K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2018

Ông Vương Hi Chi là một nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc ngày xưa. ông thường đi du ngoạn khắp nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lần, ông ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây thì gặp một bà cụ bán quạt cũng vừa đến để ngồi nghỉ chân. Gặp ông, bà than thở:

– Quạt bán ế quá ! Chắc cả nhà chiều nay không có cơm ãn. Nói xong, bà thiu thiu ngủ. Trong lúc bà cụ ngủ thì ông Vương Hi Chi đã lặng lẽ viết chữ đề thơ vào từng chiếc quạt. Bà cụ thức dậy thấy quạt của mình có viết mực lem luốc nên bắt đền ông Vương. Nào ngờ những chiếc quạt "lem luốc" ấy được mọi người đến xem và tranh nhau mua rất đông. Chỉ một lát đã bán hết và bán với giá rất cao. Có lẽ ai cũng muốn có chiếc quạt mà trên đó chính tay Vương Hi Chi đã đề thơ, viết chữ. Mọi người hâm mộ tài năng của ông Vương, còn bà lão bán quạt luôn nghĩ ông Vương là một vị thần tiên đã giúp bà bán hết gánh quạt.

6 tháng 3 2021

                                                                     Người bán quạt may mắn

     Ông Vương Hi Chi là một nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc ngày xưa. Ông thường đi du ngoạn khắp nơi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Có lần, ông ngồi nghỉ chân dưới một gốc cây thì gặp một bà lão nghèo bán quạt. Gặp ông, bà than thở:

- Quạt bán ế quá ! Chắc cả nhà chiều nay không có cơm ăn.

     Nói xong, bà thiu thiu ngủ. Trong lúc bà cụ ngủ thì ông Vương Hi Chi đã lặng lẽ lấy bút mực ra đề lên mỗi cái quạt một bài thơ. Bà cụ thức dậy thấy quạt của mình có vết mực lem luốc nên bắt đền ông Vương. Nào ngờ những chiếc quạt "lem luốc" ấy được mọi người đến xem và tranh nhau mua rất đông. Chỉ một lát đã bán hết và bán với giá rất cao. Có lẽ ai cũng muốn có chiếc quạt mà trên đó chính tay Vương Hi Chi đã đề thơ, viết chữ. Mọi người hâm mộ tài năng của ông Vương, còn bà lão bán quạt nghĩ vì trời thương mình nên mới cho một vị tiên ông đến giúp, quạt mới bán hết nhanh đến vậy.

26 tháng 8 2017

Bà lão bán quạt gặp Vương Hi Chi và phàn nàn với ông về chuyện bán quạt ế , như vậy cả nhà bà sẽ không có cơm ăn

30 tháng 6 2017

Mọi người đua nhau đến mua quạt bởi vì trên quạt có bút tích của Vương Hi Chi, một nhà thư pháp nổi tiếng của Trung Quốc

8 tháng 8 2017

Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những quạt đề giúp bà lão bán được quạt.

5 tháng 4 2018

Chi tiết gây cười ở câu trả lời cuối cùng của bạn học trò vì : cậu bé đang là người viết thư nên sẽ biết được nội dung bức thư nói gì.

2 tháng 8 2019

Khôn ngoan là vốn quý của con người. Nếu không khôn ngoan thì làm việc gì cũng khó thành công thậm chí còn hỏng việc. Câu chuyện Giấu cày sẽ cho chúng ta thấy được tác hại của việc "thiếu đi sự khôn ngoan của con người ta". Chuyện kể rằng:

Có một anh nông dân đang cày ruộng. Đến trưa, vợ anh ta đến gọi về ăn cơm. Thấy vợ gọi riết quá, anh ta trả lời thật to:

     

– Để tôi giấu cái cày vào bụi cây này đã !

Về nhà, anh nông dân bị vợ trách :

– Ông giấu cày mà la to như thế, kẻ gian nó biết chỗ, lấy cày đi thì sao ?

Cơm nước xong, anh nông dân ra ruộng. Quả nhiên cày mất rồi. Anh ta liền chạy một mạch về nhà. Nhìn trước, nhìn sau chẳng thấy ai, anh ta ghé sát vào tai vợ thì thào :

– Nó lấy mất rồi !

Lời nhận định của người vợ thật không sai. Còn anh ta thì nên rút kinh nghiệm cho việc giấu cày của mình.

24 tháng 2 2019

a) Chú lính được cấp ngựa để làm gì ?

- Chú lính được cấp ngựa đế đi làm một công việc gấp.

b) Chú sử dụng con ngựa như thế nào ?

   

- Chú sử dụng con ngựa theo cách sau : chú không cưỡi mà cứ vừa đi vừa đánh roi cho ngựa chạy và chạy theo sau nó.

c) Vì sao chú cho rằng chạy như thế nhanh hơn cưỡi ngựa ?

- Khi nhiều người ngạc nhiên hỏi chú sao không cưỡi ngựa thì chú trả lời là chạy bộ cỏ sáu cẳng nhất định phải nhanh hơn là cưỡi ngựa chỉ có bốn cẳng.

22 tháng 7 2019

Gieo trồng là công việc nhà nông, họ phải chăm bón cây lúa để lúa tốt, lúa đem lại mùa vàng bội thu, no ấm. Thế nhưng, cấy trồng và chăm sóc lúa không có kĩ thuật thì sẽ dẫn đến kết quả xấu. Chúng ta hãy suy ngẫm câu chuyện Kéo cây lúa lên. Chuyện thế này:

Có một chàng ngốc ra thăm đồng. Thấy ruộng nhà mình lúa xấu hơn ruộng bên, anh ta bèn lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người, về nhà, anh ta khoe với vợ:

— Lúa nhà ta xấu quá. Hôm nay, tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi.

Chị vợ ra đồng xem sao thì thấy lúa nhà mình đã héo rũ. Thật là một câu chuyện khôi hài về việc làm của chàng ngốc nọ.

18 tháng 4 2019

Hằng ngày, em được nghe hoặc chứng kiến rất nhiều câu chuyện. Mỗi câu chuyện đã để lại cho em một bài học sâu sắc. Câu chuyện "không nỡ nhìn" mà cô giáo đã kế cũng làm em suy nghĩ. Chuyện như thế này:

Trong suốt chuyến đi xe buýt đông người, có anh thanh niên đang ngồi lấy hai tay ôm mặt. Một bà cụ đứng cạnh bên thấy thế liền hỏi:

– Cháu nhức đầu à? Cần xoa dầu không? Cụ có mang theo dầu đây.

Anh thanh niên liền nói khẽ:

– Không ạ! Cháu không nỡ ngồi nhìn các cụ già và phụ nữ phải đứng.

Câu chuyện đã nói lên sự thờ ơ, lãnh đạm của anh thanh niên nọ. Anh thiếu quan tâm đến cụ già, không nhường ghế cho cụ già, nhưng lại giả nhân, giả nghĩa. Câu chuyện cũng thể hiện lòng nhân ái của cụ già trên xe. Tuy không được anh thanh niên nhường ghế nhưng cụ rất quan tâm đến anh thanh niên. Cụ như một tấm gương sáng cho anh thanh niên nọ và mọi người cùng đi trên xe noi theo.