K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2016

Nếu bạn muốn có 1 thí nghiệm chứng minh âm thanh không truyền được trong chân không thì bạn cần chuẩn bị các đồ vật sau đây :
- Máy hút chân không
- Bình thủy tinh kín
- Thiết bị phát âm thanh
Cách tiến hành : Bạn cho thiết bị phát ra âm thanh rồi dùng máy hút chân không hút dần không khí trong bình ra thì sau đó bạn sẽ nghe tiếng mà máy phát ra dần dần nhỏ lại đến thì không nghe được nữa thì lúc đó không khí trong bình đã không còn nữa . Kết luận : âm thanh không truyền được trong môi trường chân không !

Sory vì làm phiền các bạn lần nữa nhưng mình không hiểu nhiều câu lắm nên thông cảm giúp mình nha. Câu 1: Trong một lần làm thí nghiệm, Hải dùng một miếng bìa có đục lỗ nhỏ ở A. Đặt mắt nhìn ở M nhìn qua lỗ nhỏ thấy bóng đèn pin Đ sáng. Hải nói rằng, ánh sáng đã đi theo đường thẳng từ Đ qua A đến mắt .Bình lại cho rằng ánh sáng đi theo đường ĐBAC rồi đến mắt.Hãy bố trí một...
Đọc tiếp

Sory vì làm phiền các bạn lần nữa nhưng mình không hiểu nhiều câu lắm nên thông cảm giúp mình nha.

 Câu 1: Trong một lần làm thí nghiệm, Hải dùng một miếng bìa có đục lỗ nhỏ ở A. Đặt mắt nhìn ở M nhìn qua lỗ nhỏ thấy bóng đèn pin Đ sáng. Hải nói rằng, ánh sáng đã đi theo đường thẳng từ Đ qua A đến mắt .

Bình lại cho rằng ánh sáng đi theo đường ĐBAC rồi đến mắt.

Hãy bố trí một thí nghiệm để kiểm tra xem ai nói đúng, ai nói sai.

Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm ( khác trong sách giáo khoa ) để kiểm tra xem ánh sáng từ một đèn pin được bật sáng phát ra có truyền đi theo đường thẳng không. Mô tả cách làm.

Câu 3: Làm thế nào để kiểm tra xem cạnh của một cái thước có thẳng không? Mô tả cách làm và giải thích cách làm.

câu 4: Trong một buổi họp tập đội ngũ, đội trưởng hô: " đằng trước thẳng " , em đứng trong hàng, hãy nói xem em làm thế nào để biết mình đã thẳng hàng chưa . Giải thích cách làm.

3
22 tháng 9 2016

Câu 1 : 

Lấy một miếng bìa đục lỗ thứ hai đặt sao cho lỗ ở trên miếng bìa này ở đúng điểm C. Nếu mắt vẫn nhìn thấy đèn có nghĩa là ánh sáng đã đi qua C.

Câu 4 :

Làm tương tự như cắm ba cái kim thẳng hàng ở câu hỏi C5. Nếu em không nhìn thấy người thứ hai ở phía trước em có nghĩa là em đã đứng thẳng hàng. Đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ không thấy được những người còn lại trong hàng.

Câu 3 :

Đặt mắt ở một đầu thước, đầu kia của thước hướng về một nguồn sáng, nhìn dọc theo thước. Điều chỉnh hướng của thước sao cho điểm đầu của cạnh thước ở phía mắt che khuất điểm đầu kia của cạnh thước. Nếu tất cả  các điểm trên cạnh thước cũng đều bị che khuất thì cạnh thước thẳng. Lí do là vì tia sáng phát ra từ nguồn đi theo một đường thẳng bị đầu thước gần nguồn chặn lại nên không đến được các điểm khác cũng nằm trên đường thẳng ấy trên cạnh thước để đến mắt.

Câu 2 : 

Có thể di chuyển một màn chắn có đục một lỗ nhỏ sao cho mắt luôn nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin phát ra. Cách thứ hai là dùng một vật chắn tròn nhỏ di chuyển để cho mắt luôn luôn không nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng.

22 tháng 9 2016

Vì trong môi trường trong suốt và đồng tính ( cùng tính ) thì ánh sáng truyền theo đg thẳng.

=> Hải bố trí thì nghiệm đúng, Bình sai vì nếu bạn bố trí thí nghiệm như vậy sẽ ko nhìn thấy bóng đèn vì 4 lỗ D; B; A; C ko đi theo đg thẳng tới mắt nha

Câu 4:

Cách làm:

Người đứng sau nhìn vào đầu người đứng kề trước mình, cứ như thế cho đến khi đến người cuối hàng là hàng sẽ thẳng nha

1 tháng 12 2021

SGK =))))

1 tháng 12 2021

tk:– Thí nghiệm: dùng 1 chiếc ống cong và 1 chiếc ống thẳng để quan sát 1 bóng đèn đang sáng đặt trong 1 căn phòng. Dùng ống cong để nhìn thì ta không thấy ánh sáng từ bóng đèn truyền đến mắt ta. Dùng ống thẳng để nhìn thì ta thấy ánh sáng từ bóng đèn truyền đến mắt ta. Như vậy, ánh sáng truyền theo 1 đường thẳng.

– Định luật truyền thẳng ánh sáng: trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

Ứng dụng: nguyệt thực – nhật thực ; ngắm đường thẳng.

– Thí nghiệm: sử dụng 3 cây cọc nhọn có các kích thước như nhau. Đặt 2 cái cọc nhọn đầu theo chiều thẳng đứng sao cho kim thứ nhất che khuất kim thứ hai ở trước. Di chuyển kim thứ ba tới vị trí bị 2 kim đầu che khuất. Nếu như không thấy kim thứ ba -> ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

– Quy ước: đường thẳng có mũi tên biểu diễn đường truyền của ánh sáng gọi là tia sáng.

Chùm sáng là tập hợp vô số tia sáng.

 

1 tháng 8 2019

Cách 1: Ta đục một lỗ nhỏ trên màn chắn, sau đó di chuyển màn chắn có đục lỗ trước đèn pin sao cho mắt ta luôn nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin phát ra, khi đó đường di chuyển của màn chắn cùng lỗ nhỏ sẽ luôn là một đường thẳng, chứng tỏ ánh sáng từ pin phát ra truyền theo đường thẳng.

Cách 2: Dùng một vật chắn sáng tròn nhỏ di chuyển để cho mắt luôn luôn không nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng. Khi đó vật tròn sẽ di chuyển theo một đường thẳng

Câu 1: Em hãy kể các môi trường mà âm thanh có thể truyền qua được và các môi trường mà âm thanh không thể truyền qua được? Hãy nêu tên một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít.Câu 2: Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe được tiếng vang.a) Trong phòng nào có âm phản xạ?b) Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể các môi trường mà âm thanh có thể truyền qua được và các môi trường mà âm thanh không thể truyền qua được? Hãy nêu tên một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít.

Câu 2: Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì lại không nghe được tiếng vang.

a) Trong phòng nào có âm phản xạ?

b) Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

Câu 3: Có thể làm cho một vật nhiễm điệm bằng cách nào?

Câu 4: Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

Giúp mik vs ạ ('-'

1
21 tháng 3 2022

Câu 1: 

- Các môi trường mà âm thanh có thể truyền qua được là:                                                 + Môi trường khí: Khí nitơ, khí ôxi, ...                                                                                 + Môi trường rắn: gỗ, tấm rèm cửa, tờ giấy                                                                       + Môi trường lỏng: Nước uống, nước ngọt, ao, hồ, sông, suối                                            - Môi trường mà âm thanh không thể truyền qua được là:                                             +Chân ko: ngoài không gian, ..

Câu 2

   a, Trong cả hai phòng đều có âm phản xạ. Khi em nói to trong phòng nhỏ, mặc dù vẫn có âm phản xạ từ tường phòng đến tai nhưng không nghe thấy tiếng vang vì âm phản xạ từ tường phòng và âm nói ra đến tai gần như cùng một lúc hoặc khoảng chênh lệch thời gian giữa âm phản xạ và âm trực tiếp nhỏ hơn 1/15 giây.

  b, Để nghe được tiếng vang thì thời gian nghe được âm phản xạ cách âm trực tiếp ít nhất là \(\dfrac{1}{15}s\)

Câu 3

Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát

Câu 4

Khi ta chải đầu bằng lược nhựalược nhựa và tóc cọ xát vào nhau nên làm cho cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện. Do đó, tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.

 

21 tháng 3 2022

Cảm ơn ạ

3 tháng 12 2021

Refer:

Đặt một chiếc đồng hồ báo thức vào một chậu nước thủy tinh và cho đồng hồ reo lên.

nếu nghe thấy tiếng đồng hồ thì chứng tỏ âm thanh đã truyền qua môi trường nước(trong chậu),môi trường chất rắn(thành thủy tinh của chậu)và môi trường chất khí(không khí)

3 tháng 12 2021

Tham khảo

 

đặt một chiếc đồng hồ báo thức vào một chậu nước thủy tinh và cho đồng hồ reo lên.

nếu nghe thấy tiếng đồng hồ thì chứng tỏ âm thanh đã truyền qua môi trường nước(trong chậu),môi trường chất rắn(thành thủy tinh của chậu)và môi trường chất khí(không khí)

7 tháng 12 2019

Giải SBT Vật Lí 7 | Giải bài tập Sách bài tập Vật Lí 7

    + Theo phần bố thí nghiệm như hình 5.3 SGK Vật lí 7, trong đó thay gương phẳng bằng tấm kính màu trong suốt có mặt cong giống gương cầu lồi.

    + Tấm kính cong là một gương cầu lồi, nó vừa tạo ra ảnh của viên phấn thứ nhất, vừa cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia của tấm kính.

    + Dùng viên phấn thứ 2 đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh.

Kết quả cho thấy: độ lớn ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.