K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2022

D

3 tháng 5 2022

D

10 tháng 1 2023

- Vai trò: Là hoạt động dịch vụ quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; đồng thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Đặc điểm: Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, trình độ phát triển kinh tế, quy mô dân số, toàn cầu hóa, tiến bộ khoa học - công nghệ,…

- Ngành thương mại trên thế giới ngày càng phát triển và phân bố ngành rộng khắp nhưng khác nhau giữa các nước, khu vực trên thế giới.

27 tháng 10 2017

Đáp án là C

Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (ở tình trạng nhập siêu)

28 tháng 9 2017

- Khái niệm: Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua. (0,25 điểm)

- Vai trò

+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng. (0,25 điểm)

+ Nội thương phát triển góp phần đẩy manh chuyên môn" hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ. (0,25 điểm)

+ Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn. (0,25 điểm)

9 tháng 2 2017

a, Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

b, Vai trò

- Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại còn có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.

- Nội thương phát triển góp phần đẩy manh chuyên môn" hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.

- Ngoại thương phát triển góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

7 tháng 11 2023

- Nội thương:

+ Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.

+ Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng.

+ Việc mua bán hàng hóa thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.

+ Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền thống.

- Ngoại thương:

+ Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới.

+ Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hóa.

+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm.

- Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Canada,...

- Hiện nay các quốc gia thuộc một khu vực có xu hướng liên kết với nhau và hình thành các tổ chức thương mại khu vực như EU, USMCA, MERCOSUR, ASEAN, APEC,....

3 tháng 2 2023

Ví dụ: Động Phong Nha: Khám phá vẻ đẹp kỳ quan đệ nhất động

Động Phong Nha là điểm đến hấp dẫn mà mọi tín đồ đam mê khám phá không nên bỏ lỡ. Tại đây, bạn không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên non nước hữu tình, đẹp như tranh vẽ mà còn được tận mắt khám phá bàn tay kỳ diệu của tạo hóa từ thuở xa xưa.

Động Phong Nha nằm trong vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, là Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới về phía Tây Bắc khoảng 45km.

Trong các hang động thì Phong Nha thật sự nổi bật nhất với chiều dài khảo sát lên tới gần 8km, có nhiều hang động đẹp, thạch nhũ bắt mắt. Tất cả làm nên vẻ đẹp hùng vĩ, mang tới cảm giác lý thú, thư thái và dễ chịu cho du khách tới đây tham quan.

- Thương mại: là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Vai trò:
+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.
+ Thương mại được chia thành hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
Nội thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

2 tháng 4 2017

- Thương mại: là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng thông qua việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Vai trò:
+ Hoạt động thương mại có vai trò điều tiết sản xuất. Ngành thương mại phát triển giúp cho sự trao đổi được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hóa. Hoạt động thương mại có vai trò hướng dẫn tiêu dùng.
+ Thương mại được chia thành hai ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
Nội thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong một quốc gia. Nội thương phát triển góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng và lãnh thổ.
Ngoại thương: Làm nhiệm vụ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia. Sự phát triển của ngành ngoại thương góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới rộng lớn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 9 2023

* Vai trò của ngành thương mại

- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.

- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

* Đặc điểm của ngành thương mại

- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:

+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.

+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.