K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2021

bài thơ nào ạ ?

30 tháng 12 2021

có hình ko bn ;-; mềnh ko thấy:D 

19 tháng 6 2021
Tác giả: Hồ Chí Minh---------------Nội dung: kể về thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng. ----PTBĐ: miêu tả và biểu cảm.
19 tháng 6 2021

- Bài thơ Cảnh khuya Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh đã miêu tả ánh trăng ở chiến khu Việt Bắc. Qua đó thể hiện tình cảm với thiên nhiên cũng như tấm lòng yêu nước sâu đậm của Bác Hồ.

- PTBĐ chính của bài cảnh khuya : Biểu cảm. = > Bởi vì hầu hết thơ đều thuộc phương thức biểu đạt là biểu cả. Ở đây, tác giả là Bác Hồ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, cảnh sắc và nỗi lo nước nhà, lo cho nhân dân, chiến sĩ của mình.

Nguồn : google,có gì bạn yêu google nhé

13 tháng 12 2021

   Từ xưa đến nay, mỗi khi nhìn thấy hình ảnh người mẹ - người đã mang nặng đẻ đau, chịu bao gian lao vất vả để nuôi ta khôn lớn là chúng ta lại nhớ đến một tình cảm bao la, chân thành và ấm áp. Dù chúng ta có ở đâu đi chăng nữa thì đôi mắt mẹ vẫn dõi theo ta, vẫn cùng ta bước đi trên con đường trưởng thành. Đó là tình mẫu tử - tình cảm thiêng liêng và quý giá nhất trên cõi đời này. Hồi còn thơ bé, mỗi lần vấp ngã, ta đều cất tiếng gọi mẹ để được mẹ ôm vào lòng và vỗ về, an ủi. Vòng tây của mẹ luôn dang rộng để chào đón chúng ta, nó ôm gọn cả những nỗi đau không thể nào xoa dịu. Cứ nhớ đến người phụ nữ tần tảo và hiền dịu ấy, nước mắt tôi lại trào ra, như một sự cảm thông dành cho người mẹ đã nuôi lớn tôi từng ngày. Chỉ qua hai câu thơ ngắn ngủi, nhà thơ Chế Lan Viên đã gửi đến người đọc mộ thông điệp giàu cảm xúc: Đừng bao giờ biến mình thành một người con bất hiếu, đừng bao giờ quên ơn nghĩa của người mẹ mà ta luôn kính trọng.

13 tháng 10 2016

Đã bấy lâu nay bác đến nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta.

Thơ Nguyễn Khuyến chẳng có mấy bài vui bởi tâm trạng ông mang nặng nỗi buồn trước tình cảnh đất nước đau thương, trước thói đời éo le, bạc bẽo. Nhất là từ khi cáo quan về sống ẩn dật ở quê nhà thì nỗi buồn ấy trong thơ ông càng sâu, càng đậm. Tuy nhiên, bàiBạn đến chơi nhà lại là nốt vui bất chợt làm bừng sáng cái thông minh, dí dỏm vốn có trong tính cách cụ Tam Nguyên.
Ẩn chứa trong bài thơ là một tình bạn già khăng khít, keo sơn, vượt qua mọi ràng buộc của những lễ nghi tầm thường. Cái nghèo vật chất không lấn át được tình cảm ấm áp, chân thành.

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng không theo cấu trúc 4 phần (đề, thực, luận, kết ), mỗi phần hai câu như thường thấy. Ở bài này, Nguyễn Khuyến chỉ sử dụng có một câu làm câu đề, câu thứ hai đã chuyển sang phần thực. Giữa phần thực và phần luận lại không có ranh giới rõ rệt. Hai câu 7 và 8 thì câu 7 gắn với phần luận, chỉ có câu 8 là phần kết. Sự phá cách này tạo nên nét độc đáo trong cấu trúc bài thơ, đồng thời

chứng tỏ khả năng sáng tạo của nhà thơ:
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Câu mở đề giản dị, tự nhiên như lời chào hỏi chân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Tuổi già là tuổi người ta thường cảm thấy cô đơn nên khao khát có bạn để chuyện trò, giãi bày tâm sự. Chính vì thế nên khi được bạn đến thăm, nhà thơ thực sự vui mừng. Ông gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách. Câu thơ giống như lời chào quen thuộc hằng ngày ấy sẽ là tiền đề cho sự giãi bày tiếp sau đó: Đã lâu rồi, nay mới có dịp bác quá bộ tới chơi nhà, thật là quý hoá! Vậy mà...Thôi thì cứ tình thực mà nói, mong bác thông cảm vui lòng đại xá cho!

Sau khi Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan, về ở chốn quê nghèo Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa mà vẫn có bạn cũ tìm tới thăm thì hẳn người ấy phải là tri kỉ ; bởi thói đời giàu thời tìm đến, khó thời lui. Xúc động thật sự, nhà thơ nhân đó lấy cái giàu có, quý giá của tình bạn để khoả lấp cái nghèo nàn vật chất trong cuộc sống của mình.

Theo phép xã giao, khi khách đến chơi, trước hết chủ nhà phải có nước có trầu tiếp khách. Bạn thân ở nơi xa tới, lâu ngày mới gặp thì nhất thiết phải mời cơm, mời rượu. Ở chốn phố phường còn có quán xá chứ ở vùng quê Nguyễn Khuyến thì kiếm đâu ra? Cái hay của bài thơ bắt đầu từ ý này: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Nhà thơ phân trần với khách về sự tiếp đãi không thể chu đáo của mình. Vừa mới tay bắt mặt mừng mà lại giãi bày với ý : “Nhà vắng người sai bảo, chợ ở xa, tôi thì già yếu không đi được”, liệu có làm mất lòng nhau ? Nhưng bạn già chắc sẽ thông cảm vì lí do chủ nhà đưa ra nghe chừng đúng cả. Mọi thứ ở nhà tuy sẵn có nhưng ngặt nỗi :
Ao sâu nước cả khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Hiểu theo bề nổi của chữ nghĩa, nhà thơ muốn thanh minh với bạn : Cá thì nhiều đấy, nhưng ao sâu nước cả. Gà không thiếu nhưng vườn rộng rào thưa. Cải, cà, bầu, mướp thì đều chửa ra cây, còn mới nụ, vừa rụng rốn, đương hoa. Nghĩa là toàn ở độ dở dang, sắp sửa, chưa dùng được. Vậy là bữa cơm đãi khách với đầy đủ cá thịt hay đạm bạc rau dưa đều không thể có. Thôi thì ta nói chuyện với nhau bằng điếu thuốc, chén nước, miếng trầu vậy. Nhưng giở đến trầu thì đã hết tự bao giờ : Đầu trò tiếp khách trầu không có, mà xưa nay miếng trầu là đầu câu chuyện. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa.

Nhưng xét kĩ thì chủ nhà không nghèo, ngược lại, ông là người giàu có. Câu thơ toàn nói đến cái không nhưng lại hàm chứa cái có. Cái nghèo vật chất trong hiện tại được thi vị hoá như là sự giàu có trong tương lai. Có thể những thứ cá, gà, cải, cà, bầu, mướp đều chẳng thiếu và nhà thơ đã tiếp đãi bạn rất chu tất, còn nội dung bài thơ chỉ là cách giới thiệu độc đáo của cụ Tam Nguyên với bạn về cuộc sống thanh đạm của mình sau khi từ quan chăng ?!

Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được ! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng ! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm thuý của bậc đại Nho.

Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng ; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hoá ! 
Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ với khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhoà. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau, được hàn huyên tâm sự cho thoả nỗi khao khát nhớ mong.

Câu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ ta với ta. Đại từ ta trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa : ta với ta tuy hai nhưng là một. Từ với gắn hai từ ta lại. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hoà thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn thuỷ chung giữa hai ta.

Bài thơ Bạn đến chơi nhà là tấm lòng của nhà thơ và cũng là bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị, tràn đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp ; mặt ao lăn tăn sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè... là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của vồng cải, màu tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp... loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người. Những sự vật tưởng như tầm thường ấy thực ra có sức an ủi rất lớn đối với một tâm hồn mang nặng nỗi đau đời của nhà thơ. Được đón bạn đến chơi nhà trong khung cảnh rạo rực đầy sức sống ấy, chắc hẳn niềm vui của cụ Tam Nguyên cũng tăng lên gấp bội.

Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hoà hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tranh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.

16 tháng 11 2017

ca ngợi tình bn đẹp, gắn bó, ko kiểu cách cầu kì mà chân thật bình dị

mk cx ko bít có đúng ko nữa vì cái này là cô mk cho leuleu

24 tháng 12 2020

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Mghe gọi về tuổi thơ

 

Này con gà mái mơ

Này con gà mái vàng

 

 lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng  bà

Vì tiếng gà cục tác

24 tháng 12 2020

Điệp ngữ trong bài ' Tiếng gà trưa ' :

" [...]

 Nghe xao động nắng trưa

 Nghe bàn chân đỡ mỏi

 Nghe gọi về tuổi thơ "

➝ Điệp ngữ cách quãng

___________________________

" Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng

Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng

Này con gà mái vàng

Lông óng như màu nắng 

 

Tiếng gà trưa

Có tiếng bà vẫn mắng :

- Gà đẻ mà mày nhìn

Rồi sao này lang mặt

Cháu về lấy gương soi

Lòng dại thơ lo lắng

[...] "

4 tháng 1 2022

 Nội dung chính: Bài thơ là lời an ủi mẹ của một em bé bị giặc Mĩ sát hại, qua đó gợi ca tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng và lên án chiến tranh tàn khốc.

21 tháng 12 2016

MB:giới thiệu tác giả tác phẩm

+trình bày cảm nghĩ về bài thơ

TB:a) hai câu đầu:

+trăng:lồng lộng

+sông xuân , trời xuân , nước xuân

+điệp ngữ " xuân" suy ra gợi tả k gian bao la rộng lớn , tràn đầy sức xuân

-hai câu cuối

+câu thơ t3 dịch k sát nghĩa với bản phiên âm , k thấy rõ khó khăn gian nan của uân và nhân dân ta

+ câu thơ thứ 4: trạng thái ung dung , lạc quan của tác giả

KB:bạn nên ghi những điều trong ghi nhớ sẽ tốt hơn đó'

hoàn toàn k copy trên mạng nhe vuihaha

 

 

22 tháng 12 2016

Toàn mạng hết đấy

2 tháng 12 2021

- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác tràn trề nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ

2 tháng 12 2021

Tham khảo

-Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác tràn trề nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ