K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Giống nhau:

+ Đều là những ngành rất quan trọng của nền kinh tế; có vai trò điều tiết sản xuất, duy trì sự ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

+ Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

- Khác nhau:

+ Ngành thương mại liên quan đến việc giải quyết đầu ra của quá trình sản xuất.

+ Ngành tài chính ngân hàng liên quan đến việc cung ứng đầu vào của quá trình sản xuất.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

- Vai trò: Cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc trao đổi, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa người bán và người mua; Điều tiết sản xuất, giúp hàng hoá được trao đổi, mở rộng thị trường;

- Đặc điểm: Hoạt động theo quy luật cung, cầu; gắn liền với giá cả, thị trường và xu hướng trong cung, cầu của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Tính thuận tiện, nhanh chóng, lãi suất; Hoạt động du lịch thường gắn với tài nguyên du lịch,…

- Nhân tố tác động: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, trình độ kinh tế, dân cư,…

- Tình hình phát triển và phân bố: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch phân bố rộng khắp và ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt ở các nước phát triển.

3 tháng 2 2023

* Vai trò

- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.

- Điều tiết sản xuất, giúp trao đổi hàng hoá được mở rộng, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất.

* Đặc điểm

- Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa bên bán và bên mua.

- Hoạt động thương mại chịu tác động của quy luật cung và cầu.

- Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động.

- Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyền trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.

3 tháng 2 2023

- Vai trò:

+ Là huyết mạch của nền kinh tế, động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Cung cấp các dịch vụ tài chính, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư và sản xuất diễn ra liên tục, góp phần điều tiết sản xuất và ổn định nền kinh tế.

+ Xác lập các mối quan hệ tài chính trong xã hội, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động.

+ Thông qua các hoạt động tài chính toàn cầu, thúc đẩy toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

- Đặc điểm:

+ Tài chính ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, tài chính công, tài chính quốc tế,...

+ Do tính rủi ro cao và có phản ứng dây chuyển trong hệ thống nên sản phẩm tài chính ngân hàng thường được thực hiện theo những quy trình nghiêm ngặt.

+ Khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính ngân hàng dựa theo tính thuận tiện, sự an toàn, lãi suất và phí dịch vụ. Chất lượng sản phẩm thường chỉ có thể đánh giá trong và sau khi sử dụng dịch vụ.

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Dịch vụ vay vốn của ngân hàng tạo cơ hội cho các nhà sản xuất và người dân có thêm nguồn lực về kinh tế để phát triển và mở rộng sản xuất.

10 tháng 1 2023

* Vai trò của ngành tài chính – ngân hàng:

-   Cung cấp các dịch vụ tài chính (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, thanh toán qua tài khoản,...) nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau trong sản xuất và đời sống.

-   Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác.

-   Góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.

-  Giúp cho các hoạt động đầu tư và sản xuất trong nền kinh tế diễn ra liên tục.

7 tháng 11 2023

BÁO CÁO TÌM HIỂU VỀ NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

1. Ý nghĩa của nội dung tìm hiểu

Bưu chính viễn thông là một trong các ngành dịch vụ cơ bản, cung cấp nhiều điều kiện cần thiết cho các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Khó có thể hình dung một xã hội hiện đại mà không có ngành bưu chính viễn thông. Ngành bưu chính viễn thông trên thế giới có vai trò như thế nào? Tình hình phát triển và phân bố của ngành ra sao?

=> Báo cáo này sẽ đưa ra các nội dung cụ thể.

2. Vai trò của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới

- Đối với sự phát triển kinh tế:

+ Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.

+ Hiện đại hóa, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Mang lại giá trị kinh tế cao.

- Đối với các lĩnh vực khác:

+ Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.

+ Thuận lợi cho quản lí hành chính.

+ Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong xã hội.

3. Tình hình phát triển và phân bố ngành bưu chính viễn thông

a. Bưu chính

- Hoạt động ngày càng phát triển, nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới ra đời (chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,...).

- Khoảng 1,5 tỉ người trên toàn thế giới đang sử dụng dịch vụ tài chính bưu chính.

b. Viễn thông

- Các dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú, diễn ra với tốc độ nhanh, công nghệ ngày càng hiện đại, trong đó có công nghệ số, công nghệ thực tế ảo. Các dịch vụ viễn thông quan trọng như: điện thoại, truyền số liệu, truyền tin và internet.

- Dịch vụ viễn thông có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, đóng góp tới 1/5 GDP toàn cầu.

- Điện thoại:

+ Năm 2019, có hơn 5 tỉ người trên thế giới đang sử dụng điện thoại cá nhân với hơn 8 tỉ thuê bao di động.

+ Các nước có số thuê bao nhiều nhất: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Liên bang Nga.

- Internet:

+ Năm 2019, có hơn 4,3 tỉ người trên thế giới đang sử dụng internet.

+ Các nước có tỉ lệ người sử dụng internet cao: Ca-na-đa, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, các nước EU, Trung Đông,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 9 2023

* Vai trò của ngành thương mại

- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.

- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

* Đặc điểm của ngành thương mại

- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:

+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.

+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 9 2023

10 tháng 1 2023

- Vai trò: Là hoạt động dịch vụ quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; đồng thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Đặc điểm: Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, trình độ phát triển kinh tế, quy mô dân số, toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học - công nghệ,…

- Ngành thương mại trên thế giới ngày càng phát triển và phân bố ngành rộng khắp nhưng khác nhau giữa các nước, khu vực trên thế giới.