K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Bạn tham khảo :

1. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân đoạn

a. Giải thích
+ Học tủ là gì?
+ Học vẹt là gì?

b. Thực trạng
Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học
c. Nguyên nhân
+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có
+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số
+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề

d. Hậu quả
+ Học sinh hổng kiến thức
+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng

e. Giải pháp
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh
+ Tạo điều kiện phát triển thực tế
+ Học sinh cần có ý thức học tập

3. Kết đoạn

Kết luận vấn đề

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức gây tổn thương đến người bạn của mình. Hiện nay bạo lực học đường diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức. Có thể là bạo lực bằng hành động, dùng các đồ vật để gây thương tích lên thân thể nạn nhân. Hoặc đó có thể là bạo lực ngôn từ dẫn đến trầm cảm và tổn thương cho tâm hồn. Nhưng dù dưới hình thức nào sử dụng bạo lực cũng là hành vi thiếu đạo đức. Nguyên nhân của vấn nạn này là do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa. Bên cạnh đó còn có yếu tố thiếu sự quan tâm của gia đình và sự giáo dục đúng đắn của nhà trường. Hàng năm có đến chục nghìn vụ bắt nạt học đường, rất nhiều em học sinh vì việc bạo lực mà bỏ dở tương lai. Vì thế, nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề. Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái khi con em mình có biểu hiện bạo lực. Và tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này. Hãy chung tay vì một môi trường học đường lành mạnh, tích cực.

10 tháng 8 2023

Dàn ý:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến.

* Bàn luận vấn đề

- Bạo lực học đường là gì?

+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

+ Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

+ Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thực trạng bạo lực học đường:

+ Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy với người khác.

+ Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

+ Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

+ Thầy cô xúc phạm đến học sinh.

+ Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh

- Nguyên nhân:

+ Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

+ Chưa có sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

+ Ảnh hưởng từ các trò chơi, phim ảnh bạo lực.

- Hậu quả.

+ Với người bị bạo lực: Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

+ Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.  Mọi người chê trách, xa lánh.

- Cách khắc phục:

+ Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.

+ Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để học sinh thấy được tác hại của bạo lực học đường.

+ Bản thân mỗi học sinh cũng cần ý thức những nguy hại của bạo lực học đường và tránh xa chúng.

- Liên hệ bản thân.

* Tổng kết vấn đề.

Đoạn văn gợi ý:

Có câu nói: "Bạo lực là dành cho thú hoang, thương thuyết là dành cho con người." Ấy thế nhưng ngày nay trong môi trường học tập lại tồn tại hiện tượng bạo lực học đường. Chính sự thiếu hiểu biết về cách giải quyết xung đột, về quyền bình đẳng con người, tôn trọng mỗi người xung quanh, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc của các bạn học sinh mà tạo nên hiện tượng tiêu cực không nên có này. Bạo lực học đường gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các bạn rất nhiều. Đồng thời, nó tạo ra những công dân có xu hướng thích bắt nạt, bạo lực người khác, có tính cách xấu và tâm hồn méo mó của đất nước trong tương lai; rồi từ đó nền văn minh của nhân loại càng ngày đi xuống. Mà để ngăn chặn điều đó, việc chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Cùng với đó, ai ai cũng cần rèn luyện tính biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ; đặc biệt là các bạn học sinh cần tích cực ham gia vào các hoạt động xã hội tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với bạn bè. Khép lại, bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó. Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh!

Tuệ Lâm

10 tháng 5 2022

Up

11 tháng 5 2022

up

17 tháng 12 2022

Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen –ri, nhân vật Xiu đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.Trong tác phẩm, Xiu là một trong hai nhân vật chính, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.Là một họa sỹ trẻ, cô cũng có những ước mơ đẹp, muốn vẽ được những tác phẩm để đời. Nhưng hoàn cảnh sống khó khăn đã buộc cô phải làm nghề chép lại những bức tranh nổi tiếng để kiếm sống qua ngày.Mặc dù Giôn-xi chỉ là bạn cùng phòng trọ, nhưng Xiu đã yêu thương cô ấy như em gái của mình. Khi Giôn-xi ốm nặng, cô đã chăm sóc Giôn-xi chu đáo. Để có tiền mời thầy thuốc, cô đã phải thức đêm nhiều hơn để chép tranh, đến nỗi khuôn mặt hốc hác hẳn đi. Khi Giôn-xi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chỉ nghĩ đến cái chết, Xiu rất lo lắng, sợ hãi. Cô đã dùng những lời lẽ dịu dàng để an ủi, động viên bạn. Thấy những lời nói của mình không thay đổi được suy nghĩ của Giôn-xi, cô đã nghĩ ra cách nói chuyện với cụ Bơ-men để may ra cụ sẽ giúp được Giôn-xi. Chính sự kiên nhẫn, sự chăm sóc và tình bạn chân thành của Xiu đã góp phần giúp Giôn-xi chiến thắng được bệnh tật, chiến thắng được sự yếu đuối, tuyệt vọng. Nhân vật Xiu giúp chúng ta hiểu được giá trị của tình bạn, hiểu được sức mạnh của tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua được những thời khắc đen tối nhất trong cuộc đời.Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm để người đọc hiểu được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn. Những lời nói, cử chỉ của Xiu được miêu tả kỹ càng, khiến ta cảm động về 1 tình bạn chân thành.Có thể nói, nhân vật Xiu đã cho chúng ta một bài học về tình yêu thương con người, về tình bạn cao đẹp giữa những con người nghèo khổ.

17 tháng 12 2022

1.     M đon:

      Trong truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen –ri, nhân vật Xiu đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.

2.  Thân đoạn:

+ Vai trò của nhân vật trong tác phẩm:

Trong tác phẩm, Xiu là một trong hai nhân vật chính, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm: tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ.

+ Hoàn cảnh của nhân vật:

Là một họa sỹ trẻ, cô cũng có những ước mơ đẹp, muốn vẽ được những tác phẩm để đời. Nhưng hoàn cảnh sống khó khăn đã buộc cô phải làm nghề chép lại những bức tranh nổi tiếng để kiếm sống qua ngày.

+ Những phẩm chất, đặc điểm tiêu biểu của nhân vật.

Mặc dù Giôn-xi chỉ là bạn cùng phòng trọ, nhưng Xiu đã yêu thương cô ấy như em gái của mình. Khi Giôn-xi ốm nặng, cô đã chăm sóc Giôn-xi chu đáo. Để có tiền mời thầy thuốc, cô đã phải thức đêm nhiều hơn để chép tranh, đến nỗi khuôn mặt hốc hác hẳn đi. Khi Giôn-xi rơi vào tình trạng tuyệt vọng, chỉ nghĩ đến cái chết, Xiu rất lo lắng, sợ hãi. Cô đã dùng những lời lẽ dịu dàng để an ủi, động viên bạn. Thấy những lời nói của mình không thay đổi được suy nghĩ của Giôn-xi, cô đã nghĩ ra cách nói chuyện với cụ Bơ-men để may ra cụ sẽ giúp được Giôn-xi. Chính sự kiên nhẫn, sự chăm sóc và tình bạn chân thành của Xiu đã góp phần giúp Giôn-xi chiến thắng được bệnh tật, chiến thắng được sự yếu đuối, tuyệt vọng.

+ Giá trị của nhân vật trong TP:

Nhân vật Xiu giúp chúng ta hiểu được giá trị của tình bạn, hiểu được sức mạnh của tình yêu thương sẽ giúp con người vượt qua được những thời khắc đen tối nhất trong cuộc đời.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả kết hợp với biểu cảm để người đọc hiểu được tâm trạng lo lắng của Xiu dành cho bạn. Những lời nói, cử chỉ của Xiu được miêu tả kỹ càng, khiến ta cảm động về 1 tình bạn chân thành.

3.  Kết: tình cảm của mình đối với nhân vật

Có thể nói, nhân vật Xiu đã cho chúng ta một bài học về tình yêu thương con người, về tình bạn cao đẹp giữa những con người nghèo khổ.

28 tháng 1 2021

1. Mở bài

Tự học là một trong những thói quen tốt mà ai cũng cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự học là việc mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc.

b. Phân tích

Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau.

Tự học ngoài việc giúp chúng ta có thêm kiến thức còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì đó là một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng thì mới cho kết quả tốt như mong muốn.

c. Dẫn chứng

Mạc Đĩnh Chi vốn là đứa trẻ nhà nghèo nhưng tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học nên mặc dù phải bắt đom đóm làm đèn nhưng cuối cùng ông đã thi đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới thời nhà Trần.

Trong thực tế, một tấm gương tự học không thể không nhắc đến đó là Bác Hồ. Từ một người lao động bình thường nhưng với tinh thần ham học hỏi của mình, Bác không chỉ thông thạo nhiều thứ tiếng mà còn tìm ra con đường cách mạng giúp nước nhà dành được độc lập.

d. Phản biện

Bên cạnh những tấm gương, những con người có tinh thần tự học đáng khen ngợi thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Tự học là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần phải rèn luyện để nâng cao kiến thức cũng như giúp ích cho xã hội.

 

Câu 1 :

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

18 tháng 4 2017

2.

Hiện nay các học sinh thường học theo cách học tủ, học vẹt mà không quan tâm tới tác hại mà nó gây ra vô cùng to lớn. Học tủ là cách học mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Còn học vẹt là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập, mang danh nghĩa là học nhưng lại chẳng có tí kiến thức gì. Học vẹt khi chúng ta không hiểu bài mà lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Nếu học sinh mà học theo cách học tủ, học vẹt thì sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn của mình. Học sinh học giỏi lý thuyết mà thực hành lại kém, kiến thức tốt nhưng giao tiếp lại tệ, có tri thức nhưng văn hóa lại ít. Thử hỏi người như vậy thì sao có thể thành công trong cuộc sống và trên con đường mình đang chọn. Vì vậy cách học đó cần được hạn chế và loại bỏ trong suy nghĩ và thực trạng hiện nay của học sinh và phụ huynh bởi nó gây ra tác hại rất lớn đối với mỗi người học sinh như chúng ta.

25 tháng 8 2017

2)Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.

13 tháng 5 2020

Google thẳng tiền

13 tháng 5 2020

hỏi từ điển Google

12 tháng 2 2017

Muốn chiếm lĩnh được tri thức cần có phương pháp khoa học thay vì việc học tủ và học vẹt. Học vẹt là học chay, học không khoa học, tràng giang đại hải, học theo kiểu bắt chước một cách vô thức, không hiểu bản chất của vấn đề. Còn học tủ là lối học lỏi, chọn phần tiếp thu nhanh để học. Hai lối học tai hại này đều gây ra hậu họa khôn lường. Học tủ có thể bị "lệch tủ", "trật tủ" và khả năng bị điểm liệt, điểm yếu rất báo động. Học vẹt khiến cho học sinh rỗng kiến thức và làm mất đi lối tư duy phân tích, tổng hợp vấn đề. Cả hai cách học này đều khiến học trò bị mất phương hướng, và hoàn toàn trống rỗng khi học. Kiến thức thực sự, khả năng sáng tạo và phát triển trí tuệ sẽ không được bị triệt tiêu bởi hai phương pháp học tủ và học vẹt lệch lạc, phiến diện.