K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2018

Vịt thường và vịt donnal nha

18 tháng 2 2018

Vịt nào mà chả đi bằng 2 chân 

19 tháng 2 2021

bn cs the tach rieng cau hoi dc ko the nay thif khos docj lam

Bài 2: Đọc đoạn trích trong văn bản “Tôi đi học” và trả lời câu hỏi:“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơm man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn trích trong văn bản “Tôi đi học” và trả lời câu hỏi:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơm man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Theo Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” của tác giả nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì ?
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích trên.
Câu 3: Đoạn trích và văn bản đã nêu ở phần 1 gợi nhớ đến câu văn giàu ý nghĩa trong một văn bản khác đã học: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
a. Cho biết tên văn bản đó là gì ? Nêu tên tác giả
b. Qua văn bản nêu trên kết hợp với những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của nhà trường với mỗi con người.

0
1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:   [...]   Thưa má con mới đi học về ạ! Má liền hỏi: -Sao nay con đi học về muộn vậy con? Tôi lúng túng trả lời: Dạ, con...con xin lỗi má, nay con bị cô chủ nhiệm mời ở lại nhắc nhở ạ.  -Cái gì, nay con làm sao nữa rồi! Tại sao má dặn con bao nhiêu lần là “đi học phải nghe lời thầy cô giáo dạy bảo”, mà sao con lại không...
Đọc tiếp

1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

 

[...]

 

Thưa má con mới đi học về ạ! Má liền hỏi:

-Sao nay con đi học về muộn vậy con? Tôi lúng túng trả lời: Dạ, con...con xin lỗi má, nay con bị cô chủ nhiệm mời ở lại nhắc nhở ạ. 

-Cái gì, nay con làm sao nữa rồi! Tại sao má dặn con bao nhiêu lần là “đi học phải nghe lời thầy cô giáo dạy bảo”, mà sao con lại không nghe?

-Dạ, hổng phải đâu má, hổng phải con hổng nghe lời thầy cô đâu má ạ, mà tại con cười bạn ha hả, vui vẻ, khi bạn bị vấp té ngay trước mặt của con, mà con không đỡ; con cứ hềnh hệch cái miệng ra cười ngả nghiêng, con không ngậm được miệng má ạ. Má tôi thốt lên.

Hả! Sao con có thể cười hềnh hệch được như vậy? Tục ngữ có câu “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Thương người như thể thương thân”, sao con lại thiếu tình yêu thương và mất lịch sự như thế!

Dạ! Chính vì vậy, con bị cô giáo nhắc nhở là con “thờ ơ” trước nỗi đau trên thân thể của bạn bè và “vô cảm” khi bạn bị mất tinh thần, mắc cỡ trước ánh mắt của mọi người và chính con nữa, con chỉ cười thôi mà bị cô la, nên con rất là buồn má ạ. Mà cô giáo còn nói là “Tại sao mà môn GDCD của con vẫn đạt loại giỏi và hạnh kiểm những năm trước của con đều đạt “loại tốt” thật vô lí má ạ! Con nghĩ hai chuyện đó khác nhau mà, đâu có liên quan với nhau há má? Má tôi lại ân cần nói với tôi là:

Con à, nếu môn GDCD và hạnh kiểm của con hàng năm đều “loại giỏi, loại tốt”, thì con phải biết “Vận dụng” vào cuộc sống mà ứng xử cho có văn hóa con ạ, “hãy yêu thương và giúp đỡ mọi người khi gặp rủi ro, và chia sẻ nỗi đau với người khác khi có hoạn nạn”. Con phải hành động có văn minh và có ý thức tốt hơn kia chứ, đằng này con lại rất là tệ và thiếu văn hóa, con làm như thế còn thua mấy đứa không có học nữa con ạ. Hai chuyện đó có liên quan với nhau, sao lại không liên quan hả con. Lúc đó tôi mới hiểu và liền năn nỉ má tôi. Dạ, con biết mình không đúng rồi má ạ, con xin lỗi má, con cảm ơn má nhiều lắm! Má đã cho con hiểu thêm thế nào là một học sinh có “đạo đức-hạnh kiểm tốt” và học phải biết “hành-vận dụng” vào đời sống hàng ngày của chính mình, đó mới là lợi ích của việc đi học phải không má, [...].

Câu 1: trong đoạn văn trên có những từ tượng thanh, tượng hình nào.

Câu 2: hãy viết lại nội dung chính của đoạn văn trên.

0
1 tháng 3 2021

a, 

PTBD: biểu cảm

b, 

Tác giả bày tỏ sự xót xa, tiếc thương. Câu hỏi tu từ đặt ra như 1 lời tự vấn, câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt.

c, 

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Đoạn thơ đã gợi cho em bài học sâu sắc về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay. Trong bài thơ, hiện lên là hình ảnh ông đồ ở hai thời kì khác nhau, giữa quá khứ và hiện tại. Nếu như trước đây, ông được quý trọng, những nét chữ của ông được " tấm tắc ngợi khen tài" bao nhiêu thì đến đây, ông lại bị người đời quay lưng, bị quên lãng. Ông đồ chính là hình ảnh về một nếp văn hóa mang bản sắc của dân tộc, đó là tục xin chữ ngày Tết. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội. Cũng cần phải nhớ rằng " Hòa nhập chứ không hòa tan". Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc vẫn nên được duy trì, phát huy. Để khi nhìn vào đó, ta thấy cả quá khứ một thời hiện về với những kí ức đẹp nhất.

1 tháng 3 2021

Cảm ơn nhiều ạ

 

13 tháng 2 2023

1.  Thủ đô là nơi ''đầu não'' của một quốc gia, tập trung kinh tế, chính trị của đất nước

2. Thể loại: Chiếu

Bố cục: 3 phần

3. Nghị luận về tầm quan trọng của việc rời đô

4. Ở Hoa Lư. Vì vua Lý có tầm nhìn sâu rộng, nhìn ra vị trí ''thiên thời, địa lợi'' của đất nước

5. Thế ''rộng cuộn hổ ngồi'', "nhìn sông dựa núi" vững vàng, "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng", không lo lụt lội và "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi", “là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước".

chị ơi cho em hỏi khi nào là bài thi/kiểm tra của các bạn không được trả lời ( nếu làm sẽ bị xóa ) với bài được giải thế ạ? Em thấy chúng đều là đọc hiểu nên không biết phân biệt thế nào đây chị ơi?

26 tháng 5 2021

Mỗi lần nghe câu hát “Trường làng tôi cây xanh bóng vây quanh muôn chim hót vang lên êm đềm…” là tôi lại mường tượng ra một vùng đất nông thôn với những bầy trẻ con hồn nhiên. Rồi trong tôi lại dập dồn những hồi ức của ngôi trường thời thơ ấu.Thời gian trôi qua, ngôi trường tiểu học đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Nơi đây đã chứng kiến thật nhiều kỉ niệm đáng quý của một cô học trò nhút nhát, đó chính là tôi.Còn nhớ ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường. Trong lòng tôi cảm thấy háo hức nhưng cũng thật hồi hộp. Từ nhà đến trường mất khoảng mười lăm phút đi xe máy là đến nơi. Đứng từ ngoài nhìn vào, trông nó thật rộng lớn và đẹp đẽ. Cổng trường to làm bằng sắt, phía trên là tấm biển ghi tên của trường. Mẹ nói với tôi rằng ngôi trường này đã hai mươi năm tuổi rồi.Bước vào bên trong sân trường được lát gạch, rất rộng nhưng không có một chút giấy rác nào. Những tán cây xà cừ, phượng vĩ, bằng lăng… đứng sừng sững trên sân trường, toàn những loài cây quen thuộc với tuổi học trò. Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm lấy sân trường rộng. Mỗi dãy nhà đều có ba tầng. Các phòng học đều được quét vôi màu vàng, cửa sổ và cửa ra vào sơn màu xanh rất đẹp. Các phòng học rộng rãi và có đầy đủ các thiết bị học tập. Bàn ghế được kê ngay ngắn thành ba dãy thẳng hàng.Vào những giờ ra chơi, sân trường luôn là nơi nhộn nhịp nhất. Tiếng cười nói của chúng tôi vang vọng khắp ngôi trường. Vào những giờ học, ngôi trường lại im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học. Bây giờ, tôi đã là học sinh lớp năm, sắp phải chia tay ngôi trường tiểu học này. Thời gian học tập tại nơi đây đã cho tôi thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn còn nhớ như in kỷ niệm về lần đầu tiên ấy. Và tôi có thể nói rằng mình vô cùng yêu mến mái trường, cũng như yêu mến những người bạn và thầy cô giáo của

chúc bạn học tốt!