K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những người lính trong thời kháng chiến chống Mỹ là đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng. Chính Hữu cũng góp vào kho tàng ấy một tác phẩm tiêu biểu là bài thơ "Đồng chí"Chính Hữu Sinh năm 1926 mất năm 2007 tên thật là Trần Đình Đắc quê ở huyện Cam Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông vừa là nhà thơ vừa là người chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính Hữu chủ...
Đọc tiếp

Những người lính trong thời kháng chiến chống Mỹ là đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng. Chính Hữu cũng góp vào kho tàng ấy một tác phẩm tiêu biểu là bài thơ "Đồng chí"

Chính Hữu Sinh năm 1926 mất năm 2007 tên thật là Trần Đình Đắc quê ở huyện Cam Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông vừa là nhà thơ vừa là người chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính Hữu chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh. Thơ của ông mộc mạc giản dị giàu chất hiện thực cảm xúc dồn nén hình ảnh và ngôn ngữ có chọn lọc hàm xúc. Năm 2000 ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật các tác phẩm tiêu biểu như "Đầu súng trăng treo", "Ngọn đèn đứng gác",..

Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội của mình tham gia vào Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông đã đánh bại cuộc chiến công với quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ được in trong tập thơ Đầu Súng Trăng Treo 1966.

Về bố cục bài thơ có thể chia làm 2 phần. Phần thứ nhất gồm 7 câu thơ đầu nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí và phần thứ hai gồm 13 dòng thơ còn lại là biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Các câu thơ đã phản ánh chân thực và sâu sắc nội dung của bài thơ.

Bài thơ đã thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân từ miền quê nghèo có ra đi cùng chung nhiệm vụ mục đích và lý tưởng chiến đấu cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ với nhau. Bên cạnh đó vượt lên trên những gian khổ khó khăn thiếu thốn là tình đồng chí đã vượt lên để chiến thắng kẻ thù.

Thêm vào đó bài thơ cũng thành công bởi sự phối hợp nghệ thuật một cách đặc sắc. Đó là thể thơ tự do hình ảnh thơ chân thực giản dị ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc sử dụng các thành ngữ câu thơ sóng đôi đối xứng và một loạt các biện pháp liệt liệt kê ẩn dụ.

Có thể nói đồng chí là thành công sớm nhất của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Nó đã góp phần mở ra phương hướng khai thác rất thương và vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị đời thường chân thật.

Gắn với tên tuổi của nhà thơ Chính Hữu là bài thơ Đồng Chí. Kháng chiến đã đi xa có những người phải vùi mình ở nơi đất khách quê người cũng có những người sống sót trở về Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì những người lính vẫn sẽ hướng về với nhau hướng về tình đồng đội cao đẹp năm nào. Bởi lẽ đó mà dù thời gian có trôi nhanh thế nào thì bài thơ Đồng chí vẫn sẽ để lại trong lòng bạn đọc dấu ấn khó phai.

0
13 tháng 11 2021

''Những ngoi sao xa xoi''- Le Minh Khuê

NG
22 tháng 1

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ngoài tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, còn có tác phẩm "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. Cả hai tác phẩm đều viết về đề tài lao động sản xuất nhưng mỗi tác phẩm lại có những nét đặc sắc riêng.

"Lặng lẽ Sa Pa" khắc họa chân dung người lao động mới, tiêu biểu là anh thanh niên làm khí tượng kiêm vật lí địa cầu ở đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao, say mê công việc, có ý thức tự học, tự rèn luyện. Anh cũng là một người có tâm hồn trong sáng, yêu đời, luôn lạc quan, yêu mến cuộc sống.

"Đoàn thuyền đánh cá" là một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động trên biển đồng thời thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta trước những thành quả lao động của nhân dân. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hiện lên thật đẹp, thật khỏe khoắn, đầy sức sống. Họ là những người lao động cần cù, gan dạ, luôn hăng say lao động, cống hiến cho quê hương, đất nước.

Từ nội dung của hai tác phẩm trên, ta có thể thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Đó cũng là trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn những thành quả lao động của cha ông. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Bài làm

"Từ hai tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" và "Đoàn thuyền đánh cá", ta thấy rằng mỗi con người đều có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Đó là trách nhiệm lao động, cống hiến để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Mỗi người cần phải có ý thức trách nhiệm, tích cực lao động, học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và phát triển đất nước."

11 tháng 12 2016

Lớp 9?Mình muốn giúp nhưng mà chưa học đến mức đấy!

16 tháng 3 2017
Dàn ý

A. Mở bài

Giới thiệu về hoàn cảnh gặp gỡ ( không gian, địa điểm, thời gian, nhân vật)

   

B. Thân bài: Diễn biến cuộc gặp gỡ

Khắc họa hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm chiến tranh kết thúc.

+ Giọng nói, tiếng cười, trang phục, lời nói...

Tưởng tượng ra cuộc trò chuyện với người lính lái xe

- Trao đổi về hoàn cảnh chiến đấu thời chống Mĩ khốc liệt như thế nào

- Hỏi về cảm xúc của người lính lái xe khi phải đối mặt với hiểm nguy

- Khi không có các phương tiện còn giặc lại có vũ khí hiện đại tối tân làm thế nào chúng ta có thể chiến thắng được

- Bày tỏ suy nghĩ về chiến tranh, về những trang sử hào hùng của cha ông

C. Kết bài

Khoảnh khắc chia tay người lính lái xe, ấn tượng về nhân vật và giấc mơ.

Bài mẫu

“Không có kính là xe không có kính”… À “Không có kính bởi xe có kính”… Không phải... Aaa… Sao mãi không thuộc vậy? Tôi tức tối ném cuốn sách giáo khoa vào góc bàn không học nữa. Tôi đi ngủ nhưng không hiểu sao tôi lại đi lạc giữa một rừng. Ddang lo lắng, sợ hãi tôi gặp một ông già mặc bộ quân phục xanh. Ông giới thiệu ông là bộ đội, nay tìm về chiến trướng xưa để thăm bạn.

Tôi vẫn chưa hết sợ hãi cho đến khi ông bảo sẽ giúp tôi tìm đường về nhà. Ông hỏi tôi sao lại lạc đến đây, một mình rất nguy hiểm. Lúc này tôi mới dám để ý kĩ đến ông. Ông có nụ cười thân thiện, tuy đã già nhưng trông ông vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh. Tôi hỏi ông là ai? Ông bảo cứ gọi ông là ông lính, ông là lính lái xe dọc tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ cứu nước. Năm 1969, ông hay lái xe qu tuyền đường Trường Sơn, tuyền đường huyết mạch nối liền Bắc Nam, kẻ thù hay tìm cách bắn phá để ngăn sự viện trợ của quân ta. Cánh rừng này là nơi bí mật trước kia ông với đồng đội nghỉ ngơi, tránh sự truy tìm cảu kẻ thù. Giờ đi theo đường mòn nhỏ kia là ra được đường quốc lộ, tôi có thế bắt xe về nhà. Tôi mừng quá, đi theo ông, vừa đi tôi vừa hỏi rất nhiều thứ.

- Ông ơi, thế hóa ra ông là những người lính trẻ giống như trong bài thơ của ông Phạm Tiến Duật ạ? Cháu chả tin là có nên học mãi bài thơ mà không thuộc.

- Ông cười hà hà: Đúng đấy cháu, không có thật sao có thể đi vào bài thơ.

- Tôi bảo: Chả nhẽ cái xe nào cũng mất kính, mất đèn hả ông? Thế thì lái làm sao được?

- Ông bảo: Đúng thế cháu ạ. Thực tế còn có những chiếc xe bị hỏng hóc nặng hơn trong bài thơ viết nữa cơ. Cuộc chiến ấy thực sự khốc liệt. Ông và đồng đội đã lái xe vượt qua bao bom đạn của kẻ thù. Có lúc chúng bắn phá vào xe, có lúc lại dội bom làm hỏng đường. Xe chạy liên tục hàng nghìn cây số, từ ngày này qua ngày khác. Mà đường ngày ấy toàn đất đá, không phải trải nhựa như bây giờ. Vì vậy các xe đều hư hỏng vài bộ phận cháu ạ. Vẫn lái tốt… Ông cười hà hà tự hào

Tôi càng nghe càng hứng thú, tôi tỏ ý muốn ông kể cho tôi nghe về những người lính, những chiếc xe của ông. Ông vui vẻ đồng ý. Ông nhắc tôi đi theo ông, đi cẩn thận, vừa đi ông vừa kể.

- Những năm tháng ấy là những năm tháng không thể nào quên. Khó khăn gian khổ những đầy tự hào. Quân Mĩ không chỉ phá đường còn đốt rừng, phá hủy nơi ẩn nấp của bộ đội ta. Ông cùng các bạn ngày đêm lái xe để viện trợ cho anh em trong miền Nam ruột thịt. Đường bị bom phá thì các ông nhờ đến các cô gái thanh niêm xung phong dẫn đường. Đấy cháu xem, như thế thì người con vỡ còn xước huống chi là xe. Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi là vì lẽ đó. Lái xe không kính cũng vui lắm cháu ạ, gió táp vào mặt mát rượi, không cần quạt gió. Có bụi bẩn thì dùng tay xoa một cái là xong. Bụi phủ trắng cả tóc, mặt mũi thì lấm lem, nhưng ông và các bạn vẫn vui vẻ, hăng hái lái xe lắm. Có vài người châm điếu thuốc phì phèo, trêu đùa cười ha ha lấn át cả tiếng bom đạn cháu ạ. Giờ các cháu trẻ cứ thích tắm mưa mà không được vì bố mẹ mắng chứ trước các ông tắm mưa suốt. Ở đây, cứ mưa là mưa rất to, mưa ngấm vào da vào thịt làm các ông tê tái. Đi xe trong đêm mà gặp hôm sương muối nữa thì da thịt như có kim châm ấy cháu ạ. Lạnh, đói, rét các ông ngồi sát vào nhau để truyền nhiệt. Nhưng vì miền Nam, vì Tổ Quốc các chú lại tặc lưỡi đùa với nhau, lát nữa gió lùa là khô nhanh thôi. Xe không kính cũng có cái hay của nó cháu ạ. Các ông có thể thoải mái ngắm chim bay, ngắm sao trời. Gặp đồng đội chả cần xuống xe mà vẫn có thể bắt tay nhau. Khổ nhọc mà vui cháu ạ. Có gian khổ mới biết trân trọng những lúc an bình. Đó là những giây phút ông cùng đồng đội nấu cơm chung, ăn chung. Lúc nấu cơm cũng cần cẩn thận, nấu bằng bếp Hoàng Cầm để khói không bay lên. Khói mà bay lên địch phát hiện ra ngay, chúng sẽ mang trực thăng đến thả bom là nguy. Các ông cứ gặp được nhau là quý cháu ạ, coi nhau như anh em một nhà, như người trong gia đình hết. Nhưng đáng tiếc thay, giờ đội lái xe ấy chỉ còn ông và một ông nữa đang nằm ở bệnh viện… Mà sao cháu lại khóc? Không phải sợ, kìa, ông cháu mình ra đến đường lớn rồi.

Tôi lắc đầu, ông ơi, cháu cảm động quá, cháu thực sự rất khâm phục các ông. Các ông vĩ đại quá, các ông thật anh hùng. Vậy mà… Có một bài thơ cháu cũng không chịu khó học. Ông lại cười thích thú… Ông xoa đầu tôi…

Tôi choàng tỉnh. Ồ, hóa ra là một giấc mơ những giấc mơ này thật chân thực. Cuốn sách giáo khoa vẫn ở kia. Tôi bồi hồi kết nối lại toàn bộ giấc mơ. Tôi cầm sách lên, trân trọng từng con chữ. Lạ thật, chỉ một lát sau tôi đã thuộc lòng cả bài thơ, tôi còn hiểu hết nội dung ý nghĩa của bài thơ nữa chứ:

   “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

   Chỉ cần trong xe có một trái tim”