K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

* Vai trò

- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hoá được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất.

* Đặc điểm

- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua.

- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.

- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động.

- Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.

10 tháng 1 2023

- Vai trò: Là hoạt động dịch vụ quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; đồng thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Đặc điểm: Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, trình độ phát triển kinh tế, quy mô dân số, toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học - công nghệ,…

- Ngành thương mại trên thế giới ngày càng phát triển và phân bố ngành rộng khắp nhưng khác nhau giữa các nước, khu vực trên thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

- Vai trò: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua; Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường;

- Đặc điểm: Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất; Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch,…

- Nhân tố tác động: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, trình độ kinh tế, dân cư,…

- Tình hình phát triển và phân bố: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch phân bố rộng khắp và ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt ở các nước phát triển.

3 tháng 2 2023

- Giống nhau:

+ Đều là những ngành rất quan trọng của nền kinh tế; có vai trò điều tiết sản xuất, duy trì sự ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

+ Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

- Khác nhau:

+ Ngành thương mại liên quan đến việc giải quyết đầu ra của quá trình sản xuất.

+ Ngành tài chính ngân hàng liên quan đến việc cung ứng đầu vào của quá trình sản xuất.

7 tháng 11 2023

Vai trò và đặc điểm ngành bưu chính viễn thông:

* Vai trò

- Hoạt động bưu chính: chuyển thư tín, bưu phẩm, điện báo,… Hoạt động viễn thông: truyền thông tin của xã hội được diễn ra thông suốt và liên tục.

- Cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lí, điều hành của Nhà nước thuận lợi; tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

* Đặc điểm

- Gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông.

+ Ngành bưu chính: nhận, vận chuyển và chuyển phát bằng các phương thức khác nhau qua mạng bưu chính. Sản phẩm của ngành là sự vận chuyển thư tín, bưu phẩm, bưu kiện, hàng hoá,… từ nơi gửi đến nơi nhận.

+ Ngành viễn thông sử dụng các thiết bị kết nối với vệ tinh và mạng internet để truyền thông tin từ người gửi đến người nhận.

- Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,...), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,...).

- Sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông phụ thuộc chặt chẽ vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông:

- Bưu chính: ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện. Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới

- Viễn thông: đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.

+ Điện thoại được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, chiếm ưu thế trong ngành viễn thông. Hiện nay, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân. Các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga,...

+ Internet tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới. Sự phát triển của các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI),...đã tạo ra thời kì vạn vật kết nối, làm thay đổi sâu sắc ngành viễn thông thế giới.

7 tháng 11 2023

Vai trò

- Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện.

- Hiện đại hoá, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Bản thân bưu chính viễn thông cũng là ngành dịch vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

* Đặc điểm

- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm hai nhóm: bưu chính và viễn thông.

- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm,…

- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ khoảng cách xa.

* Tình hình phát triển và phân bố

- Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao ra đời.

- Viễn thông phát triển nhanh chóng, trở thành một trong những hạ tầng cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 9 2023

* Vai trò của ngành thương mại

- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.

- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

* Đặc điểm của ngành thương mại

- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:

+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.

+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.

7 tháng 11 2023

* Vai trò

- Với phát triển kinh tế:

+ Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng

+ Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hóa được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Với các lĩnh vực khác:

+ Định hướng tiêu dùng, tạo tập quán tiêu dùng.

+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ trong nước và trên thế giới.

* Đặc điểm

- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa bên mua và bên bán, đồng thời tạo ra thị trường.

- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung – cầu.

- Không gian hoạt động thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia (nội thương) mà còn giữa các quốc gia với nhau (ngoại thương).

- Hoạt động thương mại được đo lường bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu gọi là xuất siêu. Nếu giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu gọi là nhập siêu.

- Sự kết hợp giữa thương mại và công nghệ dân đến sự bùng nổ của thương mại điện tử.

10 tháng 1 2023

* Vai trò của ngành tài chính – ngân hàng:

-   Cung cấp các dịch vụ tài chính (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản,...) nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong sản xuất và đời sống.

-   Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

-   Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.

-  Giúp cho các hoạt động đầu tư và sản xuất trong nền kinh tế diễn ra liên tục.

13 tháng 12 2022

Vai trò:

+ Thúc đẩy hoạt động sản xuất và là cầu nối giúp các ngành kinh tế phát triển

+ Phục vụ nhu cầu đi lại của toàn xã hội, là cầu nối giữa các địa phương; Tạo ra sự liên kết ...

- Đặc điểm: Đối tượng chính là con người và những sản phẩm vật chất do con người tạo ra

+ Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác;…

- Tình hình phát triển và phân bố: GTVT và bưu chính viễn thông phân bố rộng khắp ở các nước trên thế giới và ngày càng được hiện đại hóa, cơ giới hóa,…