K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trình bày sự phân bố dân cư nước ta? GIẢINước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi....
Đọc tiếp

Trình bày sự phân bố dân cư nước ta?

GIẢI

Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

2
11 tháng 12 2016

Nước ta là một nước có dân số đông,tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao . Vì vậy làm cho sự phân bố dân cư ở nước ta không đồng đều và hợp lý. Cụ thể là :

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi

+ Hiện nay , 80% dân số cả nước tập trung ở đồng bằng, 20% sống ở miền núi. Năm 2003 , mật độ dân số ở ĐBSH là 1192 ng/km², ĐBSCL là 1000 ng/km² còn mật độ dân số ở các tỉnh miền núi là 30 ng/km²

- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn

+ Ở thành thị chiếm 26% dân số cả nước, tập trung đông ở các thành phố lớn như Hà Nội là 2431 ng/km² và tp.HCM là 1984 ng/km²

+ Ở nông thôn chiếm 74% dân số cả nước , dân cư tập trung thưa thớt như vùng nông thôn ở ĐBSCL là 300 ng/km²

- Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều trong nội bộ mỗi vùng, mỗi tỉnh, mỗi huyện, tại các địa phương và phân bố theo quy luật sau: những vùng tập trung đông dân cư là những vung gần các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, gần đường giao thông, gần những nơi có địa hình bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, nguồn nước phong phú,.......Còn như nơi thưa dân vì không có điều kiện như vậy.

- Dân số nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa các vùng đồng bằng với nhau, giữa các vùng miền núi trung du với nhau

+ Mật độ dân số ở ĐBSH cao gấp 2,8 lần so với ĐBSCL . Mật độ dân số ở ĐB cao hơn vùng TB

12 tháng 12 2016

Trình bày rất khoa học

26 tháng 10 2018

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Đó là:

  • Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
  • Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
  • Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
  • Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng; trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
  • Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới)
14 tháng 12 2023

Địa điểm du lịch nào vậy bạn?

25 tháng 12 2020

- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Đất:

+ Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.

+ Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.

+ Đất phù sa: hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.

+ Đất phèn, đất mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ.

+ Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ.

- Tài nguyên khoáng sản không nhiều, một số loại khoáng sản giá trị là:

+ Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.

+ Sét, cao lanh: Hải Dương.

+ Than nâu: Hưng Yên.

+ Khí tự nhiên: Thái Bình.

- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.

20 tháng 12 2016

*Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí:

+Giáp với BTB và ĐBSH, với TQ, với Lào, tạo điều kiện để giao lưu, trao đổi hàng hóa...

+ Tiếp giáp với vùng ĐBSH, là một vùng có kinh tế phát triển năng động => TDVMNBB phát triển theo

+ Phía Đông Nam tiếp giáp biển, tạo điều kiện thuận lợi để TDVMNBB phát triển kinh tế biển

- Địa hình: Chủ yếu là đồi núi -> Ptr cây công nghiệp (Ngoài ra còn một số thuận lợi khác nhưng quên cmnr)

- Khí hậu: NĐGM ẩm, có mùa đông lạnh và kéo dài, mùa hạ tương đối nóng tạo ĐK để ptr nông nghiệp với cơ cấu đa dạng

 

- Nước: Sông ngòi khá dày đặc, tương đối dốc -> tiềm năng về thủy lợi, thủy điện. Cung cấp nước để tưới tiêu cho nông nghiệp

- Đất: Fer => Ptr cây công nghiệp. Nhiều đồng cỏ rộng lớn => Ptr chăn nuôi gia súc.

- Rừng: Rộng lớn theo mô hình nông lâm kết hợp.

- Khoáng sản: Dồi dào, nhất là về than đá =>....

- Biển: Ptr kinh tế biển, du lịch, giao thông vận tải

* ĐK kinh tế- xã hội:

- Dân cư tương đối dồi dào, có kinh nghiệm...., có khả năng tiếp thu khoa học- kĩ thuật

-- Cơ sở vật chất- kĩ thuật ngày càng ptr, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện

- Có nhiều chính sách ưu tiên ptr kinh tế ở vùng TD và MN BB

- Thị trường tiêu thụ tương đối rộng lớn và ngày càng mở rộng

 

13 tháng 2 2018

Cây công nghiệp quan trọng nhất là cây chè.

Thế mạnh trong việc khai thác khoáng sản và thuỷ điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng.
- Đây là vùng giàu nhất nước ta về khoáng sản (than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn; sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang; thiếc ở Cao Bằng, chì - kẽm ở Bắc Cạn, apatit ở Lào Cai, đồng ở Sơn La...).
- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, tập trung trên hệ thống sông Hồng (37% trữ lượng cả nước).

* Thế mạnh về phát triển cây công nghiệp.
Diện tích rộng, có nhiều loại đất, khí hậu với một mùa đông lạnh thích hợp với việc phát triển các cây công nghiệp ưa lạnh nhất là chè, cây dược liệu, rau quả ôn đới, cận nhiệt.

* Thế mạnh về chăn nuôi gia súc.
- Có diện tích rộng, khí hậu mát mẻ nên có nhiều đồng cỏ thích hợp cho chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
- Có trồng nhiều hoa màu nên nguồn thức ăn dồi dào, chăn nuôi lợn phát triển.

* Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch.
- Du lịch sinh thái ở Sa Pa, Tam Đảo, Ba Bể.
- Du lịch hướng về cội nguồn ở Đền Hùng, Pác Bó.
- Du lịch biển ở vịnh Hạ Long.

* Có điều kiện để phát triển kinh tế biển.
- Du lịch biển ở Quảng Ninh (vịnh Hạ Long).
- Nuôi trồng, khai thác hải sản (vùng biển Quảng Ninh và các đảo).

Trình bày sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
– Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Có cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
+ Cây chủ yếu: chè, trẩu, sở, hồi…
– Tây Nguyên:
+ Chủ yếu cây công nghiệp nhiệt đới, trên các vùng địa hình cao có cả cây cận nhiệt (chè).
+ Cây chủ yếu: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu…

Giải thích :

Có sự khác nhau giữa hai vùng vì do :

– Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh. Tây Nguyên có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và mùa khô kéo dài.
– Địa hình, đất…