K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 6 2016

a.Về nội dung:

*Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình và chính trị sâu sắc-Cái tôi trữ tình là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh đảng, nhân danh cộng động dân tộc.-Không đi sâu vào cs, vào những tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người CM-Niềm vui ko nhỏ bé tầm thường mà là niềm vui lớn, sôi nổi, hân hoan, rực rỡ, tươi sáng nhât là những vần thơ chiến thắng. *Thơ Tố Hữu mang đậm tính chất sử thi và cảm hứng lãng mạn CM:-Coi những sự kiện chính trị của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu , đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân-Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử-dân tộc, nổi bật là vấn đề vận mệnh cộng đồng-Các nhân vật trữ tình mang tầm vóc lịch sử và thời đại*Giọng thơ mang tính chất ân tình, tự nhiên đằm thắm, chân thành b. Về nghệ thuật: Thơ tố Hữu mang tính chất dân tộc đậm đà.*Về thể thơ:-Vận dụng thành công thề thơ lục bát của dân tộc-Thể thất ngôn truyền thống trang trọng mà tự nhiên*Vể ngôn ngữ: Dủng từ ngữ và cáh nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt
24 tháng 6 2016

Về nội dung:

*Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình và chính trị sâu sắc-Cái tôi trữ tình là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh đảng, nhân danh cộng động dân tộc.-Không đi sâu vào cs, vào những tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người CM-Niềm vui ko nhỏ bé tầm thường mà là niềm vui lớn, sôi nổi, hân hoan, rực rỡ, tươi sáng nhât là những vần thơ chiến thắng. *Thơ Tố Hữu mang đậm tính chất sử thi và cảm hứng lãng mạn CM:-Coi những sự kiện chính trị của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu , đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân-Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử-dân tộc, nổi bật là vấn đề vận mệnh cộng đồng-Các nhân vật trữ tình mang tầm vóc lịch sử và thời đại*Giọng thơ mang tính chất ân tình, tự nhiên đằm thắm, chân thành b. Về nghệ thuật: Thơ tố Hữu mang tính chất dân tộc đậm đà.*Về thể thơ:-Vận dụng thành công thề thơ lục bát của dân tộc-Thể thất ngôn truyền thống trang trọng mà tự nhiên*Vể ngôn ngữ: Dủng từ ngữ và cáh nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt
11 tháng 3 2016

·        Thơ Tố Hữu là Thơ trữ tình chính trị : Lí tưởng cách mạng, các vấn đề chính trị, các sự kiện lớn của đất nước là nguồn cảm hứng nghệ thuật chính của thơ Tố Hữu .

·        Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn : Từ cuối tập Việt Bắc về sau . cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình là những con người đại diện giai cấp , cho dân tộc, cho cách mạng, mang tầm vóc thời đại , cảm hứng thơ Tố Hữu là cảm hứng về lịch sử dân tộc.

·        Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào: Thơ Tố Hữu là sự giao hòa giữa người với cảnh vật , giọng thơ tâm tình ngọt ngào đậm đà “chất Huế”.

·        Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc :  phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, tổ quốc VN trong thời đại CM, đưa tư tưởng tình cảm CM hòa nhập và tiếp nối truyền thống đạo lí dân tộc . Sử dụng thành công nhiều thể thơ nhất là thơ lục –bát , thơ 7 tiếng, phát huy tính nhạc phong phú của TV.  

11 tháng 3 2016

1. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị

Những vấn đề chính trị quan trọng như lòng yêu nước, lí tưởng cộng sản, tình cảm đồng bào, đồng chí, tình yêu nhân dân, đất nước… đã trở thành nguồn cảm hứng chân thành sâu xa và trở thành lẽ sống, niềm tin. Với Tố Hữu, những vấn đề chính trị đã trở thành cái riêng tư và được ông diễn đạt bằng ngôn ngữ tâm tình, ngôn ngữ của tình yêu, tình bè bạn, mẹ con một cách tự nhiên không bị gượng ép.

- Thơ Tố Hữu ít quan tâm đến mặt đời tư mà thường quan tâm và thể hiện những vấn đề như lẽ sống lớn, tình cảm lớn của cách mạng: lẽ sống cộng sản, lẽ sống dân tộc, niềm say mê lí tưởng, niềm vui chiến thắng, ân nghĩa cách mạng, lòng kính yêu Đảng, lãnh tụ, tình cảm quốc tế…

Vì vậy, đối với Tố Hữu, thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Với ông, thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc.

2. Thơ Tố Hữu giai đoạn sau (từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp cho đến lúc thống nhất đất nước) mang nặng khuynh hướng sử thi

- Thơ ông chủ yếu đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân (cái “tôi” công dân, về sau là cái “tôi” dân tộc. Nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu là những con người đại diện cho phẩm chất dân tộc, thâm chí mang tầm vóc lịch sử, thời đại như anh giải phóng quân, anh Trỗi, chị Trần Thị Lý…).

3. Thơ Tố Hữu tràn đầy cảm hứng lãng mạn, luôn luôn hướng người đọc tới một chân trời tươi sáng và tương lai xã hội chủ nghĩa

Thể hiện cuộc sống bằng cảm quan ấy, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là thế giới của sự cao cả, lí tưởng, của ánh sáng, gió lộng, niềm tin.

4. Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, giọng của tình thương mến

Nhiều vấn đề chính trị, cách mạng đã được thể hiện như những vấn đề của tình cảm muôn đời (biểu hiện rõ nhất là qua cách xưng hô, trò chuyện, tâm sự với đối tượng…). Giọng tâm tình, tiếng nói tình thương này có liên quan đến chất Huế của hồn thơ Tố Hữu, nhưng chủ yếu là do quan hệ giữa nhà thơ và bạn đọc; do quan niệm của Tố Hữu về thơ.

5. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc không chỉ trong nội dung mà còn cả trong nghệ thuật

Các thể thơ truyền  thống và thi liệu quen thuộc được sử dụng nhuần nhuyễn, ngôn ngữ giản dị, vần điệu phong phú, nhạc tính dồi dào.

a. Thể thơ lục bát kết hợp với giọng cổ điển và dân gian thể hiện những nội dung cách mạng, làm phong phú cho thể thơ lục bát; thể thơ thất ngôn vừa trang trọng, cổ điển vừa biến hóa, linh hoạt, diễn tả được nhiều trạng thái cảm xúc.

b. Tố Hữu sử dụng từ ngữ lời nói quen thuộc với dân tộc, thậm chí cả những ước lệ, những so sánh ví von truyền thống nhưng dùng để biểu hiện nội dung mới của thời đại.

c. Về nhạc điệu thơ: Thơ Tố Hữu rất giàu nhạc điệu. Ông có biệt tài trong việc sử dụng các từ láy, dùng các vần phối hợp với thanh điệu… kết hợp với nhịp thơ, tạo thành các nhạc điệu phong phú cho các câu thơ, diễn tả được cảm xúc của dân tộc, tâm hồn dân tộc.

d. Tính dân tộc còn được biểu hiện ở thế giới hình tượng mang đậm đà bản sắc quê hương, con người rất đỗi Việt Nam.

Kết luận: Đúng như Xuân Diệu đã khẳng định “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”, vì vậy, Tố Hữu xứng đáng là thi sĩ của nhân dân, là “lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam”.

 

30 tháng 4 2018

Phong cách thơ Tố Hữu về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.

+ Sử dụng thể thơ dân tộc: thơ lục bát, thơ thất ngôn

+ Ngôn ngữ thơ gần gũi, sử dụng nhiều từ ngữ và cách nói dân gian, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân

+ Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta

Đáp án cần chọn là: C

3 tháng 3 2016

a.Về nội dung:

*Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình và chính trị sâu sắc

-Cái tôi trữ tình là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh đảng, nhân danh cộng động dân tộc.

-Không đi sâu vào cs, vào những tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người CM

-Niềm vui ko nhỏ bé tầm thường mà là niềm vui lớn, sôi nổi, hân hoan, rực rỡ, tươi sáng nhât là những vần thơ chiến thắng.

 

*Thơ Tố Hữu mang đậm tính chất sử thi và cảm hứng lãng mạn CM:

-Coi những sự kiện chính trị của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu , đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân

-Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử-dân tộc, nổi bật là vấn đề vận mệnh cộng đồng

-Các nhân vật trữ tình mang tầm vóc lịch sử và thời đại

*Giọng thơ mang tính chất ân tình, tự nhiên đằm thắm, chân thành

 

b. Về nghệ thuật: Thơ tố Hữu mang tính chất dân tộc đậm đà.

*Về thể thơ:

-Vận dụng thành công thề thơ lục bát của dân tộc

-Thể thất ngôn truyền thống trang trọng mà tự nhiên

*Vể ngôn ngữ: Dủng từ ngữ và cáh nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt

3 tháng 3 2016

Thơ Tố Hữu là Thơ trữ tình chính trị : Lí tưởng cách mạng, các vấn đề chính trị, các sự kiện lớn của đất nước là nguồn cảm hứng nghệ thuật chính của thơ Tố Hữu .

Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn : Từ cuối tập Việt Bắc về sau . cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình là những con người đại diện giai cấp , cho dân tộc, cho cách mạng, mang tầm vóc thời đại , cảm hứng thơ Tố Hữu là cảm hứng về lịch sử dân tộc.

Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết của quê hương xứ Huế : Thơ Tố Hữu là sự giao hòa giữa người với cảnh vật , giọng thơ tâm tình ngọt ngào đậm đà “chất Huế”.

Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc :  phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, tổ quốc Việt Nam trong thời đại Cách Mạng, đưa tư tưởng tình cảm Cách Mạng hòa nhập và tiếp nối truyền thống đạo lí dân tộc . Sử dụng thành công nhiều thể thơ nhất là thơ lục –bát , thơ 7 tiếng, phát huy tính nhạc phong phú của Tiếng Việt.  

7 tháng 7 2017

* Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

- Khẳng định cái tôi độc đáo khác thường.

- Tiếp cận thế giới nghiêng về phương diện văn hoá, thẩm mĩ, tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ.

- Nghệ thuật điêu luyện, thành công trong thể tùy bút, cách sử dụng ngôn từ

* Nét chính về phong cách nghệ thuật của Tố Hữu

    + Nội dung thường viết về cách mạng nên đậm chất trữ tình, chính trị

    + Tính dân tộc được biểu hiện rõ rệt, sâu đậm

3 tháng 3 2016

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, rtư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại :

Văn chính luận :

 Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa,gắn lí luận với thực tiễn,giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện .

Truyện – kí :

 Bút pháp chủ động sáng tạo, có khi là lối kể chuyện chân thật, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế, giàu chất trí tuệ và chất hiện đại.

Thơ ca :

Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ Cách mạng.

26 tháng 8 2017


Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại , anh hùng dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới mà còn là nhà văn nhà thơ lớn của nước nhà .Sự nghiệp văn thơ Người có ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam hiện đại .Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc , phong phú về thể loại , đa dạng về phong cách , sâu sắc về nội dung tư tưởng , sáng tạo độc đáo về phương diện nghệ thuật.

Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có phong cách độc đáo ,đa dạng mà thống nhất, kết hợp sâu sắc nhuần nhị giữa chính trị và văn chương , giữa tư tưởng và nghệ thuật , giữa truyền thống và hiện đại.Mỗi thể loại văn học, Người lại có phong cách độc đáo riêng biệt.

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống gia đình , môi trường văn hoá , hoàn cảnh sống , hoạt động cách mạng , cá tính và quan điểm sáng tác của Người.

Văn chính luận: bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hoá,gắn lí luận với thực tiễn,giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp , giọng văn hùng hồn dõng dạc .

Truyện và kí:giàu chất trí tuệ , tính hiện đại, tính chiến đấu , ngòi bút chủ động,sáng tạo,khi là lối kể chân thực,gần gũi,khi châm biếm sắc sảo,thâm thuý,tinh tế.

Thơ ca: phong cách đa dạng vừa cổ điển vừa hiện đại,nhiều bài cổ thi hàm súc,uyên thâm,nhiều bài vận dụng nhiều thể thơ phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.

Văn thơ của Người có tác dụng to lớn với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam , có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học và đời sống tinh thần của dân tộc .Người đã để lại một di sản văn chương vô cùng quý giá với nhiều bài học và giá trị tinh thần cao quý mà nổi bật nhất là tấm lòng sâu sắc yêu thương,tâm hồn cao cả,tinh thần đấu tranh đòi quyền sống , quyền độc lập , tự do cho cả dân tộc.

25 tháng 9 2019

Quang Dũng là một trong những nhà thơ chiến sĩ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông đặc biệt thành công khi viết về đề tài người lính trí thức tiểu tư sản hào hoa, phong nhã. Một trong những bài thơ nổi tiếng viết về người lính là bài thơ Tây Tiến. Cảm hứng chủ đạo trong suốt bài thơ là cảm hứng về nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ khó phai của đời người lính Tây Tiến được khắc hoạ thành công ở tám câu đầu của bài thơ:

" Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

..... mưa xa khơi"

Tây Tiến là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng. Nhắc đến nhà thơ, không ai không thể không nhớ đến Tây Tiến. Bởi lẽ nó đã gắn bó một thời sâu sắc với nhà thơ. Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thời kháng chiến chống Pháp được thành lập năm 1947 làm nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao sinh lực địch ở vùng Thượng Lào, trấn giữ một vùng rộng lớn ở Tây Bắc nước ta và biên giới Việt Lào. Quang Dũng từng là đại đội trưởng của binh đoàn Tây Tiến nhưng đến đầu năm 1948 vì yêu cầu nhiệm vụ ông chuyển sang đơn vị khác. Bài thơ được sáng tác cuối năm 1948 khi nhà thơ đóng quân ở Phù Lưu Chanh - một làng ven bờ sông Đáy, nhớ về đơn vị cũ ông đã viết nên bài thơ. Lúc đầu, ông đặt bài thơ là Nhớ Tây Tiến nhưng về sau đổi lại thành Tây Tiến vì nhà thơ cho rằng chỉ với hai từ Tây Tiến cũng đủ đã gợi lên nỗi nhớ là cảm hứng chủ đạo chứ không cần đến từ "nhớ".

Là một người lính trẻ hào hoa, lãng mạn ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc, sống và chiến đấu nơi núi rừng gian khổ nhưng chất thi sĩ vẫn trào dâng mãnh liệt trong lòng nhà thơ. Một thời gắn bó sâu đậm với Tây Tiến, với đồng đội, với núi rừng đã làm cho ông ko khỏi bồi hồi, xúc động khi nỗi nhớ về Tây Tiến dâng trào trong kí ức của nhà thơ.

"Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi"

Câu thơ như tiếng gọi chân thành, tha thiết xuất phát từ trái tim và tâm hồn người thi sĩ. Bằng cách sử dụng câu cảm thán mở đầu bài thơ, Quang Dũng đã gọi tên cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết về núi rừng Tây Bắc. Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, câu thơ trở nên đẹp diệu kỳ. "Sông Mã" không đơn thuần là một con sông mà nó đã trở thành một hình ảnh hiện hữu, một chứng nhân lịch sử trong suốt cuộc đời người lính Tây Tiến với bao nỗi vui - buồn, được - mất. "Tây Tiến" không chỉ để gọi tên một đơn vị bộ đội mà nó đã trở thành một người bạn "tri âm tri kỉ" để nhà thơ giãi bày tâm sự.

"Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi"

Câu thơ thứ hai với điệp từ "nhớ" được lặp lại 2 lần đã diễn tả nỗi nhớ quay quắt, cồn cào đang ùa vào tâm trí Quang Dũng. Tính từ "chơi vơi" kết hợp với từ "nhớ" đã khắc sâu được tình cảm nhớ nhung da diết của nhà thơ và nỗi nhớ đó như một cơn thác lũ tràn vào tâm trí nhà thơ, đẩy ông vào trạng thái bồng bềnh, hư ảo. Hai câu đầu với cách dùng từ chọn lọc, gợi hình gợi cảm đã mở cửa cho nỗi nhớ trào dâng mãnh liệt trong tâm hồn nhà thơ

"Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời"

Quang Dũng đã liệt kê hàng loạt các địa danh như: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông... Đó là địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, những nơi họ đi qua và dừng chân trên bước đường hành quân gian khổ, mệt nhọc. Nói đến Tây Bắc, là nói đến vùng đất có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Có những đêm dài hành quân người lính Tây Tiến vất vả đi trong đêm dày đặc sương giăng, không nhìn rõ mặt nhau. “Đoàn quân mỏi” nhưng tinh thần không “mỏi”. Bởi ý chí quyết tâm ra đi vì tổ quốc đã làm cho những trí thức Hà thành yêu nước trở nên kiên cường, bất khuất hơn. Quang Dũng đã rất tài tình khi đưa hình ảnh “sương” vào đây để khắc hoạ rõ hơn sự khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc trong những đêm dài lạnh lẽo. Cùng miêu tả về “sương”, Chế Lan Viên cũng đã viết trong “Tiếng hát con tàu”:

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ

Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”

Có lẽ thiên nhiên rất gắn bó với người lính Tây Bắc nên nó đã trở thành một kí ức khó phai trong lòng nhà thơ. Thiên nhiên tuy có đẹp nhưng cũng rất hiểm trở. Có những lúc người lính Tây Tiến phải vất vả để trèo lên đỉnh chạm đến mây trời. Quang Dũng đã khéo léo sử dụng từ “thăm thẳm” mà không dùng từ “chót vót” bởi nói “chót vót” người ta còn có thể cảm nhận và thấy được bề sâu của nó nhưng “thăm thẳm” thì khó có ai có thể hình dung được nó sâu thế nào. Bằng những từ láy gợi hình ảnh rất cao như “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, nhà thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được cái hoang sơ, dữ dội của núi rừng Tây Bắc. Nhà thơ cũng rất trẻ trung, tinh nghịch khi đưa hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ “súng ngửi trời” để cho ta thấy bên cạnh thiên nhiên hiểm trở còn hiện lên hình ảnh người lính với tư thế oai phong lẫm liệt nơi núi rừng hoang vu. Câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc đã tạo nên vẻ gân guốc, nhọc nhằn đã nhấn mạnh được cảnh quan thiên nhiên Tây Bắc thật cheo leo, hiểm trở “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Điệp từ “ngàn thước” đã mở ra một không gian nhìn từ trên xuống cũng như từ dưới lên thật hùng vĩ, giăng mắc. Bên cạnh cái hiểm trở, hoang sơ ta cũng thấy được vẻ đẹp trữ tình nơi núi rừng:

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Có những cơn mưa rừng chợt đến đã để lại bao giá rét cho người lính Tây Tiến. Nhưng dưới ngòi bút của Quang Dũng, nó trở nên lãng mạn, trữ tình hơn. Nhà thơ đã thông minh, sáng tạo khi nói đến mưa rừng bằng cụm từ “mưa xa khơi”. Nó gợi lên một cái gì đó rất kì bí, hoang sơ giữa chốn núi rừng. Câu thơ thứ 8 nhiều thanh bằng như làm dịu đi vẻ dữ dội, hiểm trở của núi rừng và mở ra một bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng đầy lãng mạn. Tám câu thơ đầu của bài thơ Tây Tiến là nỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc, về đồng đội Tây Tiến nhưng qua những chi tiết đặc tả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, nó đã trở thành một kí ức xa xôi trong tâm trí nhà thơ. Đó là một nỗi nhớ mãnh liệt của người lính Tây Tiến nói riêng và của những người lính nói chung.

Bài thơ “Tây Tiến” dưới ngòi bút của lãng mạn, trữ tình của Quang Dũng đã trở thành một kiệt tác của mọi thời đại. Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt bài thơ đó là cảm hứng về nỗi nhớ. Quang Dũng đã miêu tả nỗi nhớ đó bằng ngòi bút tài tình giàu chất nhạc, chất hoạ và đậm chất thơ. Bài thơ là một khúc nhạc của tâm hồn, của cuộc sống. Bởi thế, Xuân Diệu thật chính xác khi cho rằng đọc bài thơ “Tây Tiến” như đang ngậm âm nhạc trong miệng. Bài thơ hay bởi lẽ nó được viết nên từ ngòi bút hào hoa, lãng mạn của một người lính Tây Tiến nên nó có một cái rất riêng và đẹp. Mang chất lính nên Quang Dũng mới có thể viết nên những vần thơ hay như thế “Tây Tiến” là một bài thơ hay được viết nên bởi tâm hồn tài hoa, lãng mạn của người lính trí thức tiểu tư sản Quang Dũng. Bài thơ như một bức tượng đài bất tử đã tạc vào nền văn học Việt Nam hình ảnh những người lính trí thức yêu nước vô danh. Bài thơ xứng đáng được xem là kiệt tác của Quang Dũng khi viết về người lính trí thức tiểu tư sản hào hoa, phong nhã.


25 tháng 9 2019

Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn..."

(Vân chữ- Cao Đạt)

Cái "vân chữ... không trộn lẫn" của nhà thơ hay của một nhà văn thứ thiệt mà Cao Đạt nhắc đến ở đây chính là phong cách tác giả, là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ qua tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ với một phong cách thơ độc đáo, hấp dẫn, đó chính là tính trữ tình-chính trị sâu sắc, dậm chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. Kết tinh vẻ đẹp độc đáo ấy của thơ Tố Hữu phải kể đến Việt Bắc- bản anh hung ca, cũng là bản tình ca về cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Làm nên Việt Bắc- một bản tình ca thấm đẫm màu sắc dân tộc phải kể đến tám câu thơ đầu của tác phẩm:

"Mình đi mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn

- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"

Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Ông đến với thơ ca và cách mạng cùng một lúc. Vì vậy cho nên chặng đường thơ của ông luôn song hành với những chặng đường cách mạng mà lộng gió thời đại với những tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta... Trong đó có thể nói Việt Bắc là đỉnh cao của thơ ca Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp nói chung. Bài thơ Việt Bắc được trích từ tập thơ cùng tên và được sang tác vào tháng 10/1945, khi Trung ương Đảng và Chính phủ cùng cán bộ chiến sĩ rời chiến khu để về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Lấy cảm cảm hứng từ buổi chia tay ấy, Tố Hữu đã xúc động viết nên bài thơ này. Tính dân tộc của bài thơ thể hiện ở cả nghệ thuật lẫn nội dung và thể hiện sâu sắc nhất là ở tám câu thơ đầu.

Tính dân tộc dân tộc là một khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng- thẩm mĩ chỉ mối quan hệ văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử và phân biệt so với các dân tộc khác. Tính dân tộc được thể hiện xuyên suốt từ nội dung đến hình thức.

Về mặt nghệ thuật, Tố Hữu đã vô cùng khéo léo khi sử dụng thành công thể thơ lục bát- một thể thơ truyền thống của dân tộc để diễn tả tình cảm cách mạng. Từ xưa đến nay lục bát vốn là thể thơ dễ đi vào lòng người bởi âm điệu ngọt ngào vốn có của nó. Nếu dung để diễn đạt tình cảm thì không còn gì hay bằng. Hay hơn nữa nhà thơ đã khéo vận dụng lối đối đáp vốn là hình thức diễn ý quen thuộc trong ca dao dân ca:

"Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào"

Chính điều ấy đã làm cho bài thơ mang đậm âm hưởng ngọt nào và thấm đượm tinh thần dân tộc. Bên cạnh đó ngôn ngữ là yếu tố góp một phần không nhỏ gợi lên cái hồn dân tộc của tác phẩm nói chung và tám câu thơ đầu nói riêng chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ thơ của Việt Bắc mượt mà, uyển chuyển đặc biệt là cắp đại từ nhân xưng mình-ta vừa ngọt ngào lại vừa sâu lắng mà ta thường bắt gặp trong những câu ca dao về tình yêu đôi lứa:

"Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ"

Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tình yêu đôi lứa.

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lắm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn song nhớ nguồn?"

"Mình" trên câu thơ trên chỉ người ra đi, còn "ta" là người ở lại. Dường như đây không còn là cuộc chia ly giữa đồng bào và cách mạng mà nó đã trở thành buổi chia ly của đôi lứa yêu nhau mặn nồng da diết. Qua đó ta mới mới phần nào thấm thía cái tình cảm mặn nồng, keo sơn của quân dân ta trong những buổi đầu đầu kháng chiến gian khổ, khó khăn. Dù bị cách trở bởi không gian và thời gian nhưng dường như cảm xúc từ trái tim đã nâng đỡ họ vượt qua mọi rào cản để trong tâm hồn "như chưa hề có cuộc chia ly". Tính dân tộc về mặt hình thức còn thể hiện qua hình ảnh. Đó là dáng núi hình song :" Nhìn cây nhớ núi, nhìn song nhớ nguồn". Đó là hình ảnh chiếc áo chàm trong "buổi phân li". Áo chàm là hình ản hoán dụ cho người dân Việt Bắc nghĩa tình nhưng cũng rất đỗi anh hùng. Những con người ấy là đại diện cho một dân tộc Việt Nam vừa hào hùng lại hào hoa: "Lưng mang gươm ta mềm mại bút hoa/Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa".

Tính dân tộc không chỉ vô cùng thành công trên bình diện nghệ thuật mà còn đậm nét qua nội dung, tư tưởng. Việt Bắc nói chung và tám câu thơ đầu nói riêng phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam trong thời đại cách mạng; đã đưa những tư tưởng tình cảm cách mạng hòa nhịp và tiếp nối truyền thống tinh thần, tình cảm đạo lý dân tộc.

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lắm năm ấy thiết tha mặn nồng."

Người ở lại đặt câu hỏi tu từ "Mình về mình có nhớ ta" để nhắc nhớ người ra đi, gợi trong người ra đi những kỷ niệm về " mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng". Mười lăm năm ấy được tính từ năm 1940 sau khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến tháng 10.1954, là mười lăm năm "Mình đây ta có đắng cay ngọt bùi", là mười lăm năm có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia, mười lăm năm "bát cơm chấm muối mối thù nặng vai"...làm sao kể xiết biết bao ân tình. Bốn từ "thiết tha mặn nồng" cho thấy tình cảm giữa Việt Bắc và cán bộ thật thủy chung sâu nặng, keo sơn bền chặt. Có lẽ vì thế nên nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Quyền đã cho rằng: " "Mười lăm năm ấy" không chỉ đo bằng thước đo thời gian mà còn đo bằng thước đo tình cảm con người. Đó chính là thứ thuốc thử làm tăng thêm sự gắn bó keo sơn".

"Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn"

Lại một câu hỏi tu từ nữa xuất hiện. Lại là một lời nhắc nhớ, gợi thương. Về Hà Nội rồi, thấy cây hãy nhớ đến núi rừng chiến khu, nhìn sông hãy nhớ đến suối nguồn Việt Bắc. Cách gợi nhắc như lời dặn dò kín đáo mà chân thành: Việt Bắc là cội nguồn cách mạng, "Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa", là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Câu thơ này phải chăng là sự vận dụng linh hoạt và tài tình của nhà thơ Tố Hữu với câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn". Qua đó nhà thơ cũng nhắc nhớ các thế hệ con cháu phải biết hướng về gốc gác, về nơi bén rễ, về cái nôi cho ta hình hài.

25 tháng 9 2019

I. Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm

  • Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị
  • Dẫn dắt 8 câu thơ cần phân tích

II. Thân bài phân tích 8 câu thơ đầu

a) Bốn câu đầu: khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn cội, nghĩa tình.

  • Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về
  • Cách xưng hô ‘mình – ta” : thân mật gần gũi như trong ca dao
  • Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu hỏi đều hướng về nỗi nhớ một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm” một nỗi nhớ về không gian: sông, núi, nguồn

-> Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính

b) Bốn câu sau: tiếng lòng của người về xuôi mang bao nỗi nhớ thương, bịn rịn

  • Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không nỡ rời bước
  • Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt bắc thân thương giản dị
  • Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc

c) Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi

- Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình thức những câu hỏi: nhớ về Việt bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch sử, nhớ những kỉ niệm ân tình...

- Nghệ thuật:

  • Liệt kê hàng loạt các kỉ niệm
  • ẩn dụ, nhân hóa: rừng núi nhớ ai
  • điệp từ “mình”
  • Cách ngắt nhịp /4, 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm.

⇒ Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa, ân tình, thủy chung

III. Kết bài

  • Đánh giá chung về 8 câu thơ đầu