K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2016

oh ! Happy new year .:!|!:.__.:!|!:__.:!|!:
":Nam Moi 2017 :"
__"'-!|!-""-!|!-'"__
Hoa đào nở, chim én về,
mùa Xuân lại đến. Chúc
nghìn sự như ý, vạn sự
như mơ, triệu sự bất ngờ,
tỷ lần hạnh phúc…

30 tháng 12 2016

Happy new year năm Đinh Dậu bn nha

Cho mk làm quen

5 tháng 1 2022

ủa chúc j muộn vậy mùng 5 r

mà nếu tính âm lịch thì còn lâu bn ạ

nhắn trên máy tính đc mà cần j đt

18 tháng 11 2016

gieo vần thì sẽ hay hơn đấy

20 tháng 11 2016

ko chuẩn vần bạn ạhihi

30 tháng 3 2017

Quang Trung - Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hiện nay, chúng ta biết khá rõ về sự nghiệp của Quang Trung; nhưng hình dáng, tướng mạo, tính tình vua Quang Trung như thế nào lại rất ít khi được nhắc đến.

Theo Hoa Bằng trong Quang Trung – Anh hùng dân tộc thì “Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần”.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì “Nguyễn Huệ tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, cặp mắt sáng như chớp”.

Theo một cung nhân cũ nói với bà Thái Hậu, mẹ vua Lê Chiêu Thống lúc quân Thanh đang chiếm đóng Thăng Long thì “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn siêu, sợ hơn sợ sấm sét…”.

Theo các tài liệu lịch sử cũ thì Nguyễn Huệ còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm nữa.

Căn cứ như trên, chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Huệ có một thanh âm, một vẻ mặt, đôi mắt làm cho mọi người phải kính trọng. Sở dĩ người cung nhân của nhà Lê cho rằng Nguyễn Huệ có vẻ mặt hung dữ làm cho mọi người phải khiếp sợ vì người cung nhân ấy tuy không phải là kẻ thù, nhưng đã phục vụ những kẻ thù bại trận, vốn đã khiếp đảm về các việc làm của Nguyễn Huệ.

Lẽ đương nhiên là vẻ mặt Nguyễn Huệ có cái gì khiến cho người ta phải sợ thật, nhưng đó chỉ là đối với kẻ thù của ông mà thôi. Còn đối với bạn bè, đối với nhân dân, vẻ mặt của ông chỉ gây ra cái gì làm cho người ta phải tin phục. Chứng cớ là Giáo Hiến chỉ thấy “Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm, mắt như chớp sáng, tiếng như chuông vang” và biết ngay Nguyễn Huệ “là một thanh niên lỗi lạc có tương lai phi thường”.

Sử sách cũ nói Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Điều này, chúng ta có thể tin là đúng sự thật. Với phương tiện giao thông vận tải hồi thế kỉ XVIII, Nguyễn Huệ đã mang quân tiến vào Nam đánh quân chúa Nguyễn năm lần, mang quân ra Bắc ba lần. Không nhanh nhẹn cả về cách đi lại lẫn phép hành quân và không khỏe mạnh thì không thể đi Nam về Bắc luôn luôn và nhanh chóng như vậy. Sự đi lại của Nguyễn Huệ nhanh chóng nổi tiếng trong lịch sử. Người cung nhân của vua Lê đã phải than: “Xem hắn (Nguyễn Huệ) ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết”.

Nguyễn Huệ là một người rất can đảm. Để động viên tướng sĩ, mỗi khi ra trận, Nguyễn Huệ thường đi đầu. Sáng ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), trong trận Ngọc Hồi, ông đã thân chinh đốc chiến. Sự can đảm của ông làm nức lòng tướng sĩ, khiến cho tướng sĩ hăng hái, ồ ạt tiến vào diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi.

Trong cuộc sống và đấu tranh, Quang Trung - Nguyễn Huệ biểu thị nhiều phong cách, cá tính độc đáo.

Nguyễn Huệ rất ham học, học thầy, học trong cuộc sống và thực tiễn đấu tranh. Trong một bức thư gửi Nguyễn Thiếp, ông nói: “Quả đức học ở một sự nghe trông”. Ngô Thì Nhậm là người cộng tác gần gũi của Nguyễn Huệ đã nhận xét: “Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lí. Ngày thường thì nghị luận, ý tứ rành mạch, khai mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết”. Nhờ tinh thần ham học đó, Nguyễn Huệ đã trau dồi một nhận thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và đạt đến một trình độ văn hóa khá cao.

Trong đấu tranh, Nguyễn Huệ là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính, thích hài hước. Ông mê hát tuồng, hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian.

Có một lần, vua Càn Long nhà Thanh gửi thư sang xin Quang Trung một đôi voi chiến. Tương truyền Quang Trung đã phê vào thư: "Thằng Kiền Long nó xin một đôi voi, chọn con nào cụt vòi cho nó một con".

Đối với kẻ thù của dân tộc, Quang Trung đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, nhưng mỗi khi kẻ thù đã đầu hàng hoặc bị bắt làm tù binh thì lại được Quang Trung đối xử khoan dung, độ lượng.

Quang Trung Nguyễn Huệ là một anh hùng bách chiến bách thắng, một người táo bạo, quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái, độ lượng, biểu thị ý chí và mơ ước lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình, trong quan hệ hòa hiếu với lân bang.

Con người và sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ là một bản anh hùng ca của thế kỉ áo vải cờ đào, một thời đầy biến động và bão táp của đất nước. Sự nghiệp ấy cùng với con người ấy sống mãi trong lịch sử quang vinh của dân tộc và trong tình cảm, kí ức bất diệt của nhân dân.

Chúc bn hx tốt!

8 tháng 10 2017

Câu 1:

Loài người đã trải qua 5 chế độ xã hội
1. Công xã nguyên thuỷ.
2. Chiếm hữu nô lệ.
3. Phong kiến.
4. Tư bản chủ nghĩa.
5. Cộng sản chủ nghĩa.

8 tháng 10 2017

bạn giúp mk câu 2, 3 luôn nha!vuiyeu

Câu 1: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?   A. Mọi người yêu quý và kính trọng.         B. Mọi người coi thường.   C. Mọi người kính nể và yêu quý.                D. Mọi người xa lánh.Câu 2: Gia đình bạn Huy là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên bạn. Hành động đó thể hiện điều gì?   A. Lòng yêu thương mọi...
Đọc tiếp

Câu 1: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

   A. Mọi người yêu quý và kính trọng.         B. Mọi người coi thường.

   C. Mọi người kính nể và yêu quý.                D. Mọi người xa lánh.

Câu 2: Gia đình bạn Huy là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên bạn. Hành động đó thể hiện điều gì?

   A. Lòng yêu thương mọi người.                   B. Tinh thần đoàn kết.

   C. Tinh thần yêu nước.                                D. Lòng trung thành.

Câu 3: Yêu thương con người là gì?

   A. Giúp đỡ người khác.

   B. Quan tâm tới người khác.

   C. Làm những điều tốt đẹp cho người khác.

   D. Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

Câu 4: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì?

   A. Nêu gương.                                            B. Làm theo.

   C. Không quan tâm.                                    D. Lên án, tố cáo.

Câu 5: Biểu hiện của đức tính không trung thực là?

   A. Giả vờ ốm để không phải đi học.             B. Không nói dối.

   C. Không quay cóp trong giờ kiểm tra.        D. Nhặt được của rơi trả người đánh mất.

Câu 6: Hành vi nào sau đây KHÔNG thể hiện tính tự trọng?

   A. Không làm được bài, nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn.

   B. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp

   C. Dù khó khăn đến mấy cũng thực hiện cho bằng được lời hứa

   D. Chỉ khi có bài kiểm tra điểm tốt thì K mới khoe với cha mẹ, điểm kém thì K giấu đi

Câu 7: Khi đi chợ cùng mẹ, em nhận ra cô giáo dạy môn Âm nhạc đã về hưu và cô đang mua rau. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

   A. Đi nhẹ nhàng qua chỗ cô để cô không nhìn thấy.

   B. Đi sang lối đi khác để không gặp mặt cô.

   C. Lờ đi coi như không biết.

   D. Đến chào và hỏi thăm sức khỏe cô.

Câu 8: Nhà bạn Bắc rất nghèo nhưng bạn Bắc luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn Bắc?

   A. Bạn Bắc là người sống xa hoa, lãng phí.  B. Bạn Bắc là người vô ý thức.

   C. Bạn Bắc là người tiết kiệm.                     D. Bạn Bắc là người vô tâm.

Câu 9: Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?

   A. Tinh thần kỷ luật.                                   B. Lòng yêu thương con người.

   C. Đức tính tiết kiệm.                                  D. Đức tính chăm chỉ, cần cù.

Câu 10: Đối lập với trung thực là?

   A. Giả dối.                 B. Tiết kiệm.             C. Chăm chỉ.             D. Khiêm tốn.

Câu 11: Vào 1 buổi đi xem ca nhạc tại công viên, có rất nhiều người chen lấn nhau để được vào hàng đầu để nhìn và nghe ca sĩ hát, trong lúc em đứng xem thì thấy có 1 em nhỏ đứng một mình khóc rất to và gọi tên bố mẹ nhưng không có ai nhận bé. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

   A. Đứng nhìn một lúc rồi đi chỗ khác vì sợ lừa đảo.

   B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

   C. Đưa em bé đó đến gặp công an để nhờ tìm giúp bố mẹ.

   D. Trêu cho em bé khóc to hơn.

Câu 12: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

   A. Tinh thần đoàn kết.                                 B. Lòng yêu thương con người.

   C. Tinh thần yêu nước.                                D. Đức tính tiết kiệm.

Câu 13: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm nói về đức tính nào?

   A. Đức tính giản dị.                                     B. Đức tính khiêm tốn.

   C. Đức tính tiết kiệm.                                  D. Đức tính trung thực.

Câu 14: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn Nam đang sử dụng tài liệu trong giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

   A. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.

   B. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật, nếu bạn không nghe, em sẽ báo với cô giáo.

   C. Coi như không biết.

   D. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật.

Câu 15: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì?

   A. Giản dị.                 B. Tiết kiệm.             C. Khiêm tốn.           D. Trung thực.

Câu 16: Điền vào dấu “…” để hoàn thành câu sau:

“Kỷ luật là những … của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội (nhà trường, cơ quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc.”

   A. quy luật chung        B. quy định chung      C. quy chế chung       D. nội quy chung

Câu 17: Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì?

   A. Giúp đỡ thầy cô.                     B. Lòng trung thành đối với thầy cô.

   C. Căm ghét thầy cô.                  D. Lòng biết ơn đối với thầy cô.

Câu 18: Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

   A. Được mọi người chia sẻ khó khăn.

   B. Được mọi người giúp đỡ.

   C. Được mọi người yêu mến.

   D. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Câu 19: Vào lúc rảnh rỗi Mai thường sang nhà Vi dạy bạn Vi học vì bạn Vi là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn Mai là người như thế nào?

   A. Mai là người có lòng tự trọng.

   B. Mai là người có lòng yêu thương mọi người.

   C. Mai là người sống giản dị.

   D. Mai là người trung thực.

Câu 20: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

   A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

   B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

   C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

   D. Trêu tức bạn.

Câu 21: Hành động nào là biểu hiện yêu thương con người?

   A. Không vâng lời bố mẹ.                            B. Giúp một em nhỏ qua đường.

   C. Vô lễ với thầy giáo.                                D. Không chép bài hộ bạn vì bạn ốm.

Câu 22: Hành động nào là biểu hiện của không yêu thương con người?

   A. Đánh bạn cùng lớp vì không cho chép bài.

   B. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.

   C. Quyên góp quần áo cho học sinh vùng cao.

   D. Gặt lúa giúp gia đình người già.

Câu 23: Biểu hiện của trung thực là?

   A. Làm hộ bài cho bạn.

   B. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook.

   C. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.

   D. Nói dối mẹ để đi chơi game.

Câu 24: Biểu hiện của sống giản dị là?

   A. Không chơi với bạn khác giới.

   B. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở.

   C. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.

   D. Không giao tiếp với người dân tộc.

Câu 25: Biểu hiện của sống không giản dị là?

   A. Thái độ khách sáo, kiểu cách.                  B. Ăn nói ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự.

   C. Sống hòa đồng với bạn bè.                      D. Ăn mặc gọn gàng, không lòe loẹt.

Câu 26: Bài hát “Đôi dép Bác Hồ có đoạn: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ. Bác đi từ ở chiến khu Bác về. Phố phường trận địa nhà máy đồng quê. Đều in dấu dép Bác về Bác ơi”. Lời bài nói về đức tính nào của Bác.

   A. Tiết kiệm              B. Cần cù.                 C. Giản dị.                D. Khiêm tốn.

Câu 27: Điền vào dấu “…” để hoàn thành câu sau:

“Đạo đức là những …, những… của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện.”

   A. quy định, chuẩn mực ứng xử                    B. quy chế, cách ứng xử

   C. quy tắc, cách ứng xử                                D. nội quy, cách ứng xử

Câu 28: Sống giản dị là sống phù hợp với…...của bản thân, gia đình và xã hội?

   A. Năng lực.                                                B. Hoàn cảnh.

   C. Điều kiện, hoàn cảnh.                             D. Điều kiện.

Câu 29: Việc cảnh sát xử phạt đối với những thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách thể hiện điều gì?

A. Tính trung thực và tính kỷ luật                    B. Tính giáo dục và răn đe

C. Tính đạo đức và tính kỷ luật                        D. Tính tuyên truyền và giáo dục

Câu 30: Gia đình bạn Vân thuộc hộ nghèo trong thôn, bố mẹ ốm đau và có 2 em nhỏ. Bạn Vân tranh thủ vừa đi học, vừa đi xách vữa, đi làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. Lan là bạn học cùng lớp thấy vậy, xin mẹ qua nhà bạn Vân để dạy học cho em bạn Vân để các em biết chữ. Lan là người như thế nào?

   A. Lan là người có trách nhiệm.                   B. Lan là người giả tạo.

   C. Lan là người vô ơn.                                 D. Lan là người tốt bụng.

Câu 31: Câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nói đến đức tính gì ?

   A. Chăm chỉ.             B. Giản dị.                 C. Tiết kiệm.             D. Khiêm tốn.

Câu 32: Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?

   A. Không có mối quan hệ với nhau

   B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng

   C. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

   D. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng

Câu 33: Đối lập với giản dị là?

   A. Tiết kiệm.                                               B. Cần cù, siêng năng.

   C. Thẳng thắn.                                            D. Xa hoa, lãng phí.

Câu 34: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?

   A. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác   

   B. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác

   C. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả                   

   D. Biết giữ gìn danh dự cá nhân

Câu 35: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán với những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?

   A. Cần cù, siêng năng.                                B. Trung thực.

   C. Tiết kiệm.                                               D. Xa hoa, lãng phí.

Câu 36: Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp. Hành động đó nói lên điều gì?

   A. Lối sống tiết kiệm.                                  B. Đức tính cần cù.

   C. Lối sống không giản dị.                           D. Đức tính khiêm tốn.

Câu 37: Biểu hiện của lòng tự trọng là?

   A. Đọc sai điểm để được điểm cao.     

   B. Không giữ đúng lời hứa.

   C. Giữ lời hứa và làm tròn nhiệm vụ.           

   D.Vứt rác sang chỗ bạn vì sợ cô giáo phê bình.

Câu 38: Sống trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

   A. Giúp ta nâng cao phẩm giá.

   B. Được mọi người tin yêu, kính trọng.

   C. Giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.

   D. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

Câu 39: Sếc – xpia đã từng nói: “Phải thành thật với mình, có thế mới không dối trá với người khác”. Câu nói đó nói đến điều gì?

   A. Đức tính tiết kiệm.                                  B. Đức tính trung thực.

   C. Đức tính khiêm tốn.                                D. Đức tính thật thà.

Câu 40: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

   A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu.

   B. Mang tiền về cho bố mẹ.

   C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.

   D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.

 

0
2 tháng 4 2017

Bộ luật Hồng Đức là một tên gọi khác của bộ Quốc triều hình luật (Lê triều hình luật),.Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, tật … Nhiều quy định của bộ luật tập chung bảo vệ người dân chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào, quan lại.
Đặc biệt bộ luật Hồng Đức còn có một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều đó phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia…
Tính dân tộc thể hiện đậm nét trong việc kế thừa và phát huy những thành tựu pháp luật của các triều đại trước, kết hợp với những ưu điểm của pháp luật phong kiến Trung Hoa để xây dựng lên một bộ luật phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Ngày nay, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật, người già yếu… được xếp vào nhóm “đối tượng dễ bị tổn thương” cần có sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng thì hơn 500 năm trước, trong bộ luật Hồng Đức đã có những quy định về trách nhiệm của xã hội, nhất là của quan chức đối với nhóm người này. Đây chính là một trong những điểm tiến bộ, nhân đạo của pháp luật thời Hậu Lê.

2 tháng 4 2017

Thanks