K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, đặc biệt có những câu thơ tác giả đặt dấu chấm, phẩy để nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu của bài:

“Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”

“Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.

- Cách gieo vần: vàng – sang, trắng – nắng, chang – chang. Các vần kết thúc bằng âm “ng” tạo ra sự ngân nga, vang vọng mãi của bài thơ. 

- So sánh với một bài thơ trung đại:

 

Thu hứng – Đỗ Phủ

Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử

 

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột sọt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. 

Ngắt nhịp

4/3 

4/3

Gieo vần

Gieo vần “âm” ở cuối các câu 1,2,4

Gieo vần “ang” cuối các câu 2,4 (vần “tan” trong câu 1 cũng có nét tương đồng với vần “vàng, sang” ở câu 2,4)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Mỗi dòng có số tiếng được sắp xếp theo thứ tự 7/8-7/8-6

- Cách ngắt nhịp: câu 1 và câu 4 nhịp 3/4. Câu 2 nhịp 3/3/2. Câu 4 nhịp 3/2/3. Câu 5 nhịp 2/2/2

- Cách kết thúc bài thơ thể hiện sự yêu mến khung cảnh nơi đây, người và cảnh như đã hòa vào làm một

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc toàn bộ văn bản.

- Chú ý cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ.

Lời giải chi tiết:

- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

→ Từ đó, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

7 tháng 5 2023

- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

=> Từ đấy, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác:

- Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

- Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

Hai điểm khác biẹt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:

- Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một "liên" chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

- So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. Ở bài Cảnh ngày hè:

Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3

Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)

Câu 3: ngắt nhịp 3/4

Câu 4: ngắt nhịp 3/4

Câu 5: ngắt nhịp 4/3

Câu 6: ngắt nhịp 4/3

Câu 7: ngắt nhịp 4/3

Câu 8: ngắt nhịp 3/3

7 tháng 5 2023
 

- Số tiếng trong mỗi dòng không đồng nhất: câu 15 (7 tiếng), câu 16 (8 tiếng), câu 17 (7 tiếng), câu 18 (8 tiếng), câu 19 (6 tiếng) à có sự xen kẽ số tiếng ở câu 15 – 18.

- Cách gieo vần không có định, tự do, có gieo vần “ay” ở “đây” và “tay”.

- Cách ngắt nhịp tự do.

- Cách kết thúc bài thơ sử dụng cấu trúc “càng...càng” à chủ thể trữ tình muốn bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình trước phong cảnh Hương Sơn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Cách ngắt nhịp đều đặn, chủ yếu của bài thơ là 4/3, trừ câu thứ hai ngắt nhịp 2/2/3,gieo vần chủ yếu là vần thông.

- Tác dụng: thể hiện cảm xúc trầm buồn, nhớ thương.

7 tháng 5 2023

- Từ ngữ trong bài thơ khá giản dị, gần gũi với đời sống thường nhật và mang đậm màu sắc làng quên Bắc Bộ.

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5; gieo vần chân.

=> Tác dụng: tạo nên cảm giác quen thuộc, gần gũi và dễ tìm được sự đồng cảm nơi người đọc; nhịp thơ nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ.

- Chú ý cách sử dụng từ ngữ, cách ngắt nhịp và gieo vần.

Lời giải chi tiết:

- Từ ngữ trong bài thơ khá giản dị, gần gũi với đời sống thường nhật và mang đậm màu sắc làng quê Bắc Bộ.

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5; gieo vần chân.

→ Tác dụng: tạo nên cảm giác quen thuộc, gần gũi và dễ tìm được sự đồng cảm nơi người đọc; nhịp thơ nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình.

1 tháng 9 2023

THAM KHẢO!

____

- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

+ Ngắt nhịp: 4/3 (kết hợp cùng với nội dung, câu thơ như tạo hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).

+ Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.

+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ → khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.

- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm:

+ Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.

+ Gieo vần: vần chân liền.

+ Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Bài thơ Tây Tiến :

+ Ngắt nhịp: 4/3

+ Tạo hình câu thơ gợi hình ảnh trập trùng của dốc núi: Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống).

+ Gieo vần: vần chân liền và vần chân cách.

+ Biện pháp tu từ: nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ

→ khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.

- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên :

+ Ngắt nhịp: đa dạng theo nội dung và mạch cảm xúc.

+ Gieo vần: vần chân liền.

+ Biện pháp tu từ:

+ Nhân hóa cho thấy những vật vô tri cũng có cảm xúc, tri giác như con người. Cụ thể trong bài thơ, những vật được nhân hóa đều mang sắc thái, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

7 tháng 5 2023
 

     Qua các khổ thơ, ta thấy được tác giả chú trọng về việc gieo vần ở cuối câu thơ, tạo nên một nhịp cố định cho cả bài thơ. Như khổ 1, vần được gieo là vần “ay”': bay, gày, hay. Hay như khổ 2, vần được gieo ở đây là vần “anh”: tranh, lành, cành. Mỗi vần sẽ được gieo ở câu 1, 2 và 4 của  khổ thơ. Từ đó, ta có thể dễ dàng bắt được nhịp điệu, âm tiết của bài thơ.