K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2016

Cho Mk lời giải chi tiết nhá

Bài 1: 1 vật có m=200g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa có phương trình x1=4cos10t(cm) và x2=6cos(10t). Tính lực tác dụng cực đại gây ra cho dao động tổng hợp của vật Bài: 1 vật có m=100g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần sói f=10Hz , biên độ A1=8cm,phi1= pi/3 ; A2=8cm, phi2= -pi/3 . Biểu thức thế năng của vật theo thời gian là A. Wt=1,28sin^2(20pi×t)(J) B. Wt=2,56sin^2(20pi×t)...
Đọc tiếp

Bài 1: 1 vật có m=200g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa có phương trình x1=4cos10t(cm) và x2=6cos(10t). Tính lực tác dụng cực đại gây ra cho dao động tổng hợp của vật

Bài: 1 vật có m=100g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần sói f=10Hz , biên độ A1=8cm,phi1= pi/3 ; A2=8cm, phi2= -pi/3 . Biểu thức thế năng của vật theo thời gian là

A. Wt=1,28sin^2(20pi×t)(J)

B. Wt=2,56sin^2(20pi×t) (J)

C. Wt=1,28cos^2(20pi×t)(J)

D. Wt=1280sin^2(20pi×t)(J)

Bài 3: 2 dao động điều hòa cùng phương,tần số có phương trình x1=A1cos(wt - pi/6)cm và x2=A2cos(wt - pi)cm dao động tổng hợp có phương trình x=9cos(wt + phi)cm. Để biên độ A2 có giá trị cực đại thì A1 có giá trị bằng bao nhiêu?

Bài4 : 1 vật thực hiện đồng thời 2dao động điều hòa cùng phương có phương trình dao động lần lượt x1=Acos(wt + phi1), x2=Acos(wt + phi2). Phương trình dao động tổng hợp x=Acăn3sin(wt + phi). Tính độ lệch pha của 2 dao động thành phần

* giải chi tiết hộ mình với. Mình cảm ơn

4
14 tháng 6 2017

Vật có m=200g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa có phương trình x1=4cos10t(cm) và x2=6cos(10t). Tính lực tác dụng cực đại gây ra cho dao động tổng hợp của vật.

Lời giải:

Dao động tổng hợp: x = x1 + x2 = 10 cos(10t) (cm)

Lực tác dụng gây dao động cho vật: \(F=-k.x=-m\omega^2.x\)

\(\Rightarrow F_{max}=m.\omega^2.A=0,2.10^2.0,1=2(N)\)

14 tháng 6 2017

1 vật có m=100g thực hiện đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần sói f=10Hz , biên độ A1=8cm,phi1= pi/3 ; A2=8cm, phi2= -pi/3 . Biểu thức thế năng của vật theo thời gian là

A. Wt=1,28sin^2(20pi×t)(J)

B. Wt=2,56sin^2(20pi×t) (J)

C. Wt=1,28cos^2(20pi×t)(J)

D. Wt=1280sin^2(20pi×t)(J)

Lời giải:

\(\omega =2\pi.f = 20\pi (rad/s)\)

\(x_1=8\cos(20\pi t + \dfrac{\pi}{3})\)

\(x_2=8\cos(20\pi t - \dfrac{\pi}{3})\)

Suy ra dao động tổng hợp là: \(x=8\cos(20\pi t)(cm)\)

Thế năng: \(W_t=\dfrac{1}{2}k.x^2=\dfrac{1}{2}m\omega^2.x^2\)

\(\Rightarrow W_t=\dfrac{1}{2}.0,1.(20\pi)^2.0,08^2.\cos^2(20\pi t)\)

\(=1,28\cos^2(20\pi t)\)(J)

Chọn C.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 9 2023

Bài 1:

Vì xmax = 2cm ⇒ Vật không thể đi qua vị trí có li độ bằng 10 cm.

Em xem lại đề bài bài 1.

 

Bài 2: 

Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}v_{max}=v_{VTCB}=A\omega=8\pi\\a_{max}=a_{VTB}=A\omega^2=8\pi^2\end{matrix}\right.\Rightarrow\omega=\pi\Rightarrow A=8\)

Vậy độ dài quỹ đạo chuyển động là: \(l=2A=2\cdot8=16cm\)

Chọn A.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 9 2023

Em xem lại đề bài nhé em chưa gõ phương trình chuyển động thì không làm được.

Bài 3: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1 m, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g π2 m/s2.Số lần động năng bằng thế năng trong khoảng thời gian 4 s là A. 16. B. 6. C. 4. D. 8.Bài 4: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(5πt -π/3) (cm) (t đo bằng giây).Trong khoảng thời gian từ t = 1 (s) đến t = 2 (s) vật đi qua vị trí x = 0 cm được mấy lần? A. 6 lần. B. 5 lần. C. 4...
Đọc tiếp

Bài 3: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1 m, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g π2 m/s2.

Số lần động năng bằng thế năng trong khoảng thời gian 4 s là A. 16. B. 6. C. 4. D. 8.

Bài 4: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos(5πt -π/3) (cm) (t đo bằng giây).

Trong khoảng thời gian từ t = 1 (s) đến t = 2 (s) vật đi qua vị trí x = 0 cm được mấy lần? A. 6 lần. B. 5 lần. C. 4 lần. D. 7 lần. Bài 5: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(2πt/T + π/4) (cm). Trong khoảng thời gian 2,5T đầu tiên từ thời điểm t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x = 2A/3 là A. 9 lần. B. 6 lần. C. 4 lần. D. 5 lần.

Bài 6: Một chất điểm dao động điều hoà có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp là t1 = 2,2 (s) và t2 = 2,9 (s). Tính từ thời điểm ban đầu (to = 0 s) đến thời điểm t2 chất điểm đã đi qua vị trí cân bằng A. 9 lần. B. 6 lần. C. 4 lần. D. 5 lần

. Bài 7: Một vật dao động điều hoà theo phương trình: x = 2cos(5πt - π/3) (cm). Trong giây đầu tiên kể từ lúc bắt đầu dao động vật đi qua vị trí có li độ x = -1 cm theo chiều dương được mấy lần? A. 2 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 5 lần.

Bài 8: Một chất điểm dao động điều hoà tuân theo quy luật: x = 5cos(5πt - π/3) (cm). Trong khoảng thời gian t = 2,75T (T là chu kì dao động) chất điểm đi qua vị trí cân bằng của nó A. 3 lần. B. 4 lần. C. 5 lần. D. 6 lần.

Bài 9: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình: x = 4cos(4πt + π/3) (cm). Trong thời gian 1,25 s tính từ thời điểm t = 0, vật đi qua vị trí có li độ x = -1 cm A. 3 lần.                B. 4 lần.                 C. 5 lần.                 D. 6 lần. Bài 10: Chất điểm dao động điều hòa với phương trình: x = Acos(2πt/T + π/4) (cm). Trong thời gian 2,5T kể từ thời điểm t = 0, số lần vật đi qua li độ x = 2A/3 làπ A. 6 lần. B. 4 lần. C. 5 lần. D. 9 lần. 

0
28 tháng 8 2015

Phương trình tổng quát: \(x = A\cos(\omega t +\varphi)\)

+ Quãng đường khi vật thực hiện 5 dao động: S = 5.4A = 100 cm \(\Rightarrow\) A = 5cm.

+ Tần số: f = 5/2 = 2,5 Hz \(\Rightarrow \omega = 2\pi f = 2\pi.2,5 = 5\pi \ (rad/s)\)

+ t= 0 khi vật có x0=5 nên vật đang ở biên độ dương \(\Rightarrow \varphi = 0\)

Vậy phương trình dao động: \(x=5\cos(5\pi t) \ (cm)\)

 

17 tháng 1 2018

Bài này sai rồi.

18 tháng 1 2018

thầy ơi sao có quảng cáo hoài vậy nhiều lúc muốn xem cái gì thì nó cứ hiện ra bực mình muốn chết luôn đấy ạ

1 tháng 8 2016

Hỏi đáp Vật lý