K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2023

     -Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc ;  thể hiện sức mạnh , kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc , đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng , phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc ;  góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới . 

    - Khi tìm được các di vật , cổ vật , bảo vật quốc gia , các cá nhân có quyền và nghĩa vụ. Thông báo phù hợp với thời điểm phát hiện di vật , cổ vật , bảo vật quốc gia với quan cơ chức năng .

11 tháng 5 2022

Tham khảo

câu 1:

Tổ chức bộ máy nhà nước là hoạt động thiết lập các cơ quan theo một trình tự nhất định, quy định cách thực thành lập, xác lập nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với mỗi cơ quan nhà nước.

– Bộ máy nhà nước là cấu trúc tổ chức trực tiếp nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhà nước là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động của mình Nhà nước phải đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.

câu 2:

* Ô nhiễm môi trường :

+ Vứt rác bừa bãi.

+ Chặt phá cây xanh .

+ Đổ chất thải xuống sông, hồ , ao , suối ,...

+ Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ...

* vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa :

+ Phá vỡ các di sản văn hóa .

+ Làm mất đi giá trị của di sản .

+ Chiếm đoạt di sản văn hóa.

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

câu 3:

Tín ngưỡngtôn giáo và mê tín dị đoan có những điểm giống nhau như: Đều  niềm tin của con người vào những hiện tượng siêu nhiên, thần bí, hư ảo  không có thực. Tôn giáo và tín ngưỡng đều tin vào những điều mà mắt mình không nhìn rõ, tai mình không nghe thấy hình hài, giọng nói của đối tượng thờ cúng.

Theo em, học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan. Điều đó được thể hiện qua những hành động như trước hôm đi thi không ăn trứng mà nên ăn đậu để làm được bài đạt điểm cao. Hay đi thi ra khỏi cổng gặp con gái là xui xẻo. Hay đi cầu khấn xin bùa, xin bút viết để được điểm cao…

câu 4:

Sơ Đồ Phân Cấp; Phân Công Của Bộ Máy Nhà Nước CHXHCNVN - Hoc24

 

 

Câu 20:Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là?A.Làm Hiếp pháp và sửa đổi Hiến pháp.B.Tổ chức việc thi hành Hiếp pháp và pháp luật ở địa phương.C.Bảo vệ công lí, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.D.Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Câu 22: Quyền được bảo vệ trẻ em không bao gồm những quyền nào sau đây?A.Quyền được bảo vệ tính mạng, thân...
Đọc tiếp

Câu 20:

Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là?

A.

Làm Hiếp pháp và sửa đổi Hiến pháp.

B.

Tổ chức việc thi hành Hiếp pháp và pháp luật ở địa phương.

C.

Bảo vệ công lí, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

D.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

 

Câu 22:

 Quyền được bảo vệ trẻ em không bao gồm những quyền nào sau đây?

A.

Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể

B.

Quyền được khai sinh có quốc tịch

C.

Quyền được học tập dạy dỗ

D.

Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm

câu 23 :
Gia đình nhà trường khuyến khích các em học tốt, tạo điều kiện cho các em phát triển năng khiếu thể hiện quyền nào sau đây?

A.

Quyền được chăm sóc

B.

Quyền được giáo dục

C.

Quyền được vui chơi giải trí

D.

Quyền được bảo vệ|

 câu 24 :
Con dại cái mang" muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em

A.

Gia đình

B.

Nhà trường

C.

Xã hội

D.

Nhà nước

 

Câu 40:

Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?

A.

Chính phủ.

B.

Quốc hội.

C.

Đảng Cộng sản Việt Nam.

D.

Ủy ban nhân dân.

3
21 tháng 4 2022

D C B A B

21 tháng 4 2022

Câu 20:

Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là?

A.

Làm Hiếp pháp và sửa đổi Hiến pháp.

B.

Tổ chức việc thi hành Hiếp pháp và pháp luật ở địa phương.

C.

Bảo vệ công lí, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

D.

Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

 

Câu 22:

 Quyền được bảo vệ trẻ em không bao gồm những quyền nào sau đây?

A.

Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể

B.

Quyền được khai sinh có quốc tịch

C.

Quyền được học tập dạy dỗ

D.

Quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm

câu 23 :
Gia đình nhà trường khuyến khích các em học tốt, tạo điều kiện cho các em phát triển năng khiếu thể hiện quyền nào sau đây?

A.

Quyền được chăm sóc

B.

Quyền được giáo dục

C.

Quyền được vui chơi giải trí

D.

Quyền được bảo vệ|

 câu 24 :
Con dại cái mang" muốn nói đến trách nhiệm của ai đối với trẻ em

A.

Gia đình

B.

Nhà trường

C.

Xã hội

D.

Nhà nước

 

Câu 40:

Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?

A.

Chính phủ.

B.

Quốc hội.

C.

Đảng Cộng sản Việt Nam.

D.

Ủy ban nhân dân.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1

Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2

Luật này quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 4

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.

2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

3. Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.

5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.

8. Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.

9. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hoá phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.

10. Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.

11. Bảo quản di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

12. Tu bổ di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

13. Phục hồi di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã bị huỷ hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đó.

Điều 5

Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp luật.

Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hoá được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 6

Mọi di sản văn hoá ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân.

Điều 7

Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân.

Điều 8

1. Mọi di sản văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.

2. Di sản văn hoá của Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ theo tập quán quốc tế và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều 9

1. Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

2. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

3. Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Điều 10

Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

Điều 11

Các cơ quan văn hoá, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trong nhân dân.

Điều 12

Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:

1. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;

2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.

Điều 13

Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá;

2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;

3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;

4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;

5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

.............................................................................

-Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa:

+Là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

- Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa:

+Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

+Nhà nước bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

+Nghiêm cấm hành vi:Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấm chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.

16 tháng 4 2022

1.Thế nào là di sản văn hóa?

-Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

2. Thế nào là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể?  Kể tên 4 di sản văn hóa vật thể và 4 di sản văn hóa phi vật thể.

+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

VD:

-Nhã nhạc cung đình Huế ...

-Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. ...

-Dân ca quan họ Bắc Ninh. ...

-Ca trù ...

+ Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

VD:

-Di sản văn hóa vật thể: Quần thể di tích cố đô Huế

-Di sản văn hóa vật thể: Khu đền tháp Mỹ Sơn.

-Di sản văn hóa vật thể: Phố cổ Hội An

.-Di sản văn hóa vật thể: Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

3. Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

-.Di sản văn hoá phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu toàn dân. 1. Mọi di sản văn hoá trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị.

4.Là HS em cần phải làm gì để bảo vệ di sản văn hóa?

-Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:

+ giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.

+ tham gia các lễ hội truyền thống.

chúc bạn học tốt nha.

1. Di sản văn hoá là những di sản, hiện vật mang tính chất lịch sử, mang ý nghĩa về tín ngưỡng, tâm linh của dân tộc Việt Nam. Có ý nghĩa ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử dân tộc, nhân loại,...

2. -Di sản văn hoá phi vật thể là những di sản không phải là hiện vật, ta không thể chạm tới chúng. Chúng thường chỉ mang ý nghĩa về tinh thần và tín ngưỡng,..

-Di sản vật thể là những di sản ta chạm tới được, ta có thể nhìn thấy chúng, chúng luôn hiện hữu trước mắt ta như một minh chứng tồn tại với lịch sử rõ ràng nhất,...

Phi vật thể:

-Văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

-Ca trù

-Hát xoan

-Dân ca quan họ Bắc Ninh

Di sản vật thể:

-Phố cổ Hội An

-Vịnh Hạ Long

-Phong nha kẻ bàng

-Thành nhà Hồ

3. Quy định:

-Không cá nhân tổ chức nào có quyền mua bán, trao đổi các di sản

-Không ai được phép phá hoại các di sản

-Một vài di sản quá cũ phải được phục chế lại và treo biểm cấm chạm vào

.............

4. Em phải:

-Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức hơn

-Không tự ý chạm vào các di sản

-Có ý thức giữ gìn

-Hiểu biết rõ quy định khi tham quan

-Thường xuyên đọc và học các quy định khi xem hiện vật

................

7 tháng 5 2022

b

5 tháng 8 2021

A

5 tháng 8 2021

A

11 tháng 5 2021

Ý nghĩa: 

- Di sản văn hóa là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.

- Di sản văn hóa thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Bảo vệ di sản văn hóa để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển. 

- Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới.

VD: 

- Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

- Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, Thánh địa Mĩ Sơn, Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng

20 tháng 4 2023

Chọn phương án D.

9 tháng 4

D. Luật Hôn nhân và gia đình nha bạn