K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ngành sản xuất lúa của nước ta hiện nay : 

A. phân bố đồng đều giữa các vùng. B. ít chịu sự chi phối của nhân tố thị trường.

C. có nhiều biến động về diện tích. D. chưa có sự đổi mới về chất lượng giống. 

 
2 tháng 1 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện diễn biến về diện tích và sản lượng cà phê nhân ở nước ta trong giai đoạn 1980 - 2010

b) Mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng cà phê nhân

- Trong giai đoạn 1980 - 2010, diện tích và sản lượng cà phê nhân đều tăng.

- Giai đoạn đầu (1980 - 1985) diện tích gieo trồng tăng nhanh (2,0 lần), nhưng sản lượng cà phê tăng chậm hơn (1,5 lần). Do cà phê là cây công nghiệp lâu năm, phải mất một số năm từ khi gieo trồng mới cho sản phâm.

- Trong những giai đoạn tiếp theo, sản lượng cà phê có tốc độ tăng nhanh hơn hoặc bằng so với diện tích gieo trồng. Do diện tích cà phê ở giai đoạn trước đã cho thu hoạch.

c) Các nhân tố tạo nên sự phát triển cuả cây cà phê

-       Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê (đất đỏ badan, khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,...).

-       Chính sách đẩy mạnh cây công nghiệp chủ đạo cho xuất khẩu trong đó có cây cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

-      Tác động của công nghiệp chế biến.

Yếu tố thị trường, tác động của hoạt động ngoại thương

16 tháng 3 2018

Đáp án C

12 tháng 10 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta phân theo vùng

(Đơn vị: %)

+ Tính bán kính đường tròn  ( r | 966 ,   r 2 ( ) i   | ) :

r 1996 = 1 , 0 r 2011 = 7655 7044 = 1 , 05

-Vẽ:

Biểu đồ thế hiện quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta năm 1996 và năm 2011

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- So với năm 1996, diện tích gieo trồng lúa năm 2011 tăng 651 nghìn ha (tăng gấp 1,09 lần).

- Từ năm 1996 đến năm 2011, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa phân theo vùng của nước ta có sự thay đổi:

+ Tỉ trọng diện tích lúa vùng Đồng bằng sông Hồng giảm 1,8% .

+ Tỉ trọng diện tích lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng 4,3%.

+ Tỉ trọng diện tích lúa các vùng khác giảm 2,5%.

* Giải thích

- Diện lích gieo trồng lúa tăng do nước ta thực hiện tăng vụ, thâm canh, mở rộng diện tích đất trồng lúa.

- Cơ cấu thay đổi do:

+ Tiềm năng đất đai, khí hậu,... khác nhau giữa các vùng.

+ Các nhân tố khác (thay đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu nông nghiệp,...).

13 tháng 4 2019

Đáp án D

23 tháng 1 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa

cả năm của nước ta thời kì 1990 - 2011 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tôc độ tăng trưởn về diện tích, năng suất và sản lưựng lúa cả năm của nước ta trong thời kì 1990 - 2011

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Thời kì 1990 - 2011, cả diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta đều tăng:

+ Diện tích tăng 26,7%.

+ Năng suất tăng 74,2%'.

+ Sản lượng tăng 120,5%.

- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suát và sản lượng lúa không đều nhau: tăng nhanh nhất là sản lượng lúa, tiếp đến là năng suất lúa và tăng chậm nhất là diện tích lúa.

* Giải thích

- Diện tích lúa tăng chậm và không đều. Giai đoạn 1990 - 2000 tăng do mở rộng diện tích, phục hoá, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giai đoạn 2000 - 2005 giảm do chuyển một phần diện tích lúa sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Giai đoạn 2005 - 2011 dần tăng trờ lại do thâm canh, tăng vụ.

- Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt là việc đưa vào sử dụng đại trà các giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với các vùng sinh thái và hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lí.

- Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích, tăng vụ và đặc biệt là tăng năng suất.

19 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng ở nước ta, năm 2011

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

 

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lưựng lúa phân theo vùng ở nước ta, năm 2011

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Cơ cấu sản lượng lúa có sự chênh lệch lớn giữa các vùng ở nước ta.

- Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng sản lượng lúa cao nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm 54,9%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (16,4%). Hai đồng bằng này chiếm đến 71,3% sản lượng lúa cả nước.

- Theo sau hai đồng bằng châu thổ trên là các vùng Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ với ti trọng tương ứng là 8,6%, 7,6% và 6,8%.

- Hai vùng có sản lượng lúa thấp nhất so với các vùng trong cả nước là Tây Nguyên (2,5%), Đông Nam Bộ (3,2% ).

* Giải thích

- Nguyên nhân của sự khác biệt về cơ cấu sản lượng lúa giữa các vùng ở nước ta là do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng.

- Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú, lao động dồi dào có trình độ thâm canh lúa nước, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (thuỷ lợi, trạm giống, dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ kĩ thuật,...). Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có diện tích đất trồng lúa lớn nhât cả nước, khí hậu nóng ẩm có thể trồng được 3 vụ lúa/năm.

- Bắc Trung Bộ có một số đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, trong đó lớn nhất là đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng lúa trên các cánh đồng, các thung lũng nhỏ hẹp giữa núi.

- Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên điều kiện trồng lúa gặp nhiều khó khăn hơn (các đồng bằng nhỏ, có mùa khô kéo dài,...).

15 tháng 2 2016

a) Thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi

- Cơ sở thức ăn ngày càng được đảm bảo ( từ trồng trọt, đồng cỏ, thức ăn qua chế biến...)

- Dịch vụ hỗ trợ chăn nuôi ngày càng đa dạng và phát triển.

- Những thuận lợi về nguồn lao động và điều kiện tự nhiên.

- Các điều kiện khác (thị trường, chính sách,.....)

b) Tên  vùng đứng đầu cả nước về các chỉ tiêu kinh tế

- Năng suất lúa : Đồng bằng sông Hồng

- Diện tích cà phê : Tây Nguyên

- Sản lượng lương thực : Đồng bằng sông Cửu Long

- Số lượng trâu : Trung du và miền núi Bắc Bộ

16 tháng 4 2018

Đáp án: B

17 tháng 2 2019

Đáp án: C

Giải thích: Khoáng sản là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ: Ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang).