K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2021

Tạm biệt đất đỏ mùa đông.

Tạm biệt anh em về trong Sài Gòn.

Từ xa anh, em dỗi hờn.

Từ xa anh, em hết còn ngây thơ.

Từ xa anh, em ngu ngơ.

Nhớ Củ Chi, nhớ những giờ bên nhau.

Buổi cơm cà pháo, dưa, rau...

Ăn lạ miệng...

14 tháng 12 2021

sâu dấu 3 chấm còn gì nữa ko bạn

 

1 tháng 12 2021

Tham khảo:

Hương cốm mùa thu (Nguyễn Đình Huân)

Lúa nếp đồng quê sắp chín ửng màu
Tôi cùng bạn bè rủ nhau ra tuốt lúa
Bắc nồi rang rồi cùng nhau nhóm lửa
Mùi thơm lừng hương cốm của nhà quê

1 tháng 12 2021

cảm ơn bạn còn nữa hok bạn 

 

13 tháng 1 2020

Mình cũng vậy. Giúp mình với. Mình ở Hải Dương nha

13 tháng 1 2020

Google là để làm gì bạn ơi!

26 tháng 12 2020

a)Bn có ghi thiếu không?

b)rách-lành

dở-hay

c)ít-nhiều

ít-lắm

d)hôi- thơm

16 tháng 2 2021

a)trong-ngoài

   trắng -đen

b)rách-lành

   dở-hay

c) khôn-dại

    ít-lắm  

     ít-nhiều

d) hôi-thơm

28 tháng 1 2018

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

28 tháng 1 2018

Chỉ ra câu đặc biệt giúp mình với

22 tháng 3 2018

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu

22 tháng 3 2018

có phải ạn kiểm tra rồi giò thì hởi lamg chi

9 tháng 12 2021

ok bạn nha

9 tháng 12 2021

ngocchode

 

 

19 tháng 9 2020

con người: 

nhiễu điều phủ lấy giá gương

người trong một nước phải thương nhau cùng

Ý nghĩa:

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa vào lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.

19 tháng 9 2020

quê hương, đất nước:

Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Ý nghĩa:

Hình ảnh quê hương đất nước được nói đến nhiều trong ca dao dân ca. Có con “đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như trnah họa đồ”. Nơi ải BẮc xa xôi là “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa – Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, Huế đẹp mộng mơ có “Núi Truồi ai đắp mà cao – Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?…”. Và có cảnh sáng sớm mùa thu trên Hồ Tây, nơi kinh thành Thăng Long “ngàn năm văn vật”:

“Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Bài ca dao mang màu sắc một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.

Cảnh vật Hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, sống động. Những khóm trúc ven hồ, cành lá um tùm rậm rạp, đeo nặng sương mai “la đà” sát mặt nước, sát mặt đất, rung rinh, đu đưa trước làn gió nhẹ. Từ láy tượng hình “la đà” – một nét vẽ thoáng và gợi cảm, đầy ấn tượng:

“Gió đưa cành trúc la đà

Cây tre, cây trúc rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Tre, trúc là cánh sắc làng quê. Tre , trúc là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người thiếu nữ quê ta:

“Trúc sinh trúc mọc bờ ao,

Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh”.

Sau khi tả cành trúc, tác giả nói về âm thanh gần, xa:

“Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

Câu ca dao ngắt thành hai nhịp chẵn 4-4, hai vế tiểu đối cân xứng, hòa hợp như âm thanh tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà gáy sang canh từ làng Thọ Xương vọng tới. Đền Trấn Vũ còn gọi là đền Quan Thánh nằmn cạnh Hồ Tây là nơi thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Tiếng gà gáy sang canh… lại làm ta tỉnh mộng, songs lại nhịp sống đời thường dân đã “Lao xao gà gáy rạng ngày, Vai vác cái cày, tay giắt con trâu…”.

Nhà thơ dân gian như đang đứng trầm ngâm, lặng ngắm cảnh Hồ Tây lúc sáng sớm.

Mùa thu, sáng sớm cảnh vật phủ mờ sương khói. Phố phường, làng mạc, cảnh vật, cỏ cây “mịt mờ” trong “ngàn sương” và “khói tỏa”. Sương phủ trắng bao la; mênh mông và mịt mù. Huyền ảo và thơ mộng qúa. Câu thưo cổ kính, chứa chan thi vị:

“Mịt mù khói tỏa ngàn sương”.

Từ láy tượng hình “mịt mờ” và hình ảnh ẩn dụ “ngàn sương” đã làm cho câu ca dao mang màu sắc cổ điển, dẫn giắt cảm xúc người đọc liên tưởng đến những vần cổ thi.

Cuối bài ca dao là hình ảnh Hồ Tây trong sương sớm được ví với “mặt gương”. Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “Mặt gương Tây Hồ”. Hồ Tây yên tĩnh mênh mông và bao la, nước trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Hồ Tây, qua hàng nghìn năm là một thắng cảnh của thành Thăng Long cố đô của các triều đại Lý, Trần, Lê chói lọi trong sử sách, biểu tượng thiêng liêng của hồn nước nghìn năm. Ngày nay, nó là Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài ca dao làm đẹp tâm hồn mỗi con người Việt Nam, nó làm ta thêm yêu Hà Nội. Nhớ Thăng Long nghìn xưa, lòng ta bồi hồi tự hào về nền văn hiến Đại Việt.