K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2016

Quần chúng nhân dân đã làm nên những sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định: lật đổ chế độ quân chủ chuyển chế, thiết lập nền cộng hòa, xác lập nền chuyên chính dân chủ cách mạng, đánh thắng giặc ngoại xâm.
Quần chúng đã thúc đẩy cách mạng tiến lên trong lúc hàng ngũ giai cấp tư sản phân hóa, các tầng lớp đại tư sản, tư sản công thương dấn chuyển sang hàng ngũ phản cách mạng.

16 tháng 10 2021

Câu 1 :

a, Sự phát triển của cách mạng.

- Ngày 14-7-1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cuộc cách mạng.

- Ngày 10-8-1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.


- Ngày 2-6-1793, trước tình trạng "Tổ quốc lâm nguy", quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

b, vai trò của nhân dân : Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đại tới đỉnh cao.
Câu 2 :

* Đối với nước Pháp:

- Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến.

- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.

* Đối với thế giới:

- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.

- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.

4 tháng 12 2016

- Sự ra đời, phát triển của nén sản xuất mới - TBCN : mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản.
— Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên :
+ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn còn ngôi vua và cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển, nhưng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu, đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà chuyên chính dân chủ cách mạng, giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt về ruộng đất.
+ Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ờ nhiều nước làm cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Các nuớc tư bản thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
+ Công nhân ở các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Nhật Bản đấu tranh ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
+ Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển (nhiều máy chế tạo công cụ ra đời, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng, nhiều phát minh mới về vật lí, hoá học, sinh học, nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ. họa sĩ nổi tiếng xuất hiện).
+ Nguyên nhân, tính chất, diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

NHỮNG NỘI DUNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

- Thời kì bùng nổ, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi thế giới.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, dán chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát đến tự giác. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luận cách mạng đúng đắn trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột.

- Thời kì diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Việc chiếm hữu thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản lớn, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất.

4 tháng 12 2016

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX vì :

- Mĩ thu được nguồn vốn lớn do buôn bán vũ khí và cho các nước khác vay trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

- Do Mĩ liên tục cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.

- Các lợi thế khác của nước Mĩ.

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bài 1:

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Câu 1:

10 tháng 3 2022

*Vai trò của nhân dân : 

 -Ngăn cản sự xâm lược và và làm chậm quá trình bình đình của Pháp trên đất Việt Nam, bởi từ trc khi xâm lược Pháp xác định là xâm lược nhanh những mãi 20 năm sau thực dân Pháp mới cơ bản bình định xong việt nam và tiến hành khai thác;

- góp phần để triều đình nhà nguyễn, đặc biệt là các nhà cải cách bắt đầu có ý thức về công cuộc đổi mới, duy tân đất nước; những tư tưởng tiến bộ được xâm nhập vào việt nam;

- Kích thích hoạt động của các nhà hoạt động cách mạng

- Là kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đâu tranh sau này;

- thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào ta

*Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn( triều đình Huế) :

- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.  

- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi

17 tháng 4 2022

hkvgyluhl;

9 tháng 6 2018

Đáp án cần chọn là: B

Quần chúng nhân dân là động lực chủ yếu, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII. Cụ thể:

- Ngày 14-7-1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti, mở đầu cho thắng lợi của cách mạng.

- Trước tình hình tổ quốc lâm nguy, phái Lập hiến chần chừ, ngày 10-8-1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.

- Trước sự uy hiếp của thù trong giặc ngoài, phái Gi-rông-đanh chỉ lo củng cố quyền lực, ngày 2-6-1793, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

 

26 tháng 8 2018

phát triển của cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII. Cụ thể:

- Ngày 14-7-1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti, mở đầu cho thắng lợi của cách mạng.

- Trước tình hình tổ quốc lâm nguy, phái Lập hiến chần chừ, ngày 10-8-1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.

- Trước sự uy hiếp của thù trong giặc ngoài, phái Gi-rông-đanh chỉ lo củng cố quyền lực, ngày 2-6-1793, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.

Đáp án cần chọn là: B