K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trình bày sự phân bố dân cư nước ta? GIẢINước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi....
Đọc tiếp

Trình bày sự phân bố dân cư nước ta?

GIẢI

Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

2
11 tháng 12 2016

Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

12 tháng 12 2016

Trình bày rất khoa học

8 tháng 3 2021

Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.

Vùng nào nước ta có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm ?

- Đồng bằng sông cửu long, Đông nam bộ ,Nam trung bộ , Tây nguyên .

20 tháng 12 2016

*Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí:

+Giáp với BTB và ĐBSH, với TQ, với Lào, tạo điều kiện để giao lưu, trao đổi hàng hóa...

+ Tiếp giáp với vùng ĐBSH, là một vùng có kinh tế phát triển năng động => TDVMNBB phát triển theo

+ Phía Đông Nam tiếp giáp biển, tạo điều kiện thuận lợi để TDVMNBB phát triển kinh tế biển

- Địa hình: Chủ yếu là đồi núi -> Ptr cây công nghiệp (Ngoài ra còn một số thuận lợi khác nhưng quên cmnr)

- Khí hậu: NĐGM ẩm, có mùa đông lạnh và kéo dài, mùa hạ tương đối nóng tạo ĐK để ptr nông nghiệp với cơ cấu đa dạng

 

- Nước: Sông ngòi khá dày đặc, tương đối dốc -> tiềm năng về thủy lợi, thủy điện. Cung cấp nước để tưới tiêu cho nông nghiệp

- Đất: Fer => Ptr cây công nghiệp. Nhiều đồng cỏ rộng lớn => Ptr chăn nuôi gia súc.

- Rừng: Rộng lớn theo mô hình nông lâm kết hợp.

- Khoáng sản: Dồi dào, nhất là về than đá =>....

- Biển: Ptr kinh tế biển, du lịch, giao thông vận tải

* ĐK kinh tế- xã hội:

- Dân cư tương đối dồi dào, có kinh nghiệm...., có khả năng tiếp thu khoa học- kĩ thuật

-- Cơ sở vật chất- kĩ thuật ngày càng ptr, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện

- Có nhiều chính sách ưu tiên ptr kinh tế ở vùng TD và MN BB

- Thị trường tiêu thụ tương đối rộng lớn và ngày càng mở rộng

 

Trình bày sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
– Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Có cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
+ Cây chủ yếu: chè, trẩu, sở, hồi…
– Tây Nguyên:
+ Chủ yếu cây công nghiệp nhiệt đới, trên các vùng địa hình cao có cả cây cận nhiệt (chè).
+ Cây chủ yếu: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu…

Giải thích :

Có sự khác nhau giữa hai vùng vì do :

– Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Tây Nguyên có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài.
– Địa hình, đất…

Câu 1 : sự phân bố dân cư ở nuớc ta có đặc điểm gì ? tại sao lại có sự phân bố dân cư như vậy Câu 2: nguời lao động nuớc ta có đặc điểm gì ? tại sao nói giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nuớc ta câu 3: cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội cần có những biện pháp gì để...
Đọc tiếp

Câu 1 : sự phân bố dân cư ở nuớc ta có đặc điểm gì ? tại sao lại có sự phân bố dân cư như vậy

Câu 2: nguời lao động nuớc ta có đặc điểm gì ? tại sao nói giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nuớc ta câu 3: cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội cần có những biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này ? câu 4: phân tích các nguyên tố ảnh huởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nuớc ta ? nhân tố nào quan trọng câu 5 : phân tích các nhân tố ảnh huởng đền sự phát triển công nghiệp nuơc ta ? nhân tố nào quan trọng nhất câu 6: hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nuớc ta khá đa dạng câu7: trình bày vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ câu8: trình bày đặc điểm và ý nghĩa của vị trí địa lý đối với việc phát triển kinh tế - xã hội cuỉa trung du miền núi bắc bộ câu 9 : điều kiện tự nhiên của đồng bằng sông hồng có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội câu 10: trình bày dặc điểm tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên của tây nguyên
1
17 tháng 12 2018

Câu 1:

* Sự phân bố dân cư ở nc' ta không đồng đều và chưa hợp lí
- Phân bố khôg đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
VD: năm 2003 : ĐBSH là 1192ng/km2
Tây Nguyên la 84ng/km2
- Khôg đồng đều giữa thành thị và nông thôn
VD: năm 2007 : Thành thị chiếm khoảng 27%
Nông thôn chiếm khoảng 73%
- Khôg đồng đều giữa các vùng ngay trong đồng bằng or miền núi
* Giải thích:
- Do ở đồng bằg có địa hình bằg phẳng--->thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên, đk tự nhiên và kinh tế xã hội phát triển--->dan cư tập trung đông
- Do ở miền núi có địa hình khó khăn,đk tụ nhiên và kt xã hội cũg kém phát triển,, khí hậu,thời tiêtss khắc nghiệt,...----> ít dân cư
- Do số ng` ở tuổi sinh sản cao

27 tháng 12 2018

#THAM KHẢO

Cơ cấu dân số theo độ tuổi có những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:

- Lực lượng lao động dồi dào.
- Nhiều lao động trẻ.
- Số người bổ sung cho lực lượng lao động hằng năm lớn.
* Khó khăn:
- Vấn đề giải quyết việc làm, ổn định trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao cuộc sống.
- Lao động trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Khả năng tiếp thu KH-KT còn chưa cao.
* Giải pháp khắc phục:
- Đa dạng hoá các ngành nghề.
- Đào tạo việc làm cho nhiều người trong độ tuổi lao động.
- Phân bố lại nguồn lao động giữa các vùng nông thôn và thành thị
- Phát triển công nghiệp, dịch vụ.

27 tháng 12 2018

* Ảnh hưởng bởi hai nhân tố:

- Các nhân tố tự nhiên gồm:

+ Tài nguyên đất

+ Tài nguyên khí hậu

+ Tài nguyên nước

+ Tài nguyên sinh vật

- Các nhân tố KT-XH gồm:

+ Dân cư và LĐ nông thôn

+ Cơ sở về vật chất, kĩ thuật

+ Chính sách phát triển nông nghiệp

+ Thị trường trong và ngoài nước

26 tháng 10 2018

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Đó là:

  • Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
  • Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
  • Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
  • Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng; trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
  • Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới)
15 tháng 12 2017

- Thế mạnh về vị trí và cơ sở hạ tầng: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển. Vùng gần thành phố Hồ Chí Minh và khu tam giác kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ; là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Nam Trung bộ có sân bay Đà Nẵng là một trong 3 cảng hàng không quốc tế lớn của Việt Nam. Vùng còn có nhiều sân bay nội địa như Phú Cát (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hoà)… cùng hàng ngàn km đường bộ, đường sắt. Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam)… tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ cho phát triển kinh tế vùng và tạo thành con đường huyết mạch trên biển thông thương với khu vực và thế giới. Vùng có nhiều khu kinh tế mở như Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định) với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện.

-Thế mạnh về kinh tế biển: Đây là tài nguyên lớn nhất và đặc trưng của vùng, bao gồm: Nguồn lợi hải sản: Vùng chiếm gần 20% sản lượng đánh bắt của cả nước. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 60.000 ha, có thể nuôi trồng các loại đặc sản (tôm, tôm hùm, cá mú, ngọc trai...) trên các loại thuỷ vực: mặc, ngọt, lợ. Vận tải biển trong nước và quốc tế: Chùm cảng nước sâu đảm bảo tàu có trọng tải lớn vào được, có sẵn cơ sở hạ tầng và nhiều đất xây dựng để xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu và với vị trí địa lý của mình có thể chọn làm cửa ngõ ra biển cho đường “xuyên Á”. Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.

- Thế mạnh về khoáng sản: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản của nước ta, đáng chú ý là sa khoáng nặng, cát trắng (cho phép vùng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp thuỷ tinh, kính quang học), đá ốp lát, nước khoáng, vàng, cao lanh, ti tan... Ngoài khơi còn có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt.

- Thế mạnh về nhân lực: Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, một bộ phận lao động có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt hải sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận được với sản xuất hàng hoá, giá nhân công rẻ. Nguồn lao động của địa bàn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khả năng tham gia các chương trình về hợp tác quốc tế về lao động.

- Thế mạnh về du lịch: Vùng này có những bờ biển đẹp như Quy Nhơn, Ninh Chữ, Sa Huỳnh và nhiều suối nước nóng. Ngoài khơi nhiều đảo đá lớn, nhỏ. Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng du lịch dồi dào, với sự kết hợp hài hoà giữa biển và núi, có nhiều vịnh đẹp như Dung Quất, Đại Lãnh, Văn Phong. Nơi đây có nhiều di tích như thành cổ Trà Bàn và các tháp Chàm. Đặc biệt, Đà Nẵng - Quảng Nam là vùng đất gắn liền với văn hoá Sa Huỳnh, có nhiều cung điện, đền đài, thành quách uy nghi, tráng lệ, vẫn còn để lại nhiều dấu tích ở Mỹ Sơn, Trà Kiệu... Ngoài ra còn các danh lam thắng cảnh Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, Cù Lao Chàm, đèo Hải Vân,... các bãi biển Mỹ An, Non Nước với dải cát trắng mịn kéo dài