K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đối với mỗi người, mẹ luôn là người quan trọng nhất và là người phụ nữ đẹp nhất trên đời. NHư lời Bersot từng nói:" "Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ". Trái tim mẹ là tình thương, bàn tay mẹ là hơi ấm của một đời người.

Trước hết ta cần hiểu ý nghĩa của câu nói. Kì quan là những công trình kiến trúc, những cảnh vật thiên nhiên mang một vẻ đẹp phi thường và hiếm thấy. Trên thế giớ chúng ta có rất nhiều kì quan đẹp như Hạ Long Bay, Kim tự tháp Ai Cập,.. Còn trái tim người mẹ là nơi chan chứa tình cảm dành cho những đứa con thân yêu của mình, là nơi thiêng liêng nhất khó có điều gì có thể sánh kịp. Cả câu nói của Bersot mang tính triết lí cao, ông so sánh trái tim của người mẹ với những kì quan thế giới từ đó ông nhấn mạnh tình cảm, sự cao cả của người mẹ trong cuộc đời này. Sự vĩ đại ấy càng được khẳng định khi tác giả đánh giá "trái tim người mẹ" là nhất.

Vì sao Bersot lại nói vậy? Bởi lẽ người mẹ là người mang lại cho chúng ta sự sống, cho ta được nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Đối với chúng ta không gì quý báu hơn là được tồn tại, được sống một cuộc đời tươi đẹp. Và hơn hết, để cho ta sự sống, người mẹ đã phải hy sinh, chịu đựng những đau đớn trong 9 tháng 10 ngày cưu mang và che chở khi ta chưa thành hình. Và người mẹ nào cũng yêu thương con mình vô hạn, sự có mặt của con trở thành món quà vô giá của người mẹ. Nhưng có lẽ. Không phải ai cũng hiểu được tình thương của mẹ nên Bersot đã cất lên lời khẳng định về sự vĩ đại và cao cả của "một trái tim" đầy ắp tình thương.

Và nhờ có mẹ, chúng ta được sinh ra rồi được sống trong tình yêu thương, sự đùm bọc, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ. Các bạn biết không, khi đứa con của mình chào đời, cất tiếng khóc đầu tiên, và khi đó người mẹ cảm nhận được hơi thở yếu ớt của đứa con thì tất cả những đau đớn thể xác hóa như không. Đó là sợi dây vô hình được gắn kết bởi lòng yêu thương vô bờ. Tuy tình cảm là vô hình và giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng, tình cảm ấy hóa thành sự bao dung, lòng vị tha mỗi khi chúng ta mắc sai lầm, đi lạc lối. Tình mẹ kéo ta về với những điều lương thiện và cao cả. Đằng sau mỗi thành công của đứa con trên đường đời đều có hình bóng của người mẹ tảo tần, Đất nước ta thời trước dành được độc lập từ trong những trận chiến gian khổ cũng góp một phần của những người mẹ nuôi bộ đội, những người mẹ Việt Nam anh hùng từng vì nghĩa lớn mà hy sinh tình cảm cá nhân để cho những đứa con của mình ra chiến trường mà chằng biết khi nào có thể trở về. Chân dung tảo tần của người mẹ xuất hiện trong những vẫn thơ của Tố Hữu:

"Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát"

Vậy mỗi chúng ta phải làm gì? Và có trách nhiệm như nào với những người mẹ của chúng ta. là những đứa con, chúng ta nên biết trân trọng tình cảm ấy của mẹ, giữ gìn tình cảm ấy. Hiếu thuận với mẹ và không làm mẹ buồn và đau khổ vì những lầm lạc của chúng ta trên đường đời. Tuy không ai là hoàn hảo nhưng chúng ta hãy hiểu rằng người mẹ luôn muốn chúng ta có một cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp nên vì vậy hãy cố gắng và không để mẹ buồn nhé.

Qua câu nói của Bersot, ta càng hiểu và trân trọng người mẹ của mình hơn. Hãy nhớ rằng tình thương của mẹ là điều thiêng liêng nhất, vô giá nhất mà mỗi chúng ta phải trân trọng và bảo vệ.

BÀI LÀM 2 BERSOT NÓI: "TRONG VŨ TRỤ CÓ LẮM KÌ QUAN NHƯNG KÌ QUAN ĐẸP NHẤT LÀ TRÁI TIM NGƯỜI MẸ" SUY NGHĨ

“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru”

Đúng là con người chúng ta có đi hết năm châu bốn bể cũng không thể nào đi hết, hiểu hết, thấu hết tấm lòng bao la vĩnh cửu của người mẹ. Trái tim của mẹ cũng nhỏ bé như ai nhưng bên trong đó là cả một biển trởi yêu thương và hi sinh vì con. Bởi vậy, Bersot nói: "Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ".

Kì quan là công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ hiếm thấy và trên vũ trụ bao la rộng lớn này có vô vàn những kì quan như thế. Có điều những kì quan ấy là những thứ mà ta có thể sờ, nắm được và nó có hạn, ta có thể đi thăm quan hết được đồng thời đó cũng là những thứ không có giá trị vĩnh cửu. Nhưng khi so sánh trái tim người mẹ là kì quan đẹp nhất, ta biết rằng kì quan ấy là kì quan đẹp nhất bởi đây là kì quan vĩnh cửu, vô hạn, cả đời của con người dù có bao nhiêu thời gian đi nữa thì cũng không bao giờ có thể đi hết được trái tim của người mẹ.

Trên thế gian này có lẽ nơi rộng lớn nhất chính là tấm lòng mẹ cha, cho dù dành cả đời để khám phá và tìm hiểu con người ta cũng mãi mãi không thể hiểu hết. Nơi chân trời góc bể nào con người ta cũng có thể chinh phục được chỉ là vấn đề thời gian, chỉ có trái tim của mẹ là chẳng có một nhà thám hiểm nào khám phá hết, chẳng có một nhà khoa học nào lại có thể cắt nghĩa hết. Trái tim ấy đã dành trọn cho đứa con của mình ngay cả từ những ngày mà con còn nằm trong bụng mẹ, chưa thành hình. Rồi khi con dần lớn lên, trưởng thành, trái tim ấy không chỉ yêu thương con hết mực mà còn hi sinh cho con vô điều kiện, Trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí, không ai quan tâm hay cho không bạn bất kì điều gì chỉ có mẹ cha là yêu thương và mãi đùm bọc ta vô điều kiện mà thôi. Trái tim ấy là trái tim vị tha nhất trên cuộc đời, ta có thể làm sai nhiều điều ngoài kia nhưng về nhà của mình, có một trái tim sẽ luôn luôn thứ tha và bảo bọc bạn đó chính là trái tim của người mẹ. Trái tim của mẹ cũng là thịt, là máu như trái tim của bất kì ai nhưng trái tim ấy lại chứa đựng biết bao nhiêu tình thương, sự hi sinh vô bờ bến mà không thể đo đếm được.

Chúng ta chắc ai cũng còn nhớ câu chuyện về người mẹ yêu thương con đến mức thà hi sinh tất cả từ sức khỏe, thanh xuân đến cả đôi mắt của mình chỉ để tìm đến Thần Chết cầu xin ông ta đừng cướp đi đứa con của mình. Người mẹ nhỏ bé, yếu ớt ấy lại có một trái tim nóng ấm bao la đến vậy, và tất cả những tình yêu thương và sự hi sinh ấy đều chỉ đặt lên người đứa con của mình thôi. Quả là:

Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.

Trái tim của mẹ chính là kì quan đẹp nhất thế giới mà kì quan ấy lại ngay gần bên chúng ta vì vậy hãy tìm hiểu và bảo vệ cho kì quan ấy mãi mãi tươi đẹp và hạnh phúc, hãy làm cho trái tim mẹ được thanh thản và bình yên nhất có thể.
Hãy ghi nhớ câu nói của Bersot “Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Vì vậy đừng tìm kiếm những kì quan đâu xa mà hãy về nhà và làm cho trái tim của mẹ được hạnh phúc.

theo mk thì làm đoạn văn

TK#

Nếu gặp bài này bạn làm thành bài văn nhé!!!

Trong lịch sử phát triển của nhân loại suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều có những tài năng xuất chúng. Những học giả uyên bác đã cống hiến nhiều phát minh sáng kiến, nhiều công trình khoa học đem lại lợi ích to lớn, làm thay đổi bộ mặt thế giới và cuộc sống vật chất, tinh thần của loài người.

Tài năng của các nhà bác học như Ga-li-lê, Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh’ xtanh, Ê-đi-xơn, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp… được mọi người công nhận và ngưỡng mộ, nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những tên tuổi khoa học lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy con người muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường lại là tương lai đầy ánh sáng. Bàn về vấn để này, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Trước hết, chúng ta phải hiểu học vấn là gì và học vấn có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống con người.

Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của từng cá nhân. Học vấn được nâng cao dần dần qua từng cấp học và quá trình tự học trong suốt cả cuộc đời. Học vấn của một người không chỉ hận chế ở một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng rạ nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ngạn ngữ cổ có câu: Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người, ông cha ta xưa đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (Không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Có học vấn, con người mới cỏ khả năng làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở học vấn, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên: Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.

 

Muốn có học vấn, chúng ta phải không ngừng rèn luyện và phấn đấu. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.

Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả về vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vượt qua.

Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.

Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan điểm sống đúng đắn là phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Pônggoăng đến người lao công quét tuyết trong công viên Luân Đôn,… Bác đã trải qua những gian nan cùng cực để thử thách, rèn luyện ý chí, mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết về văn hoá và lịch sử nhân loại. Từ đó, Bác rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc của nước ta.

Những nhà nông học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân… suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học để tai tạo ra các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng suất cao để cải thiện đời sống nông dân. Các ông đã góp phần (đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trôn thế giới.

Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm, học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong 1 cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó của bao Học trò giỏi – hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính đáng quý là cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách, luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học… để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ tài cao của đất nước trong thời đại mới.

Việc học hành vô cùng quan trọng vì nó chỉ phối và tác động rất lớn đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lạì cho cuộc sống.

19 tháng 9 2021

Tham khảo:

"Thế giới kì diệu" mà người mẹ nhắc đến đó chính là trường học. Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

19 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Trong văn bản" Cổng trường mở ra" tôi thấy câu nói của người mẹ : " Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” rất sâu sắc. Trước tiên ta phải hiểu " thế giới kì diệu" ở đây được hiểu như thế nào ? Thế giới kì diệu kia chính là ngôi trường- nơi dẫn ta đến sự thành công trong tương lai bằng những kho tàng tri thức mới mẻ, những người bạn và thầy cô kính yêu. Qua thế giới đó, ta như được học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm để có đủ khả năng bước trên con đường thành công. Lời nói của người mẹ bên trên như lời khích lệ, động viên đứa con và cũng được coi như sự tin tưởng của mẹ vào vai trò của ngôi trường. Người mẹ tin rằng sau cánh cổng kia, con của mình sẽ được học hỏi thêm nhiều điều tốt đẹp. Chính " thế giới kì diệu" này sẽ khiến cho tương lai của các em thêm sáng lạng. Qua "thế giới diệu kỳ" này em sẽ học hỏi thêm rất nhiều những kinh nghiệm sống !

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Ngữ văn7, tập một) Câu 1. Đoạn văn...
Đọc tiếp
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. “Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Ngữ văn7, tập một) Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Trình bày phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 3. Tìm những từ ghép trong đoạn văn. Phân loại từ ghép. Câu 4. Theo em “thế giới kì diệu” là gì? Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Câu 5. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Trong đoạn có sử dụng ít nhất một câu trần thuật đơn (gạch chân chỉ rõ câu trần thuật đơn đó). Giúp em với 😢😢😢 Ai giúp em mua kẹo cho 🥺🥺🥺
9
28 tháng 10 2021

ship 1 thùng kẹo oshi vị me tới nhà thì chỉ =))))

28 tháng 10 2021

Câu 1 : Tác giả : Lý Lan - Văn bản nhật dụng 

Câu 2 : " Đêm nay mẹ không ngủ được" 

Câu 3 : Tham khảo:

- Người mẹ suy nghĩ và lo lắng cho ngày khai trường đầu tiên của con, đó là ngày rất đặc biệt và thật sự quan trọng đối với một đứa trẻ. (cổng trường rộng lớn đang đợi con, những điều mới lạ đang chờ đón con và ngày mai, ngày khai trường đầu tiên chính là lúc đặt một nền móng, một chân trời mới cho kho tàng tri thức của con)

- Sự chuẩn bị và nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của đứa con làm người mẹ hồi tưởng về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức mẹ cũng từng có như chính đứa con bây giờ trước ngày khai trường.

- Người mẹ suy nghĩ về những điều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con mình, đó là môi trường nhà trường, về một nền giáo dục bởi “nếu sai một li sẽ chệch đi hàng dặm”

*Chi tiết thể hiện ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:

“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.

(từ những chi tiết này bn triển khai thành đoạn văn nha)

28 tháng 7 2016

"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

Vai trò của nhà trường rất quan trọng với chúng ta

29 tháng 7 2016

sự kì diệu này không phải một phép thuật nhiệm màu nào đó của bà tiên , ông bụt trong truyện cổ tích mà là niềm vui , nỗi buồn , thử thách và kiến thức ta học hỏi , vượt qua đc khi tới trường.

nhà trường nắm vai trò rất quan trọng đối vs cuộc đời của mỗi con người vì sai lầm nhỏ của nền giáo dục ( nhà trường ) cũng có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả dặm sau này .

tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi nhận đc sự quan tâm , chăm của gia đình và đc học tập , vui chơi dưới mái trường . Chính vì vậy mà tôi càng thêm yêu quý cũng như trân trọng gia đình và trường học của mình .

21 tháng 12 2016

.

20 tháng 12 2017

a ) Là những ng bạn mới , thầy cô mới , sách vở mới , kiến thức mới , môi trường mới

8 tháng 1 2018

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

8 tháng 1 2018
Chơi cờ