K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2017

Các khu vực trong nhà bếp được sắp xếp, quy hoạch theo đúng một chuẩn mực là các nhóm đồ có cùng tác dụng hoặc cùng phụ trợ được xếp cùng với nhau nhằm tạo sự thuận tiện khi nấu ăn, rửa bát, chế biến,… tạo sự thống nhất và trợ giúp lớn nhất có thể cho người nấu.

6 tháng 12 2019

- Cách sắp xếp thích hợp:

      + Tủ cất giữ thực phẩm (hoặc tủ lạnh) nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp;

      + Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm;

      + Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp;

      + Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

26 tháng 10 2017

- Số 1: tủ lạnh cất chứa thực phẩm chưa dùng.

- Số 2: nơi rửa bát.

- Số 3: bếp đun

- Số 4: nơi chứa thực phẩm chín.

- Số 5: nơi chế biến.

- Số 6: rác

- Số 7: thùng rác.

Cách sắp xếp trên chưa hợp lí do:

      + Nơi để đồ chín lại ở giữa nơi chế biến và bếp đun. Trong quá trình nấu nướng có thể để dây đồ sống vào đồ chín.

      + Bồn rửa bát cách xa nơi chế biến, làm vung vãi nước khi di chuyển.

      + Tủ lạnh gần bếp đun không an toàn.

28 tháng 4 2017

- Có 5 khu vực hoạt động trong nhà bếp, đó là: Cất giữ thực phẩm; nấu nướng; bày dọn thức ăn; sửa soạn thực phẩm; thái, rửa thực phẩm;…

- Cách sắp xếp thích hợp:

      + Tủ cất giữ thực phẩm (hoặc tủ lạnh) nên đặt gần cửa ra vào nhà bếp;

      + Bàn sơ chế nguyên liệu đặt ở khoảng giữa tủ cất thực phẩm và chỗ rửa thực phẩm;

      + Bếp đun đặt vào một góc của nhà bếp;

      + Cạnh bếp đun nên đặt kệ nhỏ để các loại gia vị dùng cho việc nấu nướng và bàn để thức ăn vừa chế biến xong.

- Chú ý:

      + Nên đặt bồn rửa ở khoảng giữ tủ cất thực phẩm và bếp đun.

      + Tủ chức thức ăn, bếp và nới dọn thức ăn được tạo thành một tam giác đều để tiện việc đi lại, di chuyển và ít tốn thời gian. Nếu nhà bếp quá hẹp nên đặt thẳng hàng.

      + Để nối lền các khu vực làm việc nêu trên, cần có những tủ, ngăn chứa tất cả những đồ dùng cần thiết; những tủ này có thể dài hay ngắn tùy theo nhà bếp rộng hay hẹp.

      + Chiều cao của tất cả tủ, bồn rửa phải vừa tầm tay, trung bình 80 cm, chiều rộng khoảng 60 cm.

      + Bề mặt của tủ, bồn rửa nên làm bằng nhôm hay gạch men hoặc đá mài cho dễ lau chùi.

28 tháng 11 2018

- Số 1: tủ lạnh cất giữ thực phẩm ở gần cửa ra vào

- Số 2: Bồn rửa bát ở giữa tủ lạnh và bếp đun.

- Số 3: bếp đun

- Số 4: tủ đựng đồ

- Số 5: tủ đựng gia vị trên bếp đun.

- Cách sắp xếp chữ U là sự kếp hợp của cả 2 cách là dạng chữ I và dạng song song nên có được sự ưu điểm cả 2. Cách sắp như trên đã tạo được sự hợp lí khi tạo được sự thuận tiện lẫn nhau trong quá trình nấu nướng.

29 tháng 3 2019

Đáp án: C. Nên đặt kệ gia vị gần bếp giúp thuận tiện cho việc nấu ăn.

10 tháng 6 2018

- Những đồ dùng điện trong nhà bếp: nồi cơm điện, bếp từ, nồi hấp, nồi áp suất,…

- Cách sử dụng và bảo quản:

Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.

30 tháng 1 2018

- Đồ dùng bằng nhôm và gang: Nồi đun, thìa, đũa, chảo,…

- Cách sử dụng và bảo quản:

Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo;

Không để ẩm ướt;

Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đồ chùi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén, bát;

Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối, axit,… lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc gang.

8 tháng 12 2018

- Một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp: Nồi cơm điện, bếp từ, lò vi sóng, nồi hầm,…

- Cách sử dụng và bảo quản:

      + Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

      + Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

      + Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.

7 tháng 2 2019

Đáp án: D