời cảm tạ và nói: "Tôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên không thể vượt qua thể lệ tổng tuyển cử đã định". Trong lời phát biểu ngày 5 tháng 1, Người kêu gọi "Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta đến con đường mới mẻ. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân bắt đầu được hưởng quyền dân chủ của mình".

Từ sáng sớm ngày 6 tháng 1, nhân dân Hà Nội đã nô nức đi bỏ phiếu với nét mặt hân hoan, áo quần tươi sắc. Hồ Chủ tịch và các vị trong chính phủ cùng đi bỏ phiếu với nhân dân tại các trụ sở khu phố.

ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, cuộc bầu cử được tiến hành trong khói lửa chiến tranh. Giặc Pháp cho máy bay oanh tạc, mở những cuộc hành quân càn quét, tung tay sai đi phá hoại bầu cử. Chỉ tính riêng những người làm công tác vận động, đã có hơn bốn chục cán bộ hy sinh anh dũng. Lá phiếu trong cuộc bầu cử này được gọi là "lá phiếu máu" vì nó thấm máu của những chiến sĩ đã quên mình cho nền Độc lập của Tổ quốc, vì sự nghiệp Kháng chiến cứu nước, vì công cuộc xây dựng chính quyền cách mạng.

Với lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ Nhà nước dân chủ cộng hòa, toàn thể nhân dân từ Nam chí Bắc đã tham gia bỏ phiếu. Hồ Chủ tịch trúng cử với tỷ lệ cao nhất 98,4% số phiếu bầu.

Trong cuộc mít tinh của 40 ngàn đồng bào thủ đô chào mừng các đại biểu đã trúng cử, Hồ Chủ tịch tuyên bố: "Trong cuộc tranh thủ hoàn toàn độc lập, chúng tôi thề xin đi trước!".

Ngày 2 tháng 3, Quốc hội họp kỳ thứ nhất. Đây là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm 403 đại biểu, trong đó 87 phần trăm là những người xuất thân từ công nhân, nông dân, viên chức và quân nhân cách mạng. Lần đầu tiên ở nước ta, và ở cả vùng Đông Nam á, xuất hiện một quốc hội thật sự dân chủ, được bầu theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử thể hiện niềm tin sắt đá của toàn dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch. Nó biểu dương sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, đập tan bọn phản động, xây dựng chế độ xã hội mới. Quốc hội đã công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chủ tịch đứng đầu. Trong lời bế mạc kỳ họp thứ nhất. Người nói: "Chúng ta cùng hứa với nhau rằng Quốc hội họp lần này là Quốc hội Kháng chiến và Chính phủ cử ra là Chính phủ Kháng chiến. Tôi mong rằng Quốc hội họp lần sau sẽ là Quốc hội Thắng lợi và Chính phủ sẽ là Chính phủ Thắng lợi". Người đại biểu quốc hội mang tấm thẻ số 305 đã xứng đáng với niềm tin của nhân dân, đã hoàn thành vẻ vang trách nhiệm của người công dân số Một, đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp quang vinh của cách mạng, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đúng như lời Hồ Chủ tịch, Quốc hội khóa I đã làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống thực sân Pháp. Trong thời gian từ 1946 đến 1960 (vì điều kiện chiến tranh không tổ chức bầu cử theo đúng nhiệm kỳ 4 năm một lần), Quốc hội đã thông qua hiến pháp đầu tiên của nước ta, đã ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất và phê chuẩn hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam. Quốc hội đã thông qua luật công đoàn, xác định địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân; ban hành các đạo luật bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân, luật hôn nhân và gia đình. Quốc hội đã ra các nghị quyết cải tạo và xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và cuối năm 1959, thông qua bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa của nước ta.

Quốc hội khóa II (1960 - 1964) có 453 đại biểu. Vì điều kiện đất nước tạm thời bị chia làm 2 miền, 91 đại biểu miền Nam của khóa I vẫn tiếp tục tham gia khóa II, không phải thông qua bầu cử. Quốc hội khóa II không ngừng tăng cường và củng cố chuyên chính vô sản, động viên toàn dân đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Quốc hội khóa II (1964-1971) và khóa IV (1971-1975) đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ buộc phải ký hiệp định Paris, quân Mỹ buộc phải cút khỏi Việt Nam, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược hai miền đất nước ta.

Quốc hội khóa V được bầu ra ngày 6-4-1975. Không đầy một tháng sau, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, cả miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Quốc hội ra sức chuẩn bị cho công tác thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. Một năm sau, tháng 4-1976, nhân dân cả nước đã sôi nổi đi bầu một Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Trong ngày hội lịch sử của non sông, ý chí của toàn dân tộc thể hiện trên những lá phiếu thiêng liêng; 98,77% số cử tri đi bầu đã chọn lựa 492 đại biểu ưu tú của toàn dân. Ngày 24 tháng 6 năm 1976, Quốc hội chung cả nước đã khai mạc kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội.

Trên suốt chặng đường 30 năm đấu tranh anh dũng của toàn dân tộc, Quốc hội đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng là người đại biểu đáng tin cậy của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, là nơi tập trung trí tuệ của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Quốc hội đã thể hiện tinh thần đại đoàn kết, ý chí thống nhất đất nước và lòng quyết tâm xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu rực rỡ, những trang sử vẻ vang của Quốc hội nước ta gắn liền với từng bước đi của dân tộc được bắt đầu từ ngày 6 tháng 1 năm 1946, ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nhân dân Việt Nam.

22 tháng 5 2016

…Chúng ta đã biết, sau ngày toàn quốc kháng chiến tháng 12-1946, từ núi rừng Việt Bắc đến vùng đất Mũi Cà Mau, cả nước ta có hàng chục khu căn cứ địa cách mạng. Thế nhưng vì sao Đồng Tháp Mười đã được nổi danh là “Chiến khu huyền thoại”. Bởi vì, trong vùng hoang địa mênh mông với 700.000 mẫu đất sình lầy mọc đầy cây hoang cỏ dại, nơi “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lội lềnh như bánh canh” hoàn toàn không có “rừng sâu, núi hiểm”. Ấy vậy mà bằng sức mạnh của ý chí đấu tranh bất khuất và lòng yêu nước nồng nàn, quân dân ta đã biến bưng biền Đồng Tháp Mười thành “vùng đất thánh” và “thủ đô kháng chiến” nằm ngay sát nách thành phố Sài Gòn nơi trung tâm sào huyệt của địch.

22 tháng 5 2016

Không chỉ nền kinh tế Việt Nam kiệt quệ vì quân Pháp và Nhật đánh nhau rồi lại thêm quân đồng minh tràn vào mà tình hình tài chính quốc gia phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng: Kho bạc trống rỗng, thuế chưa thu được, Ngân hàng Đông Dương nằm trong tay tư bản Pháp. Theo báo cáo của Bộ Tài chính: "Tiền mặt ở Ngân khố Trung ương lúc bấy giờ chỉ có 1.250.000 đồng, trong đó có 580.000 đồng bằng hào nát mà số nợ lại lên tới hơn 564.000.000 đồng…". Tình hình tài chính nguy ngập trong khi Chính phủ lâm thời lại phải chi tiêu nhiều việc khẩn cấp và quan trọng để tổ chức và chỉnh đốn bộ máy hành chính, sắm sửa vũ khí cho quốc phòng cùng các công cuộc kiến thiết quốc gia khác. Đứng trước những thách thức đó, Chính phủ và Bộ Tài chính mà đứng đầu là Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã đưa ra nhiều biện pháp để vượt qua khó khăn chưa từng có. Cùng với việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiệm vụ của Bộ Tài chính là phải huy động mọi nguồn lực để vừa nuôi bộ máy nhà nước, vừa phục vụ sản xuất, chiến đấu bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Chỉ 2 ngày sau khi tuyên bố đất nước được độc lập, ngày 4-9-1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký sắc lệnh số 04 thành lập "Quỹ Độc lập". Sắc lệnh nêu rõ: "Lập tại Hà Nội và các tỉnh trong cả nước một quỹ thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia" và "Mọi việc quyên tiền và đồ vật và việc tổ chức sẽ đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Tài chính". Tiếp sau đó, trong khuôn khổ "Quỹ độc lập", Chính phủ đã đề ra chương trình tổ chức "Tuần lễ vàng" từ ngày 17 đến ngày 24-9-1945, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân, nhất là tầng lớp thương nhân trong xã hội. Tin Chính phủ lâm thời phát động "Tuần lễ vàng" từ Hà Nội nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh, thành trên cả nước và trong nhân dân xuất hiện ca dao cổ động quần chúng:

10 tháng 1 2021

giup mk voi

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.Từ xưa, ca dao đã có câu:Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất...
Đọc tiếp

Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.


Từ xưa, ca dao đã có câu:

Muốn sang thì bắc cầu kiều
 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 

Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
 

Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
 

 

Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
 

Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
 

Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
 

Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
 

Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
 

Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
 

Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
 

"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
 

Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".

3
23 tháng 11 2016

sao

14 tháng 6 2016

mk xin lỗi bn, mk ko bk lm

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền...
Đọc tiếp

Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất.
Câu 2: Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng hiểu biết về công trình này.
Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh.
Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng nhất?
Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu , làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân?

6
22 tháng 7 2017

Câu 1:

Xuất phát từ câu nói của sứ giả Nguyễn Thư Hiên chép ở sách Dư địa chí do Nguyễn Trãi biên soạn có lời của Nguyễn Thiên Túng liên quan đến 4 xứ: “Nguyễn Như Hiên nói” Thế xứ Thanh, thần xứ Nghệ, nước Hưng Thái, ma Cao Lạng đều rất đáng sợ”. Câu nói có liên quan đến hai xứ Thanh và Nghệ, là mảnh đất sản sinh ra những con người, vua chúa, quan thần của đất nước. Xứ Thanh xưa mà nay là Thanh Hóa là nơi kinh đô của đất nước, nơi có nhiều vua, chúa nhất nước.

Đất Thanh Hóa trải qua nhiều tên gọi khác nhau đến đời Lý được đổi tên thành Thanh Hóa. Theo sách Dư địa chí, Thanh Hóa là vùng địa lý thuận lợi, hình thể tốt có thể xem như yết hầu của đất nước. Chính vì vậy nơi đây trở thành chỗ quân Tây Sơn lui về để ngăn bước tiến quân Thanh.

22 tháng 7 2017

Câu 2:Theo em đó là công trình Thành nhà Hồ.

Thành nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yến, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang,

Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc ( huyện Vĩnh Lộc) tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Đại Việt từ năm 1398-1407.Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thầnHồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng 1 năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần. Tháng 3 năm Canh Thân (26-3 đến 24-4-1400), vương triều Hồ thành lập (1400- 1407) và Tây Đô là kinh thành của vương triều mới, thành Thăng Long đổi tên là Đông Đô vẫn giữ vai trò quan trọng của đất nước. Vì vậy thành Tây Đô được dân gian quen gọi là Thành nhà Hồ. Thành đá được xây dựng trong một thời gian kỷ lục, chỉ chừng 3 tháng. Các cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Hổ Quý Ly từ khi nắm quyền lực của triều Trần cho đến khi sáng lập vương triều mới đã ban hành và thực thi một loạt chính sách cải cách về các mặt chính trị, kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng của chế độ quân chủ cuối triều Trần, củng cố chính quyền trung ương và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Minh. Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn với một hệ thống chính sách và biện pháp khá toàn diện, táo bạo. Thành nhà Hồ được xây dựng và tồn tại trong những biến động cuối thế kỷ XIV đầu thê kỷ XV, gắn liền với sự nghiệp của nhà cải cách lớn Hồ Quý Ly và vương triều Hồ.Mặc dù thành Tây Đô, với bốn bức tường và cổng thành còn lại tương đối nguyên vẹn, sẽ là rất đơn giản trong việc xác định về cấu trúc toà thành, nhưng các công trình nghiên cứu trước nay đều đưa ra các số liệu khác nhau về kích thước tường thành, cổng thành và do đó, việc nhận định về cấu trúc toà thành vẫn chưa thống nhất.

3 tháng 12 2016

I DO NOT KNOW

 

24 tháng 7 2017

Khi về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên, 20/2/1947, Bác Hồ đã căn dặn và mong mỏi: Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Quốc Khánh mùng 2 tháng 9, mời quý vị và các bạn cùng nhìn lại những hành động cách mạng và những trăn trở suy tư của toàn Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa trên con đường phấn đấu trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu hằng mong muốn.

Ông Nguyễn Văn Thát- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hàm Rồng, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực nông nghiệp những năm đổi mới 1989 đến năm 2000. Trong khoảng 10 năm ấy, với cương vị là Chủ tịch Hội đồng khoa học kỹ thuật tỉnh, Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp, Trưởng ban giao đất cho nông dân, ông Thát đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh những chủ trương, chính sách quan trọng, sát với thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp, đổi mới sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp

Ông cho biết: thời kỳ ấy, Thanh Hóa là địa phương trong cả nước đã sớm thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; chủ động phát triển kinh tế ngoài quốc doanh nhằm động viên mọi nhà, mọi thành phần kinh tế đầu tư tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Phát huy kết quả của những năm đầu đổi mới, trong ba thập kỷ liên tục phấn đấu, Đảng bộ, quân và các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết một lòng từng bước đẩy lùi khó khăn, thách thức, đói nghèo lạc hậu, tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm thay đổi sâu sắc, toàn diện bộ mặt quê hương theo chiều hướng phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 - 2015 ước đạt 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới; GDP bình quân đầu người ước đạt 1.530USD, gấp 1,9 lần năm 2010, tăng nhanh hơn so với mức trung bình của cả nước. Các chỉ số: hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước.

Đặc biệt, tại Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn – Công trình trọng điểm Quốc gia - có tổng mức đầu tư lớn nhất cả nước từ trước đến nay đã được khởi công xây dựng. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, các khu du lịch tầm cỡ quốc tế được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động, đã tạo điểm nhấn quan trọng và làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Khi đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quan hệ đối ngoại được mở rộng và hiệu quả thì cũng là lúc khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố, lòng tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được nâng lên.

Thích ứng với tăng trưởng, chủ động hội nhập và vượt qua những rào cản của tâm lý sản xuất nhỏ, đó là những bài học căn cốt được đúc rút từ những năm đầu đổi mới cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tỉnh Thanh đang hội tụ đầy đủ các yếu tố để có thể hoàn thành tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu. Nhưng chúng ta vẫn không quên lời cặn dặn của Người: Mỗi người phải xắn tay áo làm và mấu chốt kế hoạch phải thiết thực và phải làm được.