K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2021

Thái độ của các nước lớn:

- Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

- Mỹ , Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực  hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô. 

Trách nghiệm hoàn toàn thuộc về Mỹ , Anh , Pháp. Tuy nhiên , Mỹ chính là nước gián tiếp gây ra chiến tranh bởi chính sách không quan tâm đến những vấn đề ngoài nước Mĩ , hình thành nên chủ nghĩa phát xít dẫn đến chiến tranh.

7 tháng 4 2018

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

   - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

   - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

   b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

   * Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.

   * Chứng minh nhận định

   - Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 

   + Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 

   + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 

   - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

    => Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này. 

11 tháng 5 2018

Đáp án D

12 tháng 3 2017

Trong bối cảnh khối Trục phát xít đang tăng cường gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Đáp án cần chọn là: D

13 tháng 3 2022

Tham khảo

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước bị chủ nghĩa phát xít xâm lược.

- Vì muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình, Chính phủ các nước Anh, Pháp đã không thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng chủ nghĩa phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Còn Mĩ, với Đạo luật trung lập, giới cầm quyền nước này thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Âu, càng tạo điều kiện cho khối phát xít mạnh tay hành động.

13 tháng 3 2022

tham khảo

- Chính phủ Anh, Pháp, Mỹ đều có chung 1 múc đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình.

- Anh, Pháp không liên kết chặt chẽ với Liên Xô.

21 tháng 12 2018

Đáp án D

C. Anh và Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.

28 tháng 7 2018

Đứng trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm thế giới, Quốc hội Mĩ thông qua hàng loạt đạo luật trung lập để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài. Chính sách này của Mĩ cũng thể hiện thái độ khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động, gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án cần chọn là: B

17 tháng 2 2020

Ngày nay, mặc dù hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là xu thế của thời đại, nhưng thế giới vẫn còn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn định như: trật tự chính trị, kinh tế thế giới không công bằng; khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và chậm phát triển ngày càng lớn; xung đột cục bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn liên tiếp xảy ra; các thế lực ly khai và khủng bố quốc tế ngày càng tăng… nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh vẫn còn rất lớn. Do đó, việc tăng cường đoàn kết, hợp tác, hình thành mặt trận rộng lớn đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; ngăn chặn, chống lại sự áp đặt, can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc phải được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia dân tộc. Những bài học của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhất là bài học về sự nhân nhượng, tôn trọng lợi ích của nhau để bảo vệ hòa bình, ổn định, đảm bảo sự phát triển toàn diện và yên ổn cho mỗi quốc gia, dân tộc càng có ý nghĩa thời sự cấp thiết hơn bao giờ hết.