K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống.

Hạn chế khai thác bừa bải các loài thực vật quý hiếm.

Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm

Tuyên truyền mọi người dân bảo vệ rừng.Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia…

28 tháng 3 2022

sáng nay thì 15p , có câu hỏi này và chẳng lẽ bạn là học sinh của lớp mình đang học ?

Các biện pháp : 

+ Trồng nhiều cây xanh

+ Tuyên truyền và vận động người dân

+ Không xả rác

+ ...

22 tháng 11 2016

Vệ sinh sạch sẽ môi trường

Trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc của con người. Vệ sinh môi trường đánh giá vào ý thức tự giác của mỗi cá nhân trong việc chấp hành quy định chung, đồng thời để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Vệ sinh môi trường gắn liền với việc dọn dẹp nơi ở thường xuyên, không thải bừa bãi các chất có nguy cơ gây hại xuống môi trường nước, môi trường đất và môi trường không khí.Đề án thu gom rác thải vùng nông thôn cũng như các đề án góp phần bảo vệ môi trường khác đã được thực hiện trong cả nước trong đó có nhiều địa phương đã thực hiện tốt, mang lại hiệu quả như Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng…

Trồng cây gây rừng

Tình trạng khói bụi ngày càng gia tăng nên việc tăng cường trồng cây xanh trở thành hành động thật sự thiết thực và hữu ích. Thế nhưng thực tế như sự khai thác tràn lan tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu khiến số lượng cây lim xanh trong rừng nguyên sinh ở Quảng Nam ngày càng khan hiếm.Chính quyền địa phương cần có phương án duy trì, bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh cũng là bảo vệ môi trường sống chung của cộng đồng.

Hạn chế sử dụng túi nilon

Trong cuộc sống, mọi sinh hoạt đều sử dụng tới túi nilon như một vật dụng không thể thiếu. Nilon là chất rất khó phân hủy, khi ở trong môi trường đất hoặc nước sẽ cản trở quá trình phát triển của các sinh vật khác.

Trong sinh hoạt, việc sử dụng túi nilon trở thành một thói quen. Sử dụng túi nilon như vật dụng để đựng thực phẩm mà nhiều người không biết tới tính nguy hại.

Hãy sử dụng túi bằng vải, túi bằng giấy thay thế túi nilon để góp phần bảo vệ môi trường.

Tận dụng nguồn năng lượng mặt trời

Việc tận dụng năng lượng tự nhiên cho hiệu suất sử dụng cao. Việc sử dụng năng lượng mặt trời để ứng dụng vào đời sống hoàn toàn hợp lý và làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Một môi trường xanh – sạch – đẹp đánh giá trình độ dân trí của con người, đồng thời phản ánh sự phát triển tiến bộ của nhân loại.

28 tháng 3 2016

Cho rằng buôn bán và sử dụng động vật hoang dã bền vững có thể trở thành công cụ thúc đẩy bảo tồn, báo cáo dưới đây của Viện nghiên cứu Quốc tế về Môi trường và Phát triển (The International Institute for Environment and Development – IIED) đã khuyến khích các sáng kiến bảo tồn toàn diện hơn trong đó có tính đến giải pháp buôn bán và sử dụng động vật hoang dã bền vững. Để Quý độc giả có thêm một góc nhìn về vấn đề này, xin trân trọng trích giới thiệu báo cáo dưới đây của IIED.

Buôn bán động vật hoang dã trái phép hiện đang thu hút sự quan tâm đáng kể của cộng động quốc tế. Đã có rất nhiều sáng kiến đưa ra để kiểm soát tình trạng này, tuy nhiên những sáng kiến có xu hướng nghiêng về giải pháp thực thi pháp luật và giảm nhu cầu sử dụng, trong khi ít chú trọng áp dụng các ưu đãi hiệu quả cho quản lý dựa vào cộng đồng hoặc quản lý của khu vực tư nhân. Đặc biệt, vai trò của việc “sử dụng bền vững” động vật hoang dã như một công cụ vừa nhằm bảo tồn, vừa phát triển địa phương thường bị xem nhẹ.

động vật hoang dã là một trong những tài sản quý giá đối với nhiều cộng đồng nông thôn và tình trạng buôn lậu động vật hoang dã đã tác động nghiêm trọng đến nguồn thu nhập của cộng đồng. Tuy nhiên, giải quyết vấn nạn buôn lậu bằng cách thắt chặt quản lý sử dụng bền vững có thể thu hẹp hơn nữa các lựa chọn của cộng đồng. Đối phó với loại tội phạm này một cách hiệu quả là phát triển các hướng tiếp cận có thể bảo vệ động vật hoang dã “ vì người nghèo”, chứ không phải bảo vệ “khỏi người nghèo”.

Buôn bán động vật hoang dã hợp pháp và bất hợp pháp

Buôn bán động thực vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Tổng giá trị của hoạt động kinh doanh này khó mà ước tính bởi vì các số liệu đáng tin cậy chỉ có ở từng ngành, từng loại hàng hóa và từng quốc gia.

Theo ước tính của Mạng lưới Giám sát Buôn bán động vật hoang dã (TRAFFIC), năm 2009 ngành buôn bán hợp pháp có trị giá 324 tỷ USD. Tuy nhiên, buôn bán bất hợp pháp cũng có giá trị lớn, khoảng 6 đến 20 tỷ USD mỗi năm. Điều này khiến cho hoạt động buôn lậu động vật hoang dã đứng thứ tư xét về độ hấp dẫn tội phạm xuyên quốc gia, chỉ sau buôn ma túy, vũ khí và buôn người.

Hội nghị quốc tế tại Clarence House tháng 5/2013 cho rằng “nghèo” là nguyên nhân chính dẫn đến buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy, nạn săn bắt, buôn bán ngà voi và sừng tê giác suy cho cùng là do sự cám dỗ của lợi nhuận chứ không phải do cái nghèo đưa đẩy. Dân nghèo lâm vào cảnh buôn bán bất hợp pháp thường làm thuê cho các ông chủ có thế lực.

Ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã: Giải pháp kiềng ba chân

Các sáng kiến mới nổi nhằm ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã thường có cách tiếp cận đa chiều, có thể khái quát theo 3 hướng khác nhau nhưng tương trợ lẫn nhau như “kiềng 3 chân”, bao gồm: Tăng cường thực thi pháp luật và củng cố hệ thống pháp luật hình sự; Giảm cầu và tiêu dùng; Hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế bền vững ở địa phương.

Tuy nhiên, trên thực tế thì giải pháp “kiềng 3 chân” vẫn chưa giành được sự chú ý xứng đáng. Chẳng hạn, Nghị quyết tháng 1/2014 của Nghị viện châu Âu về tội phạm buôn lậu động vật hoang dã đã triển khai hơn 20 hành động hỗ trợ thực thi luật nhưng chỉ có một hành động hỗ trợ cho sinh kế địa phương. Điều này gây ra tình trạng mất cân bằng.

Bên cạnh đó, cũng có những khu vực quan tâm đến vấn đề sinh kế nhưng lại ít chú trọng áp dụng các ưu đãi và các biện pháp sử dụng, kinh doanh bền vững động vật hoang dã như một công cụ bảo tồn. Ngoài ra, các chiến lược thực thi luật đã đề xuất có xu hướng không tính đến tác động của các biện pháp trừng phạt trong thực thi luật đối với người dân địa phương và cũng chưa tận dụng được kinh nghiệm của người dân địa phương trong bảo tồn.

Tiềm năng khai thác và sử dụng bền vững động vật hoang dã

Các thảo luận chính sách quốc tế về nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp đang tập trung vào một số loài biểu tượng và nhóm tội phạm có tổ chức. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng nhiều hoạt động kinh doanh động vật hoang dã quốc tế là hợp pháp và bền vững, có đóng góp đáng kể cho bảo tồn và phát triển. Sự quan tâm quốc tế đối với vấn đề kinh doanh động vật hoang dã vì vậy không nên đánh đồng tất cả khi cho rằng sử dụng động vật hoang dã là xấu. Nhiều trường hợp người dân địa phương đã chứng tỏ khả năng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này (gồm các loài đang bị đe dọa), mang đến thành công cho bảo tồn.

Chẳng hạn, ở vùng Andes từ lợi nhuận trong kinh doanh lông lạc đà thảo nguyên nhỏ (Vicugna vicugna) nhiều người dân địa phương và các cộng đồng bản địa chuyển đất chăn thả gia súc sang nuôi lạc đà thảo nguyên nhỏ vốn đang bị đe dọa để lấy sợi. Từ đó, lạc đà thảo nguyên đã tăng từ 10.000 năm 1965 lên 421.500 con năm 2010.

 Namibia, các ưu đãi tương tự đã giúp số lượng quần thể các loài tê giác, voi, sư tử và nhiều loài động vật hoang dã khác tăng lên đáng kể. Và buôn bán da cá sấu hợp pháp cũng là giải pháp quan trọng giúp giảm tình trạng khai thác cá sấu bất hợp pháp và thiếu bền vững.

Tuy nhiên, bất kể những kinh nghiệm và bài học từ các câu chuyện thành công này – bao gồm cả những thách thức đáng lưu ý – các sáng kiến quốc tế hiện nay nhằm giải quyết nạn buôn bán bất hợp pháp vẫn chưa rõ ràng về sử dụng và buôn bán động vật hoang dã hợp pháp và bền vững.

Điều này không có nghĩa là các sáng kiến nhất thiết phải thúc đẩy hoặc hỗ trợ buôn bán hợp pháp các sản phẩm gây tranh cãi như sừng tê giác, ngà voi và xương hổ, nhưng chí ít cũng nên thừa nhận cơ hội rộng mở hơn mà giải pháp sử dụng bền vững mang lại đối với động vật hoang dã.

Phát triển các giải pháp toàn diện hơn

Chiến lược bảo tồn tập trung vào các loài biểu tượng giúp đưa vấn đề “nóng” này đến với công chúng và việc giải quyết vấn đề bằng cách tiếp cận đa chiều là điều hợp lý. Tuy nhiên, cần kết hợp với các chiến lược sẵn có sau đây để có được các giải pháp toàn diện hơn.

Công nhận giải pháp sử dụng bền vững

“Ưu đãi” là công cụ không thể thiếu đối trong bất kỳ nỗ lực bảo tồn hay phát triển nào, với cả vùng không có nạn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã. Trong điều kiện thích hợp, buôn bán và sử dụng bền vững cũng có thể tạo ra “ưu đãi” giúp thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển.

Chiến lược giải quyết nạn buôn bán bất hợp pháp cần thừa nhận vai trò của sử dụng và buôn bán bền vững động vật hoang dã và cần hỗ trợ điều này tốt hơn. Tạo “ưu đãi” thông qua quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và các doanh nghiệp kinh doanh động vật hoang dã có sự kiểm soát của địa phương là một phần biện pháp can thiệp trong tương lai. Chí ít thì các chiến lược trên không nên gây tổn hại đến việc buôn bán và sử dụng bền vững loài động vật hoang dã hay vô tình gây tác động tiêu cực đến người nghèo.

Khuyến khích các đối thoại, tranh luận dựa vào bằng chứng

Có rất nhiều tranh luận về buôn lậu động vật hoang dã và việc sử dụng bền vững động vật hoang dã như một công cụ bảo tồn, đặc biệt là bởi vì nó tập trung vào các loài nguy cấp và loài biểu tượng. Một số nhà bảo tồn phản đối bất cứ hình thức sử dụng nào đối với động vật hoang dã. Số khác lại tin vào triết lý bảo tồn “sử dụng còn hơn là lãng phí”.

Tương tự, một số người cho rằng cho phép buôn bán động vật hoang dã nguy cấp trở thành hoạt động hợp pháp sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ thêm, trong khi đó lại có ý kiến ủng hộ cách tiếp cận trên và coi đó là công cụ bù đắp , chống lại buôn bán bất hợp pháp.

Các cuộc đối thoại và các nghiên cứu, phân tích cần phải làm rõ điều này thay vì đưa ra các nhận định duy ý chí và chia rẽ.

Cải thiện quản trị

Hoạt động thực thi luật chỉ hiệu quả dựa trên các cấu trúc quản trị bên dưới với các quy định, luật pháp và cơ chế giải trình trách nhiệm đi kèm.

Quản trị tốt rất cần thiết để đảm bảo rằng các nhóm tội phạm có tổ chức không thể chống lại việc thực thi luật, đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng và tôn trọng quyền của người dân.

Quản trị tốt phải đảm bảo quản lý công bằng và quản lý đa dạng, bao gồm quản trị cộng đồng, quản trị khu vực tư nhân và quản trị hợp tác.

Suy cho cùng thì cách kiểm soát hữu hiệu nhất đối với nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp không phải bởi súng ống và cán bộ kiểm lâm mà bởi các giải pháp thể hiện sự tôn trọng và hợp tác với cư dân địa phương và các chủ đất thông qua việc đưa ra các ưu đãi và cơ hội thích hợp vì mục tiêu bảo tồn động vật hoang dã.

28 tháng 3 2016
 Lần sau bạn Thắng Tùng đi chép nhớ paste đúng chỗ nhé!ok
13 tháng 3 2022

biện pháp bảo vệ các loài thực vật có lợi : không chặt phá cây xanh , trồng nhiều cây xanh , không dùng các hóa chất ảnh hưởng tới môi trường ...

 hạn chế sự phát triển của các loại có hại : phun thuốc , nhổ toàn bộ ...

13 tháng 3 2022

Ý kiến của mik

Thay hóa chất dùng trong nông nghiệp = các phương pháp tự nhiên

Học tốt

6 tháng 3 2022

(Vì săn bắn trái phép  chiếm hết chỗ) ở còn biện  pháp nói ngược lại cái ở ngoặc

20 tháng 1 2022

- Trong quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbônic và nhả ra khí ôxi; nhưng trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân bằng các khí này trong không khí. Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực. Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.

24 tháng 4 2021

1 cây thông tre lá ngắn 

2thông pà cò

3 cây gỗ lim vân vân

những biện pháp là ko chắt phá rug trái phép 

khai thác rug phải có cơ sở

 

24 tháng 4 2021

-Ngăn chặn phá rừng
-Hạn chế khai thác
-Cấm buôn bán và xuất khẩu
-Tuyên truyền người dân bảo vệ rừng
-Xây dựng khu bảo tồn, rừng quốc gia

9 tháng 5 2016

1. Động vật không xương sống ngay tên gọi đã phản ánh đặc trưng của những loài thuộc nhóm này là không có xương sống. Nhóm này chiếm 97% trong tổng số các loài động vật – tất cả động vật trừ các loài động vật trong phân ngành động vật có xương sống, thuộc ngành động vật có dây sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, và thú).

Các động vật không xương sống hợp thành một nhóm cận ngành. Phát sinh từ một tổ tiên nhân chuẩn đa bào chung, tất cả các ngành trong nhóm này là các động vật không xương sống cùng với 2 trong số 3 phân ngành trong ngành động vật có dây sống là Tunicata vàCephalochordata. Hai phân ngành này cùng với tất cả các loài động vật không dây sống đã biết khác có chung một nhóm Hox gene, trong khi các loài động vật có xương sống có nhiều hơn một cụm Hox gene nguyên thủy.

2. Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy mỗi đất nước, mỗi dân tộc và mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển.
Nhưng ở nước ta thực trạng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng là nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, đã và đang bị săn bắt, buôn bán, xuất khẩu trái phép, thậm chí giết mổ làm món ăn đặc sản tại các nhà hàng, khách sạn, phục vụ thói quen tiêu xài lãng phí của một số người. Do dễ dàng tiêu thụ với thu nhập cao đã tạo ra việc làm rất nguy hại và kích thích một số người săn bắt, buôn bán trái phép loại hàng này bất chấp các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, quý hiếm.
Do việc săn bắt chim, thú rừng tuỳ tiện cùng với nạn đốt phá rừng đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm hoạ đối với con người như: nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất; nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi vv... Trước tình hình nghiêm trọng nói trên, dư luận của quần chúng nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng, các nhà khoa học... đã nhiều lần lên tiếng, đòi hỏi phải có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển động vật hoang dã.
Để bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái, từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong việc bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, đặc biệt là những loài động vật quý hiếm, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các ngành, các cấp tập trung giải quyết những biện pháp cấp bách sau đây:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm, các loại chim cảnh bắt từ tự nhiên, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng; Kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu, tàng trữ bất hợp pháp động vật hoang dã, quý hiếm ở các chợ nội địa, chợ đường biên, các trục giao thông, bến cảng, sân bay và các tụ điểm khác.
Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng hữu quan để kiểm tra, giám sát ngăn chặn việc xuất khẩu bất hợp pháp động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã, quý hiếm.
Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Đối với số động vật hoang dã, quý hiếm thu giữ được qua kiểm tra phải thả trở lại môi trường sống của chúng. Trước khi thả phải kiểm tra kỹ về tình trạng sức khoẻ, dịch bệnh và đặc điểm sinh thái, bảo đảm con vật sống và phát triển .
Trường hợp cần phải nuôi dưỡng để nhân giống trong các cơ sở của Nhà nước hoặc tại các công viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường, các cơ quan khoa học, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng thí điểm một số trung tâm cứu hộ để nuôi dưỡng, theo dõi động vật hoang dã trước khi thả trở lại rừng.
3. Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương chỉ đạo các ngành, các cấp kiểm tra, thu giữ các loại súng quân dụng, súng hơi và các phương tiện dùng để săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã. Nghiêm cấm chế tạo và sử dụng các loại phương tiện này trái với những quy định hiện hành.
4. Nghiêm cấm các nhà hàng, khách sạn kinh doanh những món ăn đặc sản, các cửa hiệu trưng bày quảng cáo, bán các sản phẩm thuộc động vật hoang dã, quý hiếm săn bắt từ tự nhiên, trừ các trường hợp quy định tại điểm 5 của Chỉ thị này.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát, xem xét để cấp đăng ký lại cho những trường hợp đã được cấp giấy phép kinh doanh các mặt hàng đặc sản thuộc động vật hoang dã, quý hiếm. Việc cấp lại giấy phép kinh doanh phải bảo đảm các quy định sau:
Phải đăng ký các loại mặt hàng kinh doanh và đề biển quảng cáo rõ các món ăn đặc sản từ động vật để tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Các cửa hàng phải tự tổ chức gây nuôi lấy những loài động vật hoang dã, quý hiếm để phục vụ kinh doanh các mặt hàng đặc sản và phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 và các quy định hiện hành.
Phải chỉ rõ nơi gây nuôi và nguồn động vật trên để cung cấp cho nhà hàng kinh doanh đặc sản.
Phải cam kết không thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm của người săn bắt từ tự nhiên để làm hàng kinh doanh.
6. Khuyến khích tổ chức, cá nhân gây nuôi phát triển các loài động vật hoang dã bao gồm cả động vật quý hiếm để kinh doanh, xuất khẩu và phải thực hiện theo quy định của Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 và các quy định hiện hành, đúng Công ước quốc tế CITES.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Thuỷ sản và các ngành có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 1996 về việc điều chỉnh bổ sung danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ động vật quý hiếm đã nêu trong Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992. Đồng thời phải xây dựng cơ chế quản lý, trong việc gây nuôi phát triển, kinh doanh động vật hoang dã, quý hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi.
7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản tăng cường quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đã có, đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu xác định về loài và đặc điểm sinh thái của mỗi loài động vật hoang dã đặc biệt là động vật quý, hiếm để lập danh mục động vật quý, hiếm riêng của Việt Nam và bổ sung vào Công ước quốc tế (CITES).
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các ngành có liên quan rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới và tình hình thực tế, khẩn trương xây dựng quy chế, điều lệ về quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi động vật hoang dã, quý hiếm.
9. Các cơ quan thông tin đại chúng phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ và sử dụng hợp lý các loài động vật hoang dã, quý hiếm cho toàn dân biết để thực hiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu và đưa vào chương trình giáo dục phổ cập về ý thức trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

 

9 tháng 5 2016

Các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:

- Bảo vệ môi trường sống của chúng

- Cấm săn bắn, buôn bán động vật hoang dã

- Tuyên truyền ý thức mọi người cùng bảo vệ động vật hoang dã

Ví dụ để nêu lên tầm quan trọng của động vật không xương sống đối với con người.

- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, vẹm.

- Có giá trị xuất khẩu: tôm, mực.

- Có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh: ong, mật ong.

- Tuy nhiên, cũng có một sô' động vật không xương sống gây hại cho cây trồng (ốc sên, nhện đỏ, sâu hại...) và một số gây hại cho người và động vật (sán dây, giun đũa, chấy,...).



 

9 tháng 1 2022

c1:

Trồng nhiều cây xanh giúp cung cấp một lượng lớn oxy cho chúng ta thở. Trung bình cứ một cây xanh có thể cung cấp đủ lượng oxy cho 04 người. Đồng thời chúng cũng hấp thụ C02, amoniac, S02, Nox, bụi bẩn,... từ đó làm giảm các khí độc hại bị thải ra môi trường, giúp không khí trở nên trong lành hơn

 

c2:

Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì: 

- Rừng cây điều hòa lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Rừng điều hòa khí hậu, chống lũ lụt, xói mòn, lở đất.
- Rừng cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu cho con người