K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm chung:

+ Về nội dung: bày tỏ tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người, có chức năng giáo dục thẩm mĩ đến bạn đọc

+ Về hình thức: đều viết theo thể thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh thơ độc đáo, hàm súc

- Ý nghĩa nội dung chủ đề trong từng văn bản thơ

+ Đất nước (Nguyễn Đình Thi): trân trọng lịch sử thăng trầm của đất nước, thể hiện lòng biết ơn đến những con người đã làm ra đất nước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.

+ Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): trân trọng, ngợi ca tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của những người lính nơi đảo xa.

+ Đi trong hương tràm (Hoài Vũ): trân trọng ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và tình yêu thuỷ chung của con người.

+ Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên): trân trọng, ngợi ca tình yêu thiên nhiên, nỗi nhớ quê da diết của người con đi xa trở về.

- Khi đọc hiểu các văn bản thơ tự do, cần chú ý:

+ Nhân vật trữ tình trong tác phẩm

+ Ngôn ngữ, hình ảnh và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

5 tháng 3 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

3 tháng 3 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

– Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

– Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

– Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mua thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

 

– Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vất chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

– Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

– Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuât bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

– Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

– Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

– Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

29 tháng 8 2023

* Đặc điểm chung về nội dung và hình thức:

- Nội dung: Phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ

- Hình thức: Thơ tự do, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần, kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau

* Ý nghĩa và tính thời sự của nội dung thông điệp được đặt ra trong các bài thơ

- Đất nước (Nguyễn Đình Thi): Sự suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong những năm dài kháng chiến hào hùng mà thiêng liêng. Đó là hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm; mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn; và hình ảnh đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng. Cho ta thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương, đất nước đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

- Lính đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa): Viết về vẻ đẹp của người lính đảo và sự dấn thân của người lính. Họ thiếu thốn về cả vật chất và tình cảm nhưng tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước thì vẫn luôn chan chứa.

- Mùa hoa mận (Chu Thùy Liên): Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình về bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc vào “mùa hoa mận”. Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của người đi xa.

* Điểm cần chú ý khi đọc hiểu các văn bản thơ:

- Cần nắm rõ: tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các phương diện: ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu

- Khi đọc cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng

- Muốn hiểu và làm chủ được thế giới khép kín của bài thơ cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 12 2023

- Điểm chung:

+ Về hình thức: đều được viết theo thể thơ Đường luật, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về niêm luật, gieo vần.

+ Về nội dung: đề cập đến những vấn đề trong cuộc sống (tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, khát vọng con người)

- Ý nghĩa và tính thời sự của các bài thơ

+ Thu hứng: bài thơ là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn ly: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.

+ Tự tình: bài thơ là tiếng nói cất lên đòi quyền hạnh phúc, quyền bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 

+ Thu điếu: bài thơ là bức tranh tâm trạng của người ẩn sĩ trong cảnh đất nước rối loạn, qua đó bộc lộ thầm kín tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu đậm của thi nhân.

- Điều cần lưu ý khi đọc các văn bản thơ Đường luật:

+ Chú ý về thể thơ, cách gieo vần, những phá cách của nhà thơ

+ Cảm hứng chủ đạo của bài thơ và nội dung tư tưởng được gửi gắm

+ Bối cảnh hiện thực, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là:

+ Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.

+ Chú ý những nội dung quan trọng trong văn bản để trả lời câu hỏi.

Khi đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học và trả lời câu hỏi sẽ giúp em có thêm nhiều kiến thức hơn về những vấn đề trong văn học.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Nhóm văn bản bàn về việc trọng dụng nhân tài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm), Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Thân Nhân Trung),...

- Nhóm văn bản bàn luận về sáng tạo nghệ thuật: Yêu và đồng cảm (Phong Tử Khải), Chữ bầu lên nhà thơ (Lê Đạt), Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Nhà thơ và thế giới (W.Szymborska), Thơ còn tồn tại được không (E.Montale),...

- Nhóm văn bản bàn luận về tiếng Việt: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai), Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh),...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

Sau khi học xong bài học này, tôi thu nhận thêm được những điều mới về những kĩ năng như sau:

- Cách đọc một văn bản thơ:

+ Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ

+ Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,...

- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.

- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

+ Xác định đề tài

+ Xác định mục đích viết và người đọc

+ Trình bày bài viết theo các đoạn, có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng. Cụ thể:

Các phần

Nội dung

Mở bài

- Giới tiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...).

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá

Thân bài

- Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm.

- Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Kết bài

- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.

- Nêu tác động của tác phẩm đói với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

STT

Loại, thể loại

Đặc điểm (nội dung và hình thức)

1

Thần thoại

- Thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (thần thoại suy nguyên); thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá (thần thoại sáng tạo).

- Thần thoại thường có cốt truyện đơn giản: có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”). Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường... Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại. Câu chuyện trong thần thoại gắn liền với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn đã làm nên sức cuốn hút và sức sống lâu bền cho thần thoại.

2

Truyện truyền kì

- Thường kể về những câu chuyện kì lạ, sử dụng nhiều yếu tố kì ảo và xây dựng nhân vật có hành trạng khác thường.

- Sử dụng những yếu tố hoang đường kì ảo làm phương thức phản ánh nghệ thuật

3

Thơ

- Diễn tả những tình cảm mãnh liệt hoặc những ấn tượng, xúc động tinh tế của con người trước thế giới.

- Ngôn từ bay bổng, mô hình thi luật hoặc nhịp điệu.

4

Văn bản nghị luận

- Đề tài bao gồm mọi vấn đề của đời sống như chính trị, xã hội, đạo đức,…

- Có hệ thống luận điểm, lí lẽ bằng chứng được tổ chức chặ chẽ nhằm thuyết phục một vấn đề. 

5

Sử thi

- Thể loại tự sự dài, dung lượng đồ sộ, ra đời vào thời cổ đại. - Cốt truyện sử thi xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú.

6

Chèo

- Nghệ thuật chèo mang tính tổng hợp, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự hỗ trợ của các đạo cụ, nhạc khi dân tộc độc đáo, trên cơ sở một tích trò (còn gọi là tích truyện, chèo bản hay đơn giản là tích) có sẵn

- Tích trò là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của vở chèo, làm điểm tựa cho toàn bộ hoạt động biểu diễn, tuy có tính ổn định nhưng vẫn để ngỏ khả năng thêm thắt, bổ sung cho diễn viên. Vì thế, một tích trò có nhiều dị bản là một sáng tạo mang tính tập thể. Tích trò của chèo dân gian (tích chèo) thường được xây dựng dựa vào truyện cổ tích hay truyện thơ Nôm, thể hiện các đề tài sinh hoạt, đạo đức gần gũi với khán giả bình dân.

7

Tuồng

- Tính tổng hợp, phối hợp cả văn học, ca nhạc và vũ đạo. Tích tuồng dân gian giàu yếu tố hài, hướng tới châm biếm các thói hư tật xấu hay đả kích một số hạnh người nhất định trong xã hội. Một tích tuồng thường có nhiều dị bản, do nó được bổ sung, nắn chỉnh thường xuyên trong quá trình biểu diễn, lưu truyền.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

- Hiểu được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ

- Hiểu được chủ đề cũng như nội dung chính của bài thơ

- Hiểu được nghệ thuật mà tác giả dùng trong bài

- Tìm được chủ thể trữ tình của bài thơ

- Ý nghĩa , cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm