K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

a) Hình thức sinh sản ở nấm men: Sinh sản vô tính.

b) Khi đạt được điều kiện thích hợp, nấm men thường tạo bào tử chồi ở một vị trí. Tế bào nấm men con tách khỏi tế bào mẹ khi tế bào con có kích thước còn nhỏ hơn tế bào mẹ

c) Đặc điểm của nấm men con mới được hình thành:

- Mang đặc điểm giống hệt với tế bào mẹ, nhưng với kích thước nhỏ hơn tế bào nấm men mẹ.

24 tháng 2 2023

- Sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển:

+ Ở cá, các cá thể mới được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa con đực và con cái qua quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành các con cá con.

+ Ở sao biển, cá thể mới được tạo ra không có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Các con non được sinh ra từ 1 cá thể mẹ ban đầu.

- Hình thức sinh sản của cá là sinh sản hữu tính.

24 tháng 2 2023

- Sự khác nhau về hình thức sinh sản ở cá và sao biển:

+ Ở cá, các con cá mới được tạo ra nhờ vào sự kết hợp giữa con đực và con cái qua quá trình thụ tinh, trứng được thụ tinh phát triển thành các con cá con. Hình thức sinh sản của cá là sinh sản hữu tính.

+ Sao biển, cá thể mới không có sự kết hợp giữa con đực và con cái. Các con non được sinh ra từ một cá thể mẹ ban đầu.

24 tháng 2 2023

 - Mô tả quá trình sinh sản ở cây rau má và trùng đế giày:

+ Quá trình sinh sản của cây rau má: Từ một phần thân bò của cây mẹ phát triển thành một cây con mới.

 + Quá trình sinh sản của trùng đế giày: Cơ thể mẹ phân đôi thành hai cơ thể trùng giày con.

- Sinh sản ở 2 sinh vật này (rau má và trùng đế giày) không có sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.

- Các sinh vật này (rau má và trùng đế giày) có hình thức sinh sản vô tính.

- Cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ vì cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên chúng giống nhau và giống mẹ.

26 tháng 2 2023

- Thủy tức: mọc chồi

- Giun dẹp: phân mảnh

24 tháng 2 2023

a. Lá bỏng con được sinh ra từ lá của cây mẹ.

b. Cây dâu tây con được sinh ra từ thân của cây mẹ.

c. Cây gừng con được sinh ra từ thân rễ của cây mẹ.

d. Cây khoai lang được sinh ra từ rễ củ của cây mẹ.

- Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật:

+Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng như rễ, thân, lá.

+Điểm khác biệt của các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật chính là cơ quan sinh dưỡng phát sinh thành cây con.

26 tháng 2 2023

 Sinh sản Mọc chồi: Khi đủ thức ăn, thủy tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con mọc ngay trên thân cá thể mẹ, khi sinh ra đã tự kiếm ăn, đến khi đạt được kích thước nhất định, thủy tức con sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ và sống độc lập.

-Có hai hình thức sinh sản: vô tính và hữu tính.

-Trong sinh sản vô tính, một sinh vật có thể sinh sản mà không có sự tham gia của một sinh vật khác. Sinh sản vô tính không giới hạn ở các sinh vật đơn bào. Nhân bản vô tính của một sinh vật là một hình thức sinh sản vô tính. VD sinh sản vô tính: Khoai, mía, dương xỉ,...

-Sinh sản là quá trình sinh học mà các sinh vật đơn lẻ mới - "con đẻ" - được tạo ra từ "cha mẹ" của chúng. Sinh sản là một tính năng cơ bản của tất cả cuộc sống được biết đến; mỗi sinh vật riêng lẻ tồn tại như là kết quả của sinh sản.

-Ý nghĩa: (mình khum bít mấy bạn đi hỏi chị Gồ ik)

17 tháng 8 2023

tham khảo

- Nhận xét sự hình thành cơ thể mới:

+ Cơ thể mới được sinh ra từ sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

+ Giao tử đực và giao tử cái được sinh ra từ một cơ thể (sinh vật lưỡng tính) hoặc từ hai cơ thể khác nhau (sinh vật đơn tính).

- Sơ đồ sinh sản hữu tính ở người:

Quan sát Hình 37.11, hãy nhận xét sự hình thành cơ thể mới. Vẽ lại sơ đồ sinh sản hữu tính ở người. (ảnh 2)
22 tháng 2 2023

Mô tả các giai đoạn sinh sản ở gà và thỏ gồm ba giai đoạn nối tiếp nhau: 

+ Hình thành giao tử: Tế bào trứng (giao tử cái) được hình thành và phát triển trong cơ quan sinh duc cái, tinh trùng (giao tử đực) được hình thành trong cơ quan sinh dục đực.

+ Thụ tinh: kết hợp giao tử đực và cái để tạo hợp tử. Quá trình thụ tinh có thể diễn ra ngoài cơ thể (ếch, cá chép…); hay ở trong cơ thể cái (bò sát, chim, thú…)

+ Phát triển phôi thành cơ thể mới: hợp tử phân chia nhiều lần để tạo thành phôi, rồi từ phôi biệt hóa thành các bộ phận của cơ thể gà hoặc thỏ.

24 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:

- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.

- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.

- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.

- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.

24 tháng 2 2023

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:

- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.

- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.

- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.

- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.