K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2016

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Thể loại

Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia thường được diễn ở sân đình nên còn gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

2. Tác phẩm

Văn bản Quan Âm Thị Kính là phần lời (kịch bản) của một vở chèo - một loại hình văn nghệ dân gian kết hợp nhiều hình thức như hát, múa, diễn tích, kể chuyện,... được trình bày trên sân khấu (còn gọi là chiếu chèo).

Tuy chỉ là kịch bản sân khấu nhưng Quan Âm Thị Kính (và trích đoạn Nỗi oan hại chồng) cũng thể hiện được những giá trị nghệ thuật nhất định, phần nào giúp chúng ta hiểu được những đặc điểm cơ bản của nghệ thuật chèo, nhất là về nội dung tư tưởng: những vấn đề mà vở chèo nêu ra, những mâu thuẫn và xung đột trong xã hội cũ, nỗi khổ của người phụ nữ,...

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

 

1. Đọc kĩ phần tóm tắt để hiểu nội dung của cả vở chèo.

2. Đọc kĩ đoạn trích và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó, các từ cổ hiện ít dùng.

3. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. Cả năm nhân vật đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch, trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo:

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

4. Thị Kính vốn được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu nhà Thiện Sĩ, một gia đình địa chủ. Bởi vậy, cảnh sinh hoạt ở đầu đoạn trích không thật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ. Mặc dù vậy, cảnh Thị Kính ngồi khâu, Thiện Sĩ đọc sách,... vẫn gợi lên một bầu không khí thật đầm ấm, hạnh phúc.

Nổi bật lên trong đoạn này là hình ảnh Thị Kính, người phụ nữ hết lòng thương yêu chồng. Khi chồng ngủ, Thị Kính đã dọn lại kỉ rồi quạt cho chồng. Cũng vì yêu chồng mà khi Thiện Sĩ đã ngủ, Thị Kính chăm chú nhìn và phát hiện ra một chiếc râu mọc ngược. Với suy nghĩ rất bình thường, giản dị "Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta" (nhân dân ta còn có câu "Xấu chàng hổ ai" cũng có nghĩa tương tự), Thị Kính đã toan lấy dao khâu xén chiếc râu đó đi. Những suy nghĩ và hành động của Thị Kính rất tự nhiên, thể hiện những tình cảm rất nồng nàn và chân thực của người phụ nữ yêu chồng.

5. Cả trong hành động và ngôn ngữ, Sùng bà đều chứng tỏ là một kẻ tàn nhẫn, độc ác, không những thế lại còn coi thường những người lao động nghèo khổ.

- Về hành động: Sùng bà dúi đầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên (một kiểu hạ nhục người khác). Sùng bà không cho Thị Kính được phân bua, thanh minh cho mình, dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình.

- Về ngôn ngữ: Sùng bà đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng nhất là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là lời mắng của mẹ đối với con, cũng không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình.

Lời lẽ, hành động của Sùng bà chứng tỏ mụ là người tàn nhẫn và độc ác, không những thế lại còn hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, dẫn đến coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Điều đó cho thấy Sùng bà tức giận, chửi mắng Thị Kính thậm tệ không hẳn vì nghĩ rằng Thị Kính có ý làm hại con mụ mà vì sự chênh lệch đẳng cấp xã hội giữa hai gia đình. Thị Kính là con nhà nghèo mà lại dám bước vào, hơn thế nữa lại là nàng dâu, trở thành người trong gia đình mụ.

6. Trước nỗi oan khuất, Thị Kính không biết làm gì khác, chỉ một mực kêu oan. Thị Kính đã kêu oan đến năm lần. Bốn lần trước là hướng đến mẹ chồng và chồng ("Oan con lắm mẹ ơi!"; "Oan thiếp lắm chàng ơi!"). Cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa, bởi Thiện Sĩ chỉ là một kẻ bạc nhược, đớn hèn, còn Sùng bà thì hiển nhiên không muốn chấp nhận Thị Kính là dâu con trong nhà. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó lại chỉ là của Mãng ông: "Oan cho con lắm à?". Một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái.

7. Sùng ông, Sùng bà thật là những kẻ độc ác đến tàn nhẫn. Đuổi Thị Kính ra khỏi nhà chưa thoả, trước khi đuổi, chúng còn bày ra một màn kịch độc ác nhằm làm cho họ phải nhục nhã ê chề. Sùng ông gọi Mãng ông sang để nhận con gái về, lại nói: Ông Mãng ơi, ông sang mà ăn cữ cháu!Mãng ông tưởng thật, đang nói giọng hoan hỉ thì bị giội ngay gáo nước lạnh: "Đây này! Đang nửa đêm nó cầm dao giết chồng đây này!". Không những thế, Sùng ông còn thẳng thừng cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cách dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.

Xung đột kịch đã được đẩy đến mức cao nhất: Thị Kính không những bị đẩy vào cảnh tan vỡ hạnh phúc vợ chồng, bị chửi mắng, hành hạ còn phải chứng kiến cảnh người cha già yếu bị chính bố chồng làm cho nhục nhã, khổ sở.

Hình ảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Đó là bi kịch điển hình của những người dân nghèo, nhất là những người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ.

8. Khi Mãng ông bảo Thị Kính về theo mình, Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm lấy chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay.

Cử chỉ và lời hát của Thị Kính thể hiện rất nhiều ý nghĩa:

Thương ôi! Bấy lâu sắt cầm tịnh hảo

Bỗng ai làm chăn gối lẻ loi

Những cặp từ ngữ đối lập bấy lâu – bỗng; sắt cầm – chăn gối lẻ loi,... với sắc thái ý nghĩa đối lập đã diễn tả hai trạng thái trái ngược nhau được chuyển đổi rất đột ngột. Từ cảnh "sắt cầm tịnh hảo" (ý nói tình vợ chồng hoà hợp đầm ấm) đến cảnh "chăn gối lẻ loi" (vợ chồng chia lìa) chỉ là trong phút chốc. Bên này là hạnh phúc, bên kia là cảnh chia lìa. Bị đẩy ra khỏi thế giới quen thuộc, người phụ nữ bỗng hoá bơ vơ giữa cái vô định của cuộc đời.


haha

2 tháng 3 2017

QUAN ÂM THỊ KÍNH I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. (Câu 1, Sgk tr 120) - Thiện Sĩ, con Sùng ông và Sùng bà kết duyên cùng Thị Kính là con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bất giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về cha mẹ ruột. 2. (Câu 3, Sgk tr 120) - Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có năm nhân vật là Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông. - Năm nhân vật nêu trên đều tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch nhưng Sùng bà và Thị Kính là hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo. - Sùng bà thuộc loại nhân vật ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến. - Thị Kính thuộc loại nhân vật chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân bình thường. - Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm: vợ ngồi khâu, chồng đọc sách. Hình ảnh này thể hiện ước mơ của nhân dân ta về một cuộc sống gia đình an nhàn, hạnh phúc. - Thị Kính có thái độ hết sức ân cần, dịu dàng đối với chồng. Khi chồng ngủ, nàng dọn kĩ rồi ngồi quạt cho chồng. Thấy râu mọc ngược dưới cằm, nàng băn khoăn lo lắng về sự dị hình đó. Những cử chỉ ấy cùng lời độc thoại đã chứng tỏ Thị Kính rất yêu thương chồng. Đó là một tình cảm chân thật, tự nhiên. 3. (Câu 5, Sgk tr 120) - Liệt kê hành động của Sùng bà: * Dúi đầu Thị Kính ngã xuống. * Bắt thị Kính ngửa mặt lên. * Không cho Thị Kính phân bua. * Dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống. Đó là những hành động thô bạo và tàn nhẫn, hoàn toàn không có một chút tình cảm giữa mẹ chồng - con dâu. - Liệt kê ngôn ngữ của Sùng bà: Về phía mình, bà nói: * Giống nhà bà đây giống phượng giống công. * Nhà bà đây cao môn lệch tộc. * Trứng rồng lại nở ra rồng, về phía Thị Kính, bà nói: * Tuồng bay mèo mả gà đồng. * Mày là con nhà cua ốc. * Liu diu lại nở ra dòng liu điu * Đồng nát thì về Cầu Nôm. Đó là những lời mắng nhiếc, day nghiến, miệt thị phũ phàng để phân biệt sự sang hèn, cao thấp giữa vị thế gia đình bà và Thị Kính. Nội dung lời lẽ ấy đã vượt khỏi quan hệ gia đình, quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Lời lẽ của Sùng, bà đã cho thấy quan niệm về giai cấp vốn bám rễ trong hôn nhân phong kiến thật sầu, có dịp lại biểu hiện ra. 4. (Câu 6, Sgk tr 120) - Trong trích đoạn, Thị Kính kêu oan năm lần. Trong đó, bốn lần tiếng kêu oan hướng về mẹ chồng và chồng. * Lần thứ nhất, với mẹ chồng: Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm, mẹ ơi! * Lần thứ hai, vẫn với mẹ chồng: Oan cho con lắm mẹ ơi! * Lần thứ ba, với chồng: Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi! Những lần kêu oan trên hoàn toàn vô ích. Thiện Sĩ thật nhu nhược, bỏ mặc vợ trước sự sỉ mắng, hành hạ của mẹ. Còn những lời van xin của Thị Kính đối với Sùng bà chỉ như đổ dầu vào lửa. Sau mỗi câu van xin của Thị Kính, bà lại đay nghiến bằng những lời mắng chửi, buộc tội thậm tệ hơn. * Lần cuối cùng là lần thứ năm, kêu oan với cha ruột là Mãng ông: Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi! Lần này Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, tuy nhiên, đó cũng là lời thở than đau khổ và bất lực: Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào! 5. (Câu 7, Sgk tr 120) - Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà và Sùng ông còn lừa Mãng ông Sang cữ cháu, thực ra là bắt Mãng ông sang nhận con gái về. - Nhân đó, Sùng ông tố giác con dâu cầm dao giết chồng. Đồng thời, Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông, đối xử với thông gia thật thô bạo, tàn nhẫn. - Xung đột kịch lên tới điểm đỉnh: Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau than khóc. - Thị Kính đã gánh chịu nỗi oan ức là âm mưu giết chồng, nỗi đau đớn về tình vợ chồng tan vỡ, bây giờ thêm nỗi đau xót vì cha ruột bị cha chồng làm nhục, hành hạ. 6. (Câu 8, Sgk tr 120) - Những cử chỉ khi rời nhà Sùng bà (bước đi ngập ngừng, dừng lại thở than, quay nhìn lại kỉ, sách, thúng khâu, bóp chặp trong tay chiếc áo đang khâu dở, và qua ngôn ngữ (đoạn hát sử rầu, nói thảm), đã thể hiện tâm trạng bàng hoàng đau đớn. Bấy lâu nay tình vợ chồng ấm êm hạnh phúc (sắt cầm tịnh hảo), giờ bỗng chia lìa tan tác (chăn gối lẻ loi). Rồi sau đó là ngậm ngùi xót xa cho duyên hẩm hiu, số phận bất hạnh (phận hẩm duyên ôi). - Việc Thị Kính quyết tâm hình nam tử bước đi tu hành để giải thoát đau khổ mang hai ý nghĩa khác nhau, gần như đối lập nhau: * Phải tiếp tục sống ở đời mới mong tỏ rõ người đoan chính.Đó là ý nghĩa tích cực. Cho rằng mình khổ do số kiếp nên tìm vào cửa thiền để cầu Phật tổ chứng minh lòng dạ thẳng ngay, tiêu trừ oan nghiệt. Đó là ý nghĩa tiêu cực, cam chịu cúi đầu trước hoàn cảnh bất công, oan trái của con người trong xã hội cũ. II. LUYỆN TẬP Chủ đề của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” - Chủ đề: Đoạn trích Nỗi oan Thị Kính thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. - Thành ngữ “Oan Thị Kính” chỉ những oan ức quá mức chịu đựng không thể giãi bày.

25 tháng 3 2016

* Nội dung:
- Thể hiện phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Sự đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.
- Thể hiện cách nhìn nhận, thái độ của nhân dân ta.
+ Cảm thông, thương xót người phụ nữ và người lao động nghèo khổ.
+ Lên án, tố cáo giai cấp phong kiến.

25 tháng 3 2016

Trong đó Thị Kính và Sùng bà là hai nhân vật chính, thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo:

- Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị, thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến.

- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính (mụ ác và nữ chính là hai loại nhân vật rất tiêu biểu, thường xuất hiện trong chèo). Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.

16 tháng 5 2021

là 1 người hiền lành có tấm lòng nhân hậu 

6 tháng 4 2016

1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái ?

- Trả lời: Những chi tiết trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái là câu nói cùa dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa - thể hiện ý thất vọng, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn - vì bố mẹ Mơ cũng thích con trai, xem nhẹ con gái.

2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ?

- Trả lời: Những chi tiết chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai ở lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ giúp mẹ tưới rau, chẻ cùi, nấu cơm trong khi các bạn trai còn mải đi đá bóng. Bố đi công tác, mẹ lại mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ đặc biệt là Mơ đã dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan

3. Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ có thay đổi quan niệm về "con gái" không ? Những chi tiết nào cho thấy điều đó ?

- Trả lời: Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân cùa Mơ đã thay đổi quan niệm về “con gái”. Các chi tiết thể hiện điều này là bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều xúc động rơm rớm nước mắt vì thương Mơ. Cả dì Hạnh cũng nói: “Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng”. Nghĩa là dì rất tự hào về Mơ.

4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì ?

- Trả lời: Đọc câu chuyện này, em suy nghĩ sinh con là trai hay gái không quan trọng. Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo làm vui lòng cha mẹ. Đúng như câu ca dao: Trai mà chi, gái mà chi. Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.

Nội dung: Phê phán quan niệm lạc hậu “Trọng nam khinh nữ”. Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ em về việc sinh con gái.

nếu đúng thì tick cho nha

 

17 tháng 3 2016

I.  TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

1. Tác giả :

Thép Mới tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội; hoạt động trong phong trào Thanh niên Dân chủ, Sinh viên Cứu quốc, Văn hoá Cứu quốc trước Cách mạng tháng Tám. Nguyên Phó Tổng biên tập, Người Bình luận cấp cao báo Nhân Dân, Tổng biên tập báo Giải phóng, Uỷ viên Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, Huy chương G. Phu-xích của Hội Nhà báo quốc tế.

Tác phẩm đã xuất bản: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (của C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Thép Mới và Sơn Tùng dịch, Lê Văn Lương hiệu đính, 1946); Trách nhiệm (1951); Thời gian ủng hộ chúng ta (của I.Ê-ren-bua, Thép Mới dịch, 1954); Thép đã tôi thế đấy (của Ô-xtrốp-xki, Thép Mới dịch, 1955); Hữu nghị (1955); Hiên ngang Cuba (1963); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (1964); Trường Sơn hùng tráng (1969); Thời dựng Đảng (1984); Từ Điện Biên Phủ đến 30-4 (1985); Năng động Thành phố Hồ Chí Minh (1990); Cây tre Việt Nam (2001).

2. Tóm tắt

Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre (và những cây cùng họ) là thứ cây có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Tre có một vẻ đẹp giản dị và nhiều phẩm chất đáng quý. Tre gắn bó lâu đời với con người (đặc biệt là người nông dân) trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trên con đường đi tới ngày mai.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI            

1. a) Đại ý của bài văn:  Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.

b) Bố cục

Theo bố cục của một văn bản tự sự, bài văn chia làm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.

Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.

Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ:

Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.

Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc.

Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai.

2. Để làm rõ ý "Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân ViệtNam", bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.

+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

- Tre là cánh tay của người nông dân.

- Tre là người nhà.

- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

+ Tre là đồng chí chiến đấu

- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người...

Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.

3. Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.

Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

4. Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

 

12 tháng 2 2017

oạn bài cây tre Việt Nam của Thép Mới I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. - Đại ý của bài văn: Xem Ghi nhớ trang 99. - Bố cục có 2 đoạn. (1) Từ đầu đến “Tiếng háy giữa trời cao của trúc, của tre”. Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam. (2) Đoạn cuối: Vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam. Câu 2. Để làm rõ phần đầu tác giả đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể: a. Sự gắn bó của tre và người: + Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. + Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm. + Tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày. ++ Giang chẻ lạt mềm… ++ Tre là que chuyền đánh chắt đem tới niềm vui cho trẻ thơ. ++ Chiếc điếu cày cho tuổi già khoan khoái. Tre chung thủy từ khi lọt lòng trong nôi tre đến lúc mất trên giường tre. + Tre kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. ++ Gậy tầm vông. ++ Chông tre. ++ Tre chống sắt thép (xe tăng, đại bác). - Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu. + Một số hình tượng nhân hóa. ++ Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy. ++ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. ++ Tre, anh hùng lao động! ++ Tre, anh hùng chiến đấu! Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam. Câu 3. Tre với tương lai dân tộc. - Trên đường trường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. - Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình, vẫn tạo nên cổng chào thắng lợi, vẫn tạo nên những chiếc đu tre ngày hội xuân. - > Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam Câu 4. Đọc đoạn văn cuối cùng. Đọc ghi nhớ trang 100.

18 tháng 3 2016

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ :

- Diện tích 54 475 km2, gồm 5 tỉnh ,nằm  trên cao nguyên của Trường Sơn Nam , không giáp biển nhưng có mối quan hệ bền chặt với Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ , là ngả ba biên giới giữa Việt Nam , Lào và Cam – Pu – Chia.

- Thuận lợi giao lưu kinh tế – xã hội với các vùng trong nước và các nước tiểu vùng sông Mê Công .

- Rất quan trọng về an ninh quốc phòng .

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Địa hình :

- Cao , được ví như mái nhà của bán đảo Đông Dương bao gồm cáo cao nguyên xếp tầng có độ cao trung bình từ 600à800 m so với mực nước biển

- Tây Nguyên nằm về phía Tây của dãy Trường Sơn Nam , bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, là nơi bắt nguồn của nhiều dòng sông chảy về các vùng lân cận , do đó dọc theo dòng chảy ta thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng đầu nguồn .

b. Khí hậu : cận xích đạo có hai mùa mưa và khô rõ rệt .

Do chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa TâyNam nên Tây nguyên có mùa hè, thu mưa khá đều đặn , thời tiết dễ chịu .

Mùa đông, xuân hầu như không có mưa , mùa khô hạn gay gắt  do chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc ở Đông Trường Sơn .

Tây Nguyên có nền nhiệt  độ trung bình khoảng 20 0 C sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá lớn , những nơi có địa hình cao thời tiết mát mẻ .

c. Các nguồn tài nguyên :

- Đất badan : chiếm 2/3 diện tích đất badan của cả nước , rất thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày và một số loại cây ăn quả tập trung chủ yếu ở các cao nguyên Đắt Lăk , Mơ Nông , Plây ku , Di Linh

- Rừng : diện tích và trữ lượng đứng đầu cả nước (gần 3triệu ha, chiếm 29,3% diện tích rừng cả nước).

- Khoáng sản : bôxít khoảng hơn 3 tỉ tấn có trữ lượng đứng đầu cả nước  tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc Nông , Đắc Lắk , Gia Lai , Kom Tum .

- Thuỷ năng sông suối khá dồi dào chỉ đứng sau vùng Tây Bắc chiếm khoảng 21% trữ năng thuỷ điện của cả nước .

- Du lịch là thế mạnh của vùng đặc biệt là du lịch sinh thái với nhiều cảnh đẹp , sự đa dạng sinh học , khí hậu mát mẻ .

·         Khó khăn :

- Mùa khô kéo dài khốc liệt , rừng thiếu nước nghiêm trọng .

- Mất rừng do làm rẫy trồng cà phê , cháy rừng , săn bắn bừa bãi động vật hoang dã . Làm cho diện tích đồi trọc ngày càng nhiều , đất bị thoái hoá nghiêm trọng , nhiều loại thú quý hiếm và các lâm sản đặc hữu bị giảm sút  hoặc tuyệt chủng

3. Đặc diểm dân cư xã hội

- Đây là vùng có dân số ít , mật độ thấp và phân bố không đều .

- Dân tộc ít người chiếm khoảng 30% tạo ra bức tranh văn hóa dân tộc phong phú và có nhiều nét đặc thù .

- Người dân có truyền thống đoàn kết , đấu tranh Cách Mạng kiên cường

- Trên nhiều chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội , Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước : tỉ lệ nghèo cao , tỉ lệ người lớn biết chữ và tuổi thọ trung bình còn thấp .

Hiện nay Đảng và nhà nước đã làm nhiều việc để phát triển Tây Nguyên tương xứng với tầm quan trọng về chiến lược và tài nguên phong phú của vùng như: Xây dựng Thuỷ điện Yaly, nâng cấp và xây dựng tuyến  đường Hồ Chí  Minh, áp dụng các phương thức sản xuất mới : thâm canh , định canh , định cư , tiếp nhận nền văn hoá mới và bảo tồn nền văn hoá cũ của Tây Nguyên .

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tây Nguyên hiện nay là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tăng cường đầu tư đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo từng bước cải thiện đời sống nhân dân , ngăn chặn nạn phá rừng , bảo vệ động vật hoang dã .

7 tháng 3 2017

ĐỊA LÍ 9 BÀI 28: GIẢI BÀI TẬP VÙNG TÂY NGUYÊN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Các tĩnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Diện tích: 54.475km2 Dân số: 4,4 triệu người (năm 2002) A. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ - Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ (biên giới với Lào, Cam-pu-chia ở phía tây; vùng duy nhất không giáp biển). - Ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ đối với phát triển kinh tế - xã hội (gần vùng Đông Nam Bộ có kinh tế phát triển, là thị trường tiêu thụ sản phẩm, có mối liên hệ bền chặt với Duyên hải Nam Trung Bộ). B. Điếu kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Địa hình cao nguyên xếp tầng (Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh). - Từ Tây Nguyên, có các dòng sông chảy về các vùng lãnh thổ lân cận (chảy về Đông Nam Bộ có sông Đồng Nai, chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ có sông Ba; chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia có sông Xê-xan, Xê-rê-pôk). - Tây Nguyên có nhiều tài nguyên thiên nhiên: + Đất badan: 1,36 triệu ha (66% diện tích đất badan cả nước), thích hợp với việc trồng cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, bông, chè, dâu tằm. + Rừng: gần 3 triệu ha (chiếm 25% diện tích rừng cả nước). + Khí hậu: cận xích đạo, khí hậu cao nguyên mát mẻ thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp. + Nguồn nước và tiềm năng thuỷ điện lớn (chiếm khảng 21% trữ năng thuỷ điện cả nước). + Khoáng sản: bôxit có trữ lượng vào loại lớn, hơn 3 tỉ tấn. + Tài nguyên du lịch sinh thái: khí hậu mát mẻ, nhiều nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp (Đà Lạt, hồ Lắk, Biển Hồ, núi Lang Biang, vườn quồc gia Yok Đôn,...). - Khó khăn: mùa khô kéo dài, gây nguy cơ thiếu nước và cháy rừng; chặt phá rừng quá mức và nạn săn bắt động vật hoang dã. C. Đặc điểm dân cư, xã hội - Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (các dân tộc ít người chiếm 30% dân số Tây Nguyên). - Vùng thưa dân nhất nước, phân bố không đều. - Chỉ tiêu về tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân sô" cao hơn bình quân cả nước, chỉ tiêu về tỉ lệ hộ nghèo gần gấp đôi bình quân cả nước. Các chỉ tiêu mật độ dân số, GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị đều cao hơn cả nước. - Đời sống của dân cư được cải thiện đáng kể. II. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI 1. Quan sát hình 28.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên. Trả lời: - Tây Nguyên giáp Đông Nam bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. - Vị trí ngã ba biên giới giữa 3 nước: Tây Nguyên (Việt Nam), Hạ Lào (Lào), Đông Bắc Cam-pu-chia (Cam-pu-chia) đem lại cho Tây Nguyên lợi thế về độ cao ở phía nam bán đảo Đông Dương cũng như cơ hội liên kết với các nước trong khu vực; làm cho Tây Nguyên có nhiều điều kiện để mở rộng giao lưư kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công. 2. Quan sát hình 28.1, hãy tìm các dòng sông bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy vể các vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và về phía Đông Bắc Cam-pu-chia. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn đối với các dòng sông này. Trả lời: - Sông chảy về Đông Nam Bộ: sông Đồng Nai. Sông chảy về Duyên hải Nam Trung Bộ: sông Ba. Sông chảy về phía Đông Bắc Cam-pu-chia và hội lưu với sông Mê Công là: Xê-rê-pôk, Xê-xan. - Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn: + Bảo vệ rừng đầu nguồn chính là bảo vệ nguồn nước, nguồn năng lượng cho chính Tây Nguyên, cho các vùng lân cận để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và nước sinh hoạt cho dân cư. + Tây Nguyên có địa hình cao xếp tầng, đầu nguồn của các dòng sông chảy về Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Bắc Cam-pu-chia. Bảo vệ rừng là bảo vệ môi trường sinh thái cho vùng lãnh thố rộng lớn phía nam đất nước và một phần lưu vực sông Mê Công. 3. Quan sát hình 28.1, hãy nhận xét sự phân bố các vùng đất badan, các mỏ bôxit. Dựa vào bảng 28.1, hãy nêu ý nghĩa của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên để phát triển kỉnh tế. Trả lời: - Các vùng đất badan phân bố tập trung chủ yếu ở các cao nguyên: Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. - Các mỏ bôxit tập trung ở vùng ranh giới giữa Kon Tum và Gia Lai, ở Đắk Nông và ở cao nguyên Di Linh. - Ý nghĩa của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Tây Nguyên để phát triển kinh tế: Đảng và Nhà nước đang có nhiều biện pháp để vừa khai thác tài nguyên, vừa bảo vệ môi trường với mục đích cuối cùng là làm cho cuộc sống của các dân tộc được nâng cao một cách bền vững. 4. Căn cứ vào bảng 28.2, hãy nhận xét về tình hình dân cư, xã hội ở Tây Nguyên. Trả lời: - Tây Nguyên có các chỉ tiêu cao hơn cả nước là: tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ hộ nghèo; các chỉ tiêu thấp hơn cả nước là: mật độ dân số, GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị. - Nhận xét chung: Tây Nguyên vẫn còn là vùng khó khăn của đất nước. III. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Giải bài tập 1 trang 105 SGK địa lí 9: Trong xây dựng kinh tế - xã hội, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? Trả lời: - Vị trí địa lí nằm ở ngả ba các nước Việt Nam, vùng Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất: chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. + Khí hậu: cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới (cà phê, cao su,...); vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt (chè). + Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước. + Thuỷ điện: khá dồi dào, chỉ đứng sau Tây Bắc. + Đa dạng sinh học: còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu. + Tài nguyên du lịch: hấp dẫn, trước hết là du lịch sinh thái do khí hậu cao nguyên mát mẻ, phong cảnh đẹp (nổi tiếng nhất là Đà Lạt). + Khó khăn chủ yếu về mặt tự nhiên: mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng. - Dân cư, xã hội: + Cộng đồng các dân tộc với khoảng 30% số dân ở đây là dân tộc ít người, tạo ra bức tranh văn hoá các dân tộc rất phong phú và nhiều nét đặc thù (có cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hoá thế giới). + Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp. • . + Là vùng còn khó khăn của đất nước. + Việc chặt phá rừng đế làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư. Giải bài tập 2 trang 105 SGK địa lí 9: Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư của Tây Nguyên Trả lời: Dân cư tập trung đông ở các thành phố, thị xã và các khu vực ven trục đường giao thông; còn lại thưa thớt ở các vùng khác. Giải bài tập 3 trang 105 SGK địa lí 9: Dựa vào bảng số liệu trang 105 SGK (Bảng 28.3. Độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên, năm 2003), vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét. Trả lời: - Vẽ biểu đồ: + Biểu đồ thanh ngang. Trục hoành thể hiện độ che phủ rừng (giá trị %, nên chọn toàn bộ độ dài trục hoành có giá trị là 100%). Trục tung (quay về phía dưới gốc toạ độ) biểu hiện các tỉnh (theo thứ tự từ trên xuống là Kon Turn, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng). + Xác định trên trục tung các điếm ứng với mỗi tỉnh. Từ mỗi điểm, vẽ một thanh ngang thể hiện độ che phủ rừng của tỉnh, giá trị được tính theo chỉ số ở trên trục hoành. Có 4 thanh ngang ứng với 4 tỉnh; trên đầu mỗi thanh ngang ghi chỉ số độ che phủ rừng. + Tên biểu đồ: Biểu đồ độ che phủ rừng của các tỉnh Tây Nguyên, năm 2003. - Nhận xét: + Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên đều lớn, tỉnh có độ che phủ rừng thấp nhất là gần 50%. + Độ che phủ rừng lớn nhất là tỉnh Kon Tum, tiếp đến là Lâm Đồng, sau đó là Đắk Lắk và Gia Lai. III. CÂU HỎI TỰ HỌC 1. Các cao nguyên ở Tây Nguyên xếp thứ tự từ Bắc vào Nam là A. Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. B. Plây Ku, Kon Tum, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh, C. Đắk Lắk, Di Linh, Kon Tum, Plây Ku, Mơ Nông, Lâm Viên. D. Mơ Nông, Lâm Viên, Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Di Linh. 2. Trong tổng sô đất hadan cả nước, đất badan ở Tây Nguyễn chiếm A. 64%. B. 65%. C. 66%. D. 67%. 3. Điểm nào sau dây không đúng với Tây Nguyên A. Rừng tự nhiên chiếm gần 1/3 diện tích rừng tự nhiên cả nước. B. Đất badan chiếm gần 2/3 diện tích đất badan cả nước, C. Khí hậu có tính chất cận xích đạo. D. Nguồn nước mặt dồi dào quanh năm. 4. Loại khoáng sản chủ yếu ở Tây Nguyên là A. quặng sắt. B. bôxit. C. apatit. D. quặng đồng. 5. Chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Tây Nguyên cao hơn của cả nước là A. mật độ dân số. B. tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. C. tuổi thọ trung bình. D. tỉ lệ người lớn biết chữ.

17 tháng 3 2016

1. Nền nông nghiệp tiên tiến :

- Điều kiện tự nhiên: Có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông, hồ lớn

- Điều kiện xã hội : trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, cơ giới hoá trong nông nghiệp

 - Phát triển mạnh, đạt trình độ cao.

- Nền nông nghiệp sản xuất theo qui mô lớn.

- Sử dụng ít lao động

 - Nông sản có giá thành cao.

- Gây ô nhiễm Môi Trường do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu .

 -  Sự phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá từ Bắc-> Nam, từ Tây -> Đông.

+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả

+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hâu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.

 

 

17 tháng 3 2016

ngắn v?

21 tháng 3 2016

1.     Khu vực Bắc Phi
a. Khái quát tự nhiên 
:
- Ở rìa Tây Bắc là dãy núi trẻ Átlát, các đồng bằng ven biển và sườn núi hướng về phía biển có mưa khá nhiều. Rừng sồi, dẻ rậm rạp, vào sâu nội đại mưa giảm dần: Xavan, cây bụi.
- Phía Nam hoang mạc Xahara khí hậu khô nóng, lượng mưa rất nhỏ. Thực vật cây cỏ gai thưa thớt, ở những ốc đảo thực vật chủ yếu là cây chà là.

b. Khái quát kinh tế-xã hội

  Một số loại sản phẩm cây trồng của Bắc Phi và Trung Phi
- Dân cư Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Béc-be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít, theo đạo hồi.

- Kinh tế tương đối phát triển trên cơ sở ngành dầu khí và du lịch .

21 tháng 3 2016

Ủa địa mà cũng phải soạn hả bạn???hum

18 tháng 3 2016

I. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

 

1. Tác giả

 Phạm Văn Đồng (1906-2000) là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên 30 năm. Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết sâu sắc về văn hoá, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hoá của dân tộc.

2. Tác phẩm

Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn:

- Đức tính giản dị của  Bác Hồ.

- [...] Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

- Bữa ăn hằng ngày.

- Nhà ở.

- Việc làm.

- Lời nói, bài viết.

2. Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Cụ thể:

- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:

+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.

+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.

+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.

Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.

+ Giản dị trong lời nói, bài viết.

3. Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!" rất giàu sức thuyết phục vì trước hết, tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết... Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú. Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

4. Trong đoạn trích, ngoài các luận điểm, luận cứ để chứng minh, tác giả còn kết hợp với những lời bình luận, giải thích sâu sắc để bạn đọc hiểu rõ thêm vấn đề. Ví dụ: Sau phần chứng minh về đức tính giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt, tác giả viết:

"Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quân chúng nhân dân. Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng trong thế giới ngày nay".

Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:

- Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".

- Giải thích: " bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".

- Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".

Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

5. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

- Luận điểm ngắn gọn, tập trung.

- Luận cứ xác đáng, toàn diện.

- Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

haha

21 tháng 2 2017

Đọc hiểu tác phẩm

Câu 1:

- Đối tượng và đề tài nghị luận đã được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu của bài văn: Đức tính giản dị của Bác Hồ.

- Câu nêu lên điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: "Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.

- Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

  • Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.

  • Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.

  • Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.

  • Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

Câu 2:

- Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:

  • Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".

  • Chứng minh luận điểm.

  • Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.

  • Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.

- Bố cục bài văn: Vì đây chỉ là một đoạn trích nên không có đủ các thành phần trong bố cục thông thường của một bài văn nghị luận. Đoạn trích gồm 2 phần:

  • Phần 1: (từ đầu đến tuyệt đẹp) Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

  • Phần 2: (còn lại) Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:

Câu 3: Đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi!".

  • Nghệ thuật chứng minh: Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú.

  • Những chứng cứ ở đoạn văn giàu sức thuyết phục vì hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết...

  • Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng thời gian sống gần, mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 4: Trong đoạn văn trên, tác giả đã phối hợp nhiều phương pháp, biện pháp khác nhau:

  • Lật lại vấn đề: "Nhưng chớ hiểu lầm rằng...".

  • Giải thích: "bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú...".

  • Bình luận: "Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất...".

Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau như vậy giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, đồng thời cũng khiến cho bài viết tăng thêm sức thuyết phục và hấp dẫn hơn.

Câu 5: Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:

  • Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

  • Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.

  • Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.

Tư tưởng, giá trị của bài văn còn được thể hiện rõ ràng và sâu sắc hơn qua sự kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề...

16 tháng 3 2016

I . TÌNH HÌNH CHUNG :

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai hầu hết các nước Châu Á đã giành độc lập .

+ Nửa sau thế kỷ XX: không ổn định do chiến tranh xâm lược của đế quốc (Đông Nam Á và Tây Á ).

+ Sau chiến tranh lạnh (1989) xảy ra xung đột biên giới , phong trào ky khai , khủng bố .

Thành tựu :tăng trưởng nhanh về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xingapo, An Độ. Nên thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á.

* Ấn Độ : để phát triển kinh tế xã hội Ấn Độ thực hiện kế hoạch dài hạn, đạt nhiều thành tựu :

+Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã tự túc được lương thực .

+Các sản phẩm công nghiệp là dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông

+Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển mạnh .

+Ấn độ đang cố gắng vươn lên thành cường quốc công nghệ phần mềm và vũ trụ

 

II.TRUNG QUỐC :

 1. Sự ra đời của CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA .

Cuộc nội chiến từ 1946-1949 giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, kết quả : 1-10-1949 Cộng Hòa Nhân DânTrung Hoa ra đời

Ý nghĩa :

+ Kết thúc sự nô dịch của đế quốc và phong kiến .

+ Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH.

+ Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Au sang Á.

+ Ành hưởng đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới .

Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước Công Hòa nhân dân Trung Hoa ngày 1-10-1949 tại Quảng Trường Thiên An Môn

 

2. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959 :

*Nhiệm vụ: đưa đất nước thoát nghèo, công nghiệp hóa và phát triển đất nước .

Năm 1950, Trung Quốc khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp; cải taọ công thương ghiệp tư bản tư doanh và tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ; tiến hành cách mạng văn hóa tư tưởng 

+1949-1952 hoàn thành khôi phục kinh tế.

+1953-1957 thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với những thành tựu đáng kể .

+Chính sách đối ngoại tích cực .Địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng lên một bước

* Đối ngoại :1949-1950:

+ Ký Hiệp ước hữu nghị Liên minh và tương trợ Xô -Trung 1950.

+ Giúp nhân dân Triều Tiên chống Mỹ .

+ Ủng hộ Việt Nam, các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

3.Đất nước trong thời kỳ biến động –1959-1978-

+ Kinh tế :1958 “Ba ngọn cờ hồng”, phong trào “Đại nhảy vọt”phát động toàn dân làm gang thép để đưa sản lượng gang thép lên cao .

-Đường lối Ba ngọn cờ hồng : nhiều, nhanh,tốt, rẻ .

-Đại nhảy vọt.

-Thành lập công xã nhân dân