K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2016

nek [HSG Văn 6] Kỳ thi học sinh giỏi lớp 6 môn ngữ văn Huyện ...

bấm vào đó

14 tháng 3 2016

Ai giải giúp mk nha trình bày rĩ ràng giúp mk nha 

 Sau đây là đoạn văn trích trong văn bản Cô Tô:Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng...
Đọc tiếp

 

Sau đây là đoạn văn trích trong văn bản Cô Tô:Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.                                                                                      ( Nguyễn Tuân)          Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nói về cái hay của đoạn trích trên.Câu 3: (10,0 điểm)          Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau.          Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc.                         AI GIÚP MK VỚI 
1
26 tháng 4 2016

Câu 1:* Gợi ý: 
+ Biện pháp so sánh :
- Chân trời, ngấn bể như tấm kính ...-> Gợi khung cảnh biển trời sau trận bão với vẻ đẹp sáng trong, tinh khôi, là phông nền cho MT xuất hiện
-mặt trời mọc trên biển- tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn-> Hình ảnh so sánh đặc sắc, rất gần gũi chân thực -> giúp người đọc vừa thấy được hình dáng tròn trĩnh, phúc hậu vừa hình dung được màu sắc đỏ tươi, rực rỡ, hồng hào thăm thẳm, kích thước kì vĩ của quả trứng thiên nhiên.
+ Nhân hóa: mặt trời phúc hậu, mâm lễ phẩm tiến ra.., mừng cho...
+ ẩn dụ: mâm bạc ( mặt biển) -> gợi hình dáng, màu sắc của biển khi mặt trời mọc, kích thước kì vĩ của thiên nhiên.
+ So sánh: Cảnh mặt trời mọc ( trứng hồng – mâm bạc) – mâm lễ phẩm -> giúp người đọc hình dung được nghi lễ của bữa đại tiệc mang tầm vóc vũ trụ. Sự so sánh vừa đúng với cảnh mặt trời mọc vừa gợi sự trang trọng, uy nghi của thiên nhiên biển cả.
-> Thể hiện sự giao cảm lớn của nhà văn với thiên nhiên vũ trụ,sự say mê với cái đẹp, tình cảm yêu mến, trân trọng người lao động -> khơi gợi tình yêu thiên nhiên đất nước

5 tháng 4 2016

Có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau và dồng sông thu Bồn. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng cây bạt ngàn,đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.

15 tháng 1 2018

Có thể cảm nhận được vẻ đẹp trù phú của vùng sông nước Cà Mau và dồng sông thu Bồn. Đó là một nơi có khung cảnh thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ - nơi có những dòng sông rộng lớn và rừng cây bạt ngàn,đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.

16 tháng 4 2016

Hôm nay em đi học sớm hơn thường lệ.  Từ xa, em đã nhìn thấy ngôi trường thân yêu lấp ló sau những hàng cây xanh.

Ngôi trường của em rất to và đẹp, nó được đặt ngay ở khu trung tâm của xã. Con đường dẫn vào trường được đổ bê tông phẳng lì. Hai bên đường là những hàng bạch đàn thẳng tắp, cao vút, cành lá lao xao như vẫy chào chúng em tới trường. Bước qua cổng trường, em đã gặp ngay bác trống nằm tròn vo trên giá ngay cạnh phòng bác bảo vệ. Có lẽ vì chưa có ai đánh thức nên bác vẫn còn ngủ say. Sân trường lát gạch đã được các bạn trực ban quét dọn sạch sẽ nên càng rộng thênh thang. Giữa sân trường, mấy cây bằng lăng đã nở hoa tím ngát. Đằng kia là bác sà cừ già, cành lá sum sê che rợp cả góc sân cho chúng em vui chơi thoả thích. Trên đỉnh cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay như đùa vui trong gió.

Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm gọn lấy sân trường.Các phòng học đều được quét vôi vàng, cửa sổ sơn xanh rất đẹp.Phòng học nào cũng rộng rãi, thoáng mát và được trang trí giống nhau. Bàn ghế trong các phòng học cũng được kê ngay ngắn thẳng hàng. Vì thế, đã có rất nhiều bạn vào nhầm lớp nếu không chú ý đến tấm biển nhỏ được treo trên cửa lớp. Toàn bộ khu trường hiện ra trước mắt em, tất cả đều sáng lên trong nắng sớm. Cái không khí tấp nập, ồn ào cứ dần dần rộ lên bao trùm cả khu trường.Gió như thổi mạnh lên trên những tán lá bàng. Ông mặt trời chiếu tia nắng đầu tiên xuống sân trường làm những giọt sương mai còn đọng trên khóm hoa mẫu đơn long lanh như hạt ngọc. Rồi mọi người cũng đã đến đông đủ. Tiếng bác trống trường lại vang lên quen thuộc giục chúng em vào lớp.

Có lẽ đã rất lâu em mới lại có dịp ngắm kĩ quang cảnh trường em trước buổi học để cảm nhận hết tình cảm sâu đậm của mình với mái trường thân yêu.



 

16 tháng 4 2016

mình xin lỗi bạn nha

mình ghi nhần địa chỉ

chứ câu hỏi bn đưa ra khó quá mik ko có bik lm

28 tháng 4 2016

1/ Khi bị người khác xâm phạm đến chỗ ở của em, em sẽ gọi điện thoại báo cho bố mẹ hoặc báo cho công an xã, phường, dùng biện pháp ngăn không cho người là xâm nhập vào nhà,...Vì nếu để người lạ xâm nhập vào nhà thì họ sẽ biết thông tin cá nhân của bố mẹ hoặc em. Họ sẽ cướp của cũng có khi giết người.

2/ Theo em, Nam đã quy phạm quyền. Nếu học cùng lớp với Nam, em sẽ không để Nam chặn đánh bạn lớp trưởng, bào cho bố mẹ Nam biết để đề phòng Nam và giúp Nam sửa lại lỗi lầm, báo cho thầy/ cô giáo chủ nhiệm để căn dặn Nam một số điều mà Nam đã gây ra. Giúp Nam khắc phục sai phạm là điều dĩ nhiên mà học sinh chúng ta nên làm.

(khog hay tkjj tkojj nka bn, có tkac mắc j cứ hoj, chúc bn hc tốt)banhqua

26 tháng 1 2016

1. Dân cư nước ta phân bố đều

a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)

- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2

            + Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2

- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp

+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.

+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2

- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,

b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.

- Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).

            - Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên  26,9 % (2005).

2. Nguyên nhân:

- Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.

- Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.

- Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.

 - Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.

- Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.

 3. Hậu quả và hướng giải quyết

a. Hậu quả:

Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

b. Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.

- Hạn chế di dân tự do.

 

15 tháng 3 2016

để có thể đưa nước việt nam vươn cao vươn xa chúng ta chỉ còn cách học tập nếu ko học làm sao kiếm dược đồng tiền nuôi bản thân làm sao có thể giao lưu với cấc cường quóc năm châu vì vậy chúng ta phải học văn hóa đạo đức đẻ trở thanh một con người hoàn chỉnh đó là nhờ công sức học tập của chúng ta 

15 tháng 3 2016

tick cho tớ nha cậu leuleu

23 tháng 4 2016

Bn hỏi gì thế?

23 tháng 4 2016

Câu hỏi đâu??? @@@

23 tháng 4 2016

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

26 tháng 1 2016

1. Vai trò:

 Nước ta với ¾ diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Vì vậy, rừng không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an toàn cho vùng đồng bằng.

2. Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có, nhưng đang bị suy thoái.

a. Biến động diện tích rừng ở nước ta

- Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng lên 12,7 triệu ha (2005) so với 7,2 triệu ha

 (1983), nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

            - Năm 1943, loại rừng giàu của cả nước có gần 10 triệu ha (chiếm 70% diện tích rừng), hiện còn rất ít.

            - Diện tích rừng tuy có tăng, nhưng hiện tại phần lớn là rừng non mới phục hồi và rừng trồng chưa khai thác được. Có tới 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

            b. Nguyên nhân

            - Do khai thác gỗ cho nhu cầu công nghiệp, dân dụng và xuất khẩu.

            - Chặt phá rừng lấy củi đốt.

            - Du canh, du cư, mở rộng diện tích canh tác.

- Đốt rừng làm rẫy, một phần diện tích rừng bị phá để ấy đất trồng cây công nghiệp.

c. Phân loại

- Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, có tác dụng rất lớn đối với việc điều hòa nước sông, chống lũ, chống xói mòn. Dọc theo dải ven biển miền Trung rất dài là các cánh rừng chắn cát bay, còn ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có các dải rừng chắn sóng.

- Rừng đặc dụng là các vườn quốc gia: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên …, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dữ trữ sinh quyển, các khu bảo tồn văn hóa, lịch sử  và môi trường.

- Rừng kinh doanh, sản xuất là rừng phục vụ cho nhu cầu sản xuất cho nền kinh tế.

3. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

Bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

            a. Ngành trồng rừng

- Cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung.

- Chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy (mỡ, bồ đề, nứa…), rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa…

            b. Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

- Mỗi năm, nước ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 10 triệu cây nứa.

            - Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán.

- Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.

- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển chủ yếu với sự giúp đở của Thụy Điển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (tỉnh Đồng Nai).