K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2016

Trái Đất nằm thứ ba theo vị trí xa dần Mặt Trời,

1. Chuyển động tự quanh quay quanh trục của trái đất
a. Mô tả chuyển động
- Tự quay quanh mình đúng 1 vòng mất khoảng thời gian 24 giờ
- Hướng: Tây sang Đông
- Vận tốc lớn nhất ở xích đạo (464m/giây) giảm dần về 2 cực (2 cực: 0m/giây)
b. Hệ quả
- Ngày đêm diễn ra liên tục, nhiệt độ trái đất được điều hoà
-Mọi điểm ở vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất có giờ khác nhau, giờ địa điểm
phía đông sớm hơn địa điểm phía Tây.
- Có cảm giác mặt trời và các tinh tú chuyển động biểu kiến.
- Sinh ra lực coriolis làm lệch hướng các chuyển động: Bắc bán cầu lệch phải,
Nam bán cầu lệch trái.
2. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời
a. Mô tả chuyển động:
- Cách thức chuyển động: Tịnh tiến
- Quỹ đạo chuyển động: En-líp.
- Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
- Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.
- Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33'
không đổi hướng
b. Hệ quả
- Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm giữa 2 chí tuyến.
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu: mùa nóng ngày dài hơn đêm, mùa
lạnh đêm dài hơn ngày.
- Hai nửa cầu có mùa trái ngược nhau

19 tháng 12 2016

Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.

14 tháng 12 2016

1.-Cấu tạo Trái Đất gồm có 3 lớp :
+Lớp vỏ
+Lớp trung gian
+Lõi
-Lớp vỏ là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như : không khí , nước , sinh vật ... và là nơi sinh sống , hoạt động của xã hội loài người .
Tick cho mình nga~ Arigatou

14 tháng 12 2016

2. -Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất , có tác động nén ép vào các lớp đá , làm cho chúng bị uốn nếp , đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất

5 tháng 12 2016

1.trái đất có hai chuyển động :quay quanh mặt trời và tự quay quanh trục .

Giống :hướng quay từ tây sang đông;giữ nguyên độ nghiêng khi chuyển động;đều có hệ quả

Khác:Tự quay quanh trục:quay với thời gian 24h

Quay quanh nặt trời:365 ngày 6h

2.Ko phải. Vì gồm hai quá trình đó là phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực đều do nước chảy, do gió...)

3.đều do nội lực(những lực sinh ra ở bên trong trái đất)

Tác hại: gây thương vong chết người; tro bụi và dung nham của núi lửa có thể vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương

4.Nội lực: làm cho bề mặt Trái Đất thêm gồ ghề.

Ngoại lực:có xu hướng san bằng, hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất.

5.lớp vỏ trái đất là quann trọng nhất. Vì đây là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên; là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người

Động đấtNúi lửa
Động đất hay địa chấn là sự rung chuyển của mặt đất do kết quả của sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất. Nó cũng xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo với lớp vỏ ngoài rắn như Trái Đất.Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy.

 

26 tháng 12 2021

Em tham khảo nhé:

1, Cấu tạo Trái đất gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).

- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.

- Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.

- Vỏ Trái Đất là lóp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

2, *Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất

- Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km đến 70 km 

- Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.

- Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

3. *Đặc điểm của lớp man ti

- Có độ sâu 2900km tính từ vỏ Trái Đất.

- Chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất.

- Đặc điểm: tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn.

- Thạch quyển: vỏ Trái Đất và manti trên (100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài Trái Đất.

4, *Đặc điểm của lớp nhân

- Độ dày khoảng 3470km.

- Bao gồm:

+ Nhân ngoài: từ 2900km đến 5100km, nhiệt độ khoảng 5000°C, áp suất từ 1.3 đến 3,1 triệu át mốt phe, vật chất ở trạng thái lỏng.

+ Nhân trong (hạt): từ 5100km đến 6370km, áp suất từ 3 đến 3,5 triệu át mốt phe, vật chất ở trạng thái rắn.

- Thần phần vật chất: chủ yếu các kim loại nặng như sắt, niken.


 


 

26 tháng 12 2021

cảm ơn anh

 

7 tháng 9 2016

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đácủa hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên Thế giới (World), "hành tinh xanh"[note 3] hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật,[12] trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm[13][14][15][16] và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, bầu khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.[17] Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.[18]

Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệunăm. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác.[note 4][note 5] Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ, và có thể tồn tại cho tới ngày nay.[19] Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.[22]

Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện quãng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 lần quãng thời gian nó tự quay một vòng quanh trục của mình. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch.[note 6] Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo,[23] tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì "Công phá Mạnh muộn" đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng.

Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn 200 quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động ngoại giao, du lịch, thương mại, quân sự. Văn hóa loài người đã phát triển tạo nên nhiều cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc một Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một môi trường thống nhất cần có sự định hướng 

21 tháng 5 2019

Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006)[cần dẫn nguồn][xem thảo luận]. Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.[120]

Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.[120][121]

16 tháng 12 2016

Vì trái đất nghiêng 23.50 so với mặt phẳng quỹ đạo nên trong quả trình chuyển động quanh mặt trời thì có thời gian nửa bán cầu bắc hướng về phía mặt trời, có thời gian nửa bán cầu Nam hướng về phía mặt trời. nửa nào hướng về mặt trời thì nửa đó là mùa hè, còn nửa kia là mùa đông.

16 tháng 12 2016

Câu 3:

* Núi trẻ : là núi mới được hình thành, thường có đỉnh cao và nhọn
* Núi già : núi đẫ trải qua nhiều năm nên mưa nắng bào mòn làm cho đỉnh núi có dạng bầu tròn và thấp hơn núi trẻ .

Câu 1: Khi nội lực, ngoại lực tác động thì địa hình bề mặt Trái Đất có đặc điểm ra sao và sinh ra hiện tượng gì?Câu 2: Trình bày đặc điểm, vai trò của lớp vỏ Trái Đất. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ Trái Đất ?Câu 3: Núi là dạng địa hình như thế nào? Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ?Câu 4. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt nhưng thiệt hại do động đất gây ra?Câu 5....
Đọc tiếp

Câu 1: Khi nội lực, ngoại lực tác động thì địa hình bề mặt Trái Đất có đặc điểm ra sao và sinh ra hiện tượng gì?

Câu 2: Trình bày đặc điểm, vai trò của lớp vỏ Trái Đất. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ Trái Đất ?

Câu 3: Núi là dạng địa hình như thế nào? Nêu sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ ?

Câu 4. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt nhưng thiệt hại do động đất gây ra?

Câu 5. Một ngọn núi có độ cao tuyệt đối là 2500m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Tính độ cao tương đối của ngọn núi đó? Núi này thuộc loại núi nào theo phân loại độ cao.

                                                             ⛇Hết⛇

3
20 tháng 12 2021

Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:

Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
20 tháng 12 2021

 Vai trò của lớp vỏ Trái đất: Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

11 tháng 6 2021

Tham Khảo !

1) 

a) Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 km đến 70 km.

+ Lớp trung gian: độ dày gần 3000 km.

+ Lõi Trái Đất: độ dày trên 3000 km.

b) + Lớp vỏ Trái Đất: trạng thái rắn chắc.

+ Lớp trung gian: trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng.

+ Lớp lõi Trái Đất: trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong.

Vỏ trái đất có vai trò quan trọng nhất vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống của con người

2) 

Nếu hai địa mảng tách xa nhau ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng sẽ hình thành núi.

Tham khảo :

1/ Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp. Đó là các lớp: Lớp vỏ (5-70 km); Lớp trung gia (2900km); Lớp lõi (3500km)

Trạng thái của từng lớp:

Lớp vỏ: rắn chắcLớp trung gian: quánh, dẻoLớp lõi: lỏng

Lớp vỏ có vai trò quan trọng nhất vì nó là nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... và cả xã hội loài người.

2/ Do Trái Đất cấu tạo từ các mảng gần kề nhau (lớp đất đá mềm) dưới áp luc của khí quyển tác dụng nên nó tạo nên hình dạng hoàn chỉnh là hình cầu
Do ảnh hưởng của vận tốc tự quay của Trái Đất ở xích đạo có đường kính lớn hơn so với đường kính đi qua hai cực làm Trái Đất phình ra ở Xích đạo. Hay nói cách khác, hình dạng của Trái Đất rất gần với hình phỏng cầu là hình cầu bị nén dọc theo hướng từ địa cực tới chỗ phình ra ở Xích đạo .

5 tháng 12 2016

Câu 1 :

- Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ,từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc (đường xích đạo).

- Tọa độ địa lí của một điểm là kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó.

5 tháng 12 2016

Núi trẻ : là núi mới được hình thành, thường có đỉnh cao và nhọn
* Núi già : núi đẫ trải qua nhiều năm nên mưa nắng bào mòn làm cho đỉnh núi có dạng bầu tròn và thấp hơn núi trẻ .

16 tháng 12 2016

1, 1. Chuyển động tự quanh quay quanh trục của trái đất
a. Mô tả chuyển động
- Tự quay quanh mình đúng 1 vòng mất khoảng thời gian 24 giờ
- Hướng: Tây sang Đông
- Vận tốc lớn nhất ở xích đạo (464m/giây) giảm dần về 2 cực (2 cực: 0m/giây)
b. Hệ quả
- Ngày đêm diễn ra liên tục, nhiệt độ trái đất được điều hoà
-Mọi điểm ở vị trí khác nhau trên bề mặt Trái Đất có giờ khác nhau, giờ địa điểm
phía đông sớm hơn địa điểm phía Tây.
- Có cảm giác mặt trời và các tinh tú chuyển động biểu kiến.
- Sinh ra lực coriolis làm lệch hướng các chuyển động: Bắc bán cầu lệch phải,
Nam bán cầu lệch trái.
2. Chuyển động của trái đất quanh mặt trời
a. Mô tả chuyển động:
- Cách thức chuyển động: Tịnh tiến
- Quỹ đạo chuyển động: En-líp.
- Hướng chuyển động: Tây sang Đông.
- Thời gian chuyển động: Một vòng quỹ đạo mất 365 ngày 06 giờ.
- Khi chuyển động trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66độ33'
không đổi hướng
b. Hệ quả
- Chuyển động biểu kiến của mặt trời trong năm giữa 2 chí tuyến.
- Ngày đêm dài ngắn theo mùa ở 2 nửa cầu: mùa nóng ngày dài hơn đêm, mùa
lạnh đêm dài hơn ngày.
- Hai nửa cầu có mùa trái ngược nhau.

16 tháng 12 2016

3,

- Bình nguyên:

+ Là dạng địa hình thấp.

+ Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

+ Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.

- Cao nguyên:

+ Là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối trên 500m.

+ Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.

+ Có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách so với vùng đất xung quanh.

- Đồi:

+ Là một dạng địa hình nhô cao.

+ Có đỉnh tròn, sườn thoải.

+ Độ cao tương đối thường không quá 200m.