K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
19 tháng 9 2023

- Sự thành lập:

+ Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

+ Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, đổi tên thành là Thăng Long, thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Lý Công Uẩn và tạo đà cho sự phát triển của đất nước.

- Những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục thời Lý:

+ Chính trị: được tổ chức hoàn chỉnh chặt chẽ từ Trung ương, xuống địa phương; ban hành bộ luật Hình thư; củng cố phát triển quân đội,…

+ Kinh tế: nhà nước quan tâm chăm lo phát triển kinh tế.

+ Xã hội có sự phân hóa thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

+ Đạt được nhiều thành tựu văn hóa trên các lĩnh vực: tư tưởng - tôn giáo; văn học; nghệ thuật…

4 tháng 2 2023

Yêu cầu số 1: Hoàn cảnh: năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các nhà sư và đại thần trong triều đã suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập

  

Yêu cầu số 2: Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La vì:

- Hoa Lư là nơi đồi núi, chỉ thuận lợi cho phùng thủ, không thuận lợi cho phát triển kinh tế đất nước.

- Thành Đại La là nơi trung tâm trời đất được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi. Đây là vùng đất rộng, bằng phẳng, dân cư thuận lợi làm ăn, phát triển kinh tế, muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh

Đánh giá: Sự kiện dời đô đã mở ra thời kì phát triển mới cho nước nhà.

NG
20 tháng 9 2023

* Sự kiện vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long đã mở ra thời kì phát triển mới cho nước nhà

* Những chính sách nhà Lý thực hiện để xây dựng và phát triển đất nước

- Về chính trị:

+ Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt, tổ chức lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương

+ Vua đứng đầu nhà nước, giúp việc cho vua có các quan văn, quan võ

+ Cử người thân tín giữ những chức vụ quan trọng

+ Cả nước chia thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu, dưới lộ là huyện, hương, xã

- Về luật pháp:

+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên ở Việt Nam

+ Các vua Lý cho đặt chuông trước điện Long Trì cho người dân kêu oan

- Về quân đội:

+ Quân đội gồm 2 bộ phận là: cấm quân (bảo vệ kinh thành) và quân địa phương

+ Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”

- Về đối nội:

+ Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết dân tộc

+ Ban chức tước và gả công chúa cho các tù trưởng miền núi

- Về đối ngoại:

+ Triều đình chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm-pa

* Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

- Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống muốn gây chiến với Đại Việt để giải quyết khủng hoảng trong nước

- Sớm phát hiện âm mưu của nhà Tống, nhà lý đã chủ động chuẩn bị đối phó

- Tháng 10/1075: Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống

- Sau khi hạ thành Ung Châu, phá kho lương thực, ông cho quân rút về nước

- Sau khi về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến bên sông Như Nguyệt

- Tháng 1/1077, 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tiến vào nước ta nhưng bị chặn lại ở bờ bắc sông Như Nguyệt

- Cuối xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông lúc nửa đêm tấn công vào doanh trại giặc, quân Tống hoang mang, tuyệt vọng

- Trước tình hình đó Lý Thường Kiệt chủ động giảng hóa, quân Tống rút về nước

Như vậy, dưới sựu lãnh đạo tài ba của mình, nhà Lý đã đánh bại quân xâm lược Tống, giữ vững nền độc lập, tự do của Đại Việt

NG
20 tháng 9 2023

* Sự thành lập nhà Trần

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, phải dựa vào thế lực họ Trần trong triều duy trì quyền lực.

- Năm 1224, vua Lý Huệ Tông xuất gia truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng

- Dưới sự sắp xếp của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng xuống chiếu truyền ngôi cho Trần Cảnh

=> Thời đại nhà Trần bắt đầu.

* Chính trị:

- Đứng đầu nhà nước là vua, nhưng điểm khác biệt của nhà Trần đó là vua thường truyền ngôi sớm cho con, xưng là Thái thượng hoàng cùng quản lý đất nước

- Giúp việc cho vua là các quan văn, võ do người hoàng tộc nắm giữ

- Quý tộc, quan lại được ban thái ấp, cấp bổng lộc

- Hệ thống chính quyền các cấp được tổ chức quy củ và hoàn thiện hơn thời Lý

- Pháp luật: Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật

- Quân đội có quân triều đình, quân các lộ, phủ, quân biên ải và dân binh ở làng xã

* Kinh tế:

- Nông nghiêp:

+ Khuyến khích khai khẩn đất hoang

+ Mở rộng diện tích canh tác

+ Đào sông ngòi, đắp đê phòng lụt

+ Đặt chức quan chuyên lo nông nghiệp và thủy lợi

- Thủ công nghiệp:

+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời

+ Thăng Long có 61 phường sản xuất với các nghề tiêu biểu như: làm gốm, dệt, đúc đồng, tạc tượng…

- Thương nghiệp:

+ Tiền được sử dụng phổ biến, buôn bán phát triển

+ Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên lui tới buôn bán ở các cảng: Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều…

* Xã hội:

- Tầng lớp quý tộc, quan lại hưởng nhiều đặc lợi

- Địa chủ ngày càng nhiều

- Nông dân vẫn là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội

- Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội

* Văn hóa:

- Tư tưởng - tôn giáo:

+ Tín ngưỡng thờ thần vẫn phổ biến trong nhân dân

+ Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều được coi trọng

+ Đặc biệt thời kì này đánh dấu sự ra đời của Phật giáo dân tộc với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm yên Tử do Trần Nhân Tông sáng lập

- Giáo dục và khoa học kĩ thuật:

+ Năm 1253, Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân

+Trường tư cũng được mở nhiều ở làng, xã

+ Về sử học, Lê Văn Hưu biên soạn Đại Việt sử ký - bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt

+ Về Quân sự nổi tiếng có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn

+ Về y học có Thiền sư Tuệ Tĩnh - là người đầu tiên xây dựng nền y học truyền thống của người Việt

+ Thiên văn học có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán

- Văn học và nghệ thuật:

+ Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng ra đời như: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông bạch Đằng của Trương Hán Siêu…

+ Các công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng khá nhiều như: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc…

+ Các tác phẩm điêu khắc bằng đá, chạm khắc gỗ được coi là kiệt tác nghệ thuật dân tộc

+ Hát chèo, múa rối nước phổ biến, nhiều nhặc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm phổ biến vào thời kì này

22 tháng 9 2023

Sự ra đời của nhà Trần : 

- Cuối thế kỉ XII , nhà Lý suy yếu phải dựa vào thế lực họ Trần đánh dẹp các cuộc nổi loạn.

- 1/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh `=>` nhà Trần thành lập.


Tình hình chính trị : 

- Tổ chức chính quyền : Củng cố chế độ trung ương tập quyền. 

- Quân đội : Gồm quân triều đình , quân địa phương , quân của vương triều quý tộc và các đội dân binh.

 + Thực hiện chính sách " ngụ binh ư nông " 

- Luật pháp : 1341 ban hành bộ " Quốc triều Hình luật " 

- Chính sách đối nội đối ngoại : 

 + Tăng cường lực lượng trấn giữ vùng biên cương và miền núi.

 + Quan hệ ngoại giao bình thường với Tống , Champa , Chân Lạp ,...

 

Tình hình kinh tế : 

- Nông nghiệp : tiến hành khai hoang , đắp đê , miễn giảm tô thuế , lập điền trang ,..

- Thủ công nghiệp : 

 + Nhà nước : Đúc tiền , đóng thuyền chiến , ..

 + Ở các làng xã : hình thành các làng , nghề , phường nghề .

- Thương nghiệp : 

 + Buôn bán tấp nập nhiều địa phương , đặc biệt ở Thăng Long 

 + Các cửu khẩu : Vân Đồn , Hội thống là nơi buôn bán sầm uất với nước ngoài 

`=>` Kinh tế thời Trần phát triển , Đại Việt trở thành quốc gia giàu mạnh.

 

Tình hình xã hội : 

- Quý tộc , nhân dân lao động , thợ thủ công , thương nhân , nông nô và nô tì 

`=>` Xã hội có sự phân hóa sâu sắc .


Tình hình văn hóa : 

a. Tư tưởng - tôn giáo :

- Nho giáo , Phật giáo và Đạo giáo được coi trọng 

- Nhiều nhà Nho được giữ chức vụ quan trọng trong triều đình 

- Vua ,quý tộc và nhân dân Sùng đạo Phật 

b. Giáo dục 

- Quốc Tử Giám được mở rộng 

- Trường học được mở rộng ở các địa phương 

- Các kì thi nho học được tổ chức thường xuyên , quy củ .

c. Khoa học - kĩ thuật 

- Sử học : bộ Đại Việt Sử Kí ( Lê Văn Hưu ) , Việt Sử lược ,..

- Quân sự : binh thư yếu lược , Vạn kiếp tông bí truyền thư của Trần Quốc Tuấn 

- Y học : Thầy thuốc Tuệ Tĩnh nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam.

d. Văn học , nghệ thuật 

- Văn học chữ Hán và chữ Nôm phát triển

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo : Kinh đô Thăng Long , thành Tây Đô , tượng sư tử , hổ hình rồng được khắc trên đá ,..

- Nghệ thuật diễn xướng phát triển nhiều loại hình : chèo , tuồng , múa rối ,...

 

`@`Phamdanhv.

19 tháng 9 2023
 

* Sự thành lập Nhà Trần

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu (Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân , vua quan ăn chơi, lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp, đời sống nhân dân khở cực…)

- Năm 1224, Lý Chiêu Hoàng lên ngôi.

- Năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh

=> Nhà Trần thành lập.

* Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của nước Đại Việt thời Trần

- Chính trị: tổ chức bộ máy nhà nước theo chế độ trung ương tập quyền (có chế độ Thái Thượng hoàng); ban hành “Quốc triều hình luật”; quân đội được củng cố trang bị vũ khí, tập luyện võ nghệ,…

- Kinh tế: nhà nước luôn quan tâm phát triển kinh tế.

- Xã hội: ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.

- Văn hóa: phát triển trên tất cả các lĩnh vực (tư tưởng, tôn giáo, văn học, giáo dục, khoa học – kĩ thuật; kiến trúc và điêu khắc,…)

 

 
4 tháng 2 2023

Vương triều hồi giáo Đê-li được thành lập sau khi vương triều Gúp-ta sụp đổ

- Năm 1206, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ. Lập nên vương triều Hồi giáo Đê -li. 

Đến đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất và phát triển thịnh vượng. 

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

Năm 1206, vương triều Hồi giáo đầu tiên ở Ấn Độ ra đời.

Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng

Tầng lớp Bà-la-môn được xem là đẳng cấp cao nhất.

Đầu thế kỉ XIV, vương triều Đê-li thống nhất vá phát triển.

Thủ công nghiệp truyền thống phát triển.

Thực quyền trong xã hội thuộc về người Hồi giáo.

Thế kỉ XVI, vương triều Hồi giáo Đê-li sụp đổ. 

Giao thương phát triển. Thương nhân Ấn độ bán vải vóc, đồ trang sức và gia vị đổi lấy hàng hóa, ngựa chiến từ Trung Á, Tây Á.

Người dân không theo Hồi giáo bị phân biệt biệt đối xử

  

Nhiều cuộc đấu tranh lớn làm suy yếu vương triều Đê-li.

4 tháng 2 2023

- Những cụm từ miêu tả về thành Đại La:

+ Ở giữa khu vực trời đất.

+ Thế rồng quận hổ ngồi.

+ Chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước.

+ Mặt đất rộng và bằng phẳng.

+ Thế đất cao mà sáng sủa.

+ Muôn vật hết sức tốt tươi, phồn thịnh,

+ Thắng địa, tụ hội quan yếu của bốn phương.

- Những thông tin chứng tỏ Đại La là một nơi có địa hình bằng phẳng, thuận tiện về mọi mặt để phát triển đất nước.

- Ý nghĩa của việc dời đô:

+ Việc dời đô từ Hoa Lư ᴠề Đại La (Thăng Long) thể hiện quуết định ѕáng ѕuốt của ᴠua Lý Công uẩn, tạo đà cho ѕự phát triển đất nước

+ Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu ѕự trường thành của dân tộc Đại Việt. Đại Việt không cần phải ѕống phòng thủ, phải dựa ᴠào địa thế hiểm trở của Hoa Lư để đối phó ᴠới kẻ thù. Thế và lực của Đại Việt đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có địa thể rộng mở, tạo đà đưa nước phát triển đi lên.

16 tháng 8 2023

(*) Sơ đồ tham khảo

Từ thông tin bài học, hãy vẽ sơ đồ tư duy

 

 

4 tháng 2 2023

a/ So sánh

Lĩnh vực

Nội dung

 

Chính trị

- Tổ chức chính quyền được củng cố từ trung ương đến địa phương:

+ Ở trung ương: vua đứng đầu đất nước, dưới vua có quan đại thần giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.

+ Ở địa phương: cả nước chia thành 24 lộ,phủ, châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Nhà nước ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).

- Quân đội:

+ Chia thành 2 bộ phận là: cấm quân và quân địa phương.

+ Tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Về đối nội: củng cố khối đoàn kết dân tộc nhưng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.

- Về đối ngoại: giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống; dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.

Kinh tế

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.

- Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.

Xã hội

- Xã hội gồm 2 bộ phận:

+ Bộ phận thống trị gồm: quý tộc (vua, quan), địa chủ…

+ Bộ phận bị thống trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô tì.

- Xã hội có xu hướng phân hóa hơn so với thời Đinh – Tiền Lê.

Văn hóa

- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo được mở rộng, Phật giáo phát triển.

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Nghệ thuật:

+ Các loại hình nghệ thuật dân gian rất phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện…

Giáo dục

- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long.

- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học. 

b/ Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý có sự kế thừa từ bộ máy nhà nước thời Đinh – Tiền Lê nhưng hoàn thiện và chặt chẽ hơn.