K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Địa hình vùng đồng bằng thuận lợi cho cư trú, sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản,... Một số khu vực núi có cảnh quan đẹp tạo điều kiện để phát triển du lịch.

Tuy nhiên, địa hình có nhiều ô trung thường bị ngập úng vào mùa mưa, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.

26 tháng 11 2023

- Xác định:

+ Vùng Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long) có độ cao trung bình dưới 50 m so với mực nước biển.

+ Phần lớn khu vực Đông Nam Bộ có độ cao từ 50 - 200 m so với mực nước biển.

+ Một phần phía tây bắc của khu vực Đông Nam Bộ có độ cao từ 200 - 500 m so với mực nước biển.

- Khu vực Tây Nam Bộ có diện tích lớn nhất.

8 tháng 8 2023

Ảnh hưởng:

- Thuận lợi: Địa hình của vùng này thuận lợi phát triển thủy điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
- Khó khăn: trong vùng có những nơi địa hình cao, hiểm trở, gây bất lợi cho cư trú và việc đi lại, sản xuất của người dân.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Kinh, Sán, Dìu, Nùng, Dao, Tày, Thái,...

- Khu vực có mật độ dân số:

*Dưới 1000 người/km²: Vĩnh Phúc, Ninh Bình
*Từ 1000 - 2000 người/km²: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định
*Trên 2000 người/km²: Hà Nội
- Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi con người sinh sống lâu đời, địa hình khá bằng phẳng và đất đai màu mỡ nên có số dân đông.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một số dân tộc: Kinhm Mông, Dao, Tày, Thái, Mường, Nùng,...
- Khu vực có mật độ dân số dưới 100 người/km²: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn
- Khu vực có mật độ dân số trên 200 người/km²: Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh
- Nhận xét về sự phân bố dân cư: Dân cư vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đều. Nơi có địa hình thấp dân cư tập trung đông đúc, ở các vùng núi cao dân cư thưa thớt.

9 tháng 8 2023

Những ảnh hưởng:

* Địa hình: có sự phân hóa rõ rệt.

- Núi cao, cắt xẻ mạnh, hiểm trở ở phía Bắc, địa hình núi trung bình ở phía Đông Bắc.

- Địa hình đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng Trung du Bắc Bộ.

=> Địa hình thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

* Khí hậu:

- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh-> cơ cấu cây trồng đa dạng gồm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

* Khoáng sản: đa dạng, giàu có nhất cả nước, nhiều loại trữ lượng lớn-> phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Sông ngòi: nhiều sông lớn, trữ lượng thủy điện dồi dào=> thuận lợi để phát triển thủy điện.

* Đất đai: đa dạng, gồm đất feralit và đất phù sa=> thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả.

* Vùng biển: vùng biển Quảng Ninh thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,...)

Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Một số sông của vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy,...

Thuận lợi và khó khăn mà sông ngòi mang lại cho sản xuất và đời sống của vùng:

- Thuận lợi: các sông lớn có vai trò quan trọng trong cung cấp nước cho sản xuất và nông nghiệp, phát triển giao thông vận tải và nuôi trồng thủy sản.
- Khó khăn: mùa khô, mực nước sông hạ thấp nên giao thông đường thủy, sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn.

25 tháng 11 2023

Tham khảo:

- Ảnh hưởng tích cực: Môi trường thiên nhiên của vùng Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.

- Ảnh hưởng tiêu cực: các hiện tượng như: lũ lụt; sạt lở đất ven sông, ven biển; đất bị nhiễm mặn; thiếu nước vào mùa khô;... gây nhiều khó khăn cho người dân.

24 tháng 11 2023

Tham khảo!

- Vai trò của ruộng bậc thang đối với đời sống và sản xuất của người dân khu vực miền núi Bắc Bộ:

+ Giảm thiểu tình trạng xói mòn, sạt lở đất;

+ Thuận tiện cho việc tưới tiêu;

+ Tiết kiệm diện tích đất trồng, phù hợp với địa hình đồi núi.

+ Giúp người dân đảm bảo lương thực và hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy.

+ Vẻ đẹp của các khu ruộng bậc thang đã thu hút nhiều du khách, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch cho vùng.

24 tháng 11 2023

Tham khảo:

Đặc điểm địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi. Tại đây có nhiều dãy núi lớn, trong đó Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta, đỉnh cao nhất là Phan-xi-păng (3143 m).

+ Trong vùng còn có một số cao nguyên và vùng đồi thấp. Các đồi có đặc điểm đỉnh tròn, sườn thoải, nằm ở nơi chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng, được gọi là vùng trung du.